Từ chuyển loạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt thực hành Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 55 - 58)

- Các đại từ để hỏi (nghi vấ n)

Từ chuyển loạ

Đặc điểm của từ chuyển loại

Quan sát ví dụ và nêu nhận xét

Trở lại các ví dụ ở phần trên, em có nhận xét gì về ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp (khả năng kết hợp) của các từ chuyển loại ?

Kiến thức cần đạt

Trong hiện tượng chuyển loại, từ chuyển đổi cả ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp.So sánh :

+ Họ mang đến một cái cân. ( 1 )+ Sau đó, họ sẽ cân thóc. (2)

Ở câu ( 1 ) từ cân có ý nghĩa sự vật , (đồ vật ), có sự kết hợp với danh từ chỉ đơn vị (cái), và số từ (một). Đó là những đặc điểm của danh từ.Ở câu (2), từ cân có ý nghĩa chỉ hoạt động, có sự kết hợp với phụ từ (sẽ) , với thành tố phụ chỉ đối tượng (thóc), hơn nữa ở câu này từ cân làm vị ngữ trực tiếp. Đó là những đặc điểm cơ bản của động từ tác động. Nếu một từ chỉ có sự chuyển đổi ý nghĩa từ vựng, mà không có sự thay đổi về các đặc điểm hoạt động ngữ pháp thì đó chỉ là sự chuyển nghĩa từ vựng, không phải là sự chuyển loại về ngữ pháp.

Ví dụ: so sánh + Đó là cái lá bàng.+ Trong cơ thể có hai lá phổi.

Ở cả hai câu trên từ lá vẫn có ý nghĩa sự vật, tuy chỉ các vật cụ thể khác nhau, và các đặc điểm ngữ pháp giống nhau (kết hợp với từ chỉ lượng ở phía trước). Đó vẫn là một danh từ, nhưng có sự chuyển nghĩa từ vựng.

Phạm vi của hiện tượng chuyển loại

So sánh từ cho trong 3 câu sau về ý nghĩa ngữ pháp khái quát và hình thức ngữ pháp ? + Tôi cho nó một quyển sách (1)+ Tôi cho nó đi chơi. (2)+ Tôi cho nó là người tốt. (3)

Gợi ý

Trong câu ( 1 ) từ cho chỉ hoạt động phát nhận, nên chi phối hai thành tố phụ : người nhận (nó) và vật đem cho (một quyển sách).Trong câu (2), từ cho chỉ hoạt động gây khiến, nên chi phối hai thành tố phụ : đối tượng (nó)và nội dung sai khiến (đi chơi).Trong câu (3),từ cho chỉ hoạt động đánh giá, nên chi phối hai thành tố phụ : đối tượng (nó) và nội dung đánh giá (là người tốt).Ba từ cho đều là động từ nhưng thuộc 3 tiểu loại khác nhau.

Hoạt động

Trả lời câu hỏi

Căn cứ vào những ví dụ đã nêu trong bài, em có nhận xét gì về phạm vi của hiện tượng chuyển loại?

Kiến thức cần đạt

Sự chuyển loại có thể diễn ra giữa các từ loại và cả giữa các tiểu loại của một từ loại. Khi có sự chuyển tiểu loại thì cũng diễn ra sự thay đổi cả ý nghĩa khái quát và cả đặc điểm hình thức.

Chuyển loại ổn định và chuyển loại lâm thời

Quan sát ví dụ và nêu nhận xét

Anh chị có nhận xét gì về mức độ ổn định của hiện tượng chuyển loại của các từ in nghiêng trong ví dụ sau:

Tôi muamuốivềmuối dưa. Tôi cầmcuốcracuốcvườn.

Kiến thức cần đạt

Trái lại. có sự chuyển loại chỉ diễn ra lâm thời trong từng hoàn cảnh giao tiếp trong lời nói của một cá nhân. Nó chưa phổ biến trong toàn xã hội, chưa được ghi nhận trong từ điển. Mặc dầu vậy, sự chuyển đổi đó vẫn phải diễn ra theo quy luật : chuyển đổi ý nghĩa ngữ pháp đồng thời với sự chuyển đổi về hình thức kết hợp..

Ví dụ :Đầu óc căng thẳng vì tiếng bom, tiếng đạn, tiếng rú và trong mỗi một người đều phải trải qua những bực tức, giận dữ, lo âu và cả sợ sệt nữa.

Trong câu này có 4 từ cần chú ý : bực tức, lo âu, giận dữ, sợ sệt. Từ điển tiếng Việt ghi nhận giận dữ là tính từ, còn 3 từ kia là động từ. (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên, H., l988)Thế nhưng trong câu trên cả 4 từ đã có sự chuyển loại.Về ý nghĩa, trong câu trên chúng không biểu hiện hoạt động, trạng thái hay tính chất, mà biểu hiện nghĩa sự vật trừu tượng (những xúc cảm tâm lí).Về hình thức kết hợp, chúng không kết hợp và không có khả năng kết hợp với các phụ từ (từ chứng của động từ và tính từ), trái lại, chúng kết hợp với từ những (phụ từ cho danh từ để chỉ số lượng nhiều). Đồng thời về chức năng cú pháp, chúng làm thành tố phụ chỉ đối tượng cho động từ trải qua.Như vậy, trong câu trên đây, 4 từ : bực tức, giận dữ, lo âu, sợ sệt đã lâm thời được dùng như các danh từ. Đó là sự chuyển loại lâm thời của từ trong ngôn bản, trong hoạt động giao tiếp. Cũng giống như những sự chuyển hoá lâm thời của từ ở các bình diện khác (ý nghĩa từ vựng, hình thức ngữ âm, cấu tạo, sắc thái phong cách chức năng…)

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt thực hành Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 55 - 58)