Kết nối chuyển gử

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người nghiện ma túy (Dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 39 - 40)

II. QUY TRÌNH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CỦA CÁN BỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI XÃ/PHƯỜNG

2.3.4 Kết nối chuyển gử

Trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ tại cộng đồng, cán bộ xã hội có vai trò quan trọng trong hoạt dộng kết nối, chuyển gửi. Vì vậy cán bộ CTXH xã/ phường cần nắm được những dịch vụ hiện có tại địa phương hoặc khu vực lân cận phù hợp với người nghiện và họ có thể tiếp cận.

2.3.4.1 Những yếu tố cần phải xem xét khi chuẩn bị kế hoạch - Thời gian tiếp cận dịch vụ (Lúc nào thì làm hoạt động đó);

- Hoạt động (làm gì để đạt được mục tiêu); - Mục tiêu (để làm gì);

- Người liên lạc (số liên lạc nếu có) ai sẽ gặp để làm các hoạt động này; - Mong đợi/kết quả (làm xong hoạt động đó thì sẽ đạt được điều gì). 2.3.4.2 Lập bảng kế hoạch chuyển gửi

Trong bước này cán bộ CTXH cung làm việc với người nghiện và gia đình để lập kế hoạch chuyển gửi. Bản kế hoạch này cần phải nêu rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, thời gian dự kiến thức hiện, nguồn lực, người liên lạc và kế quả mong đợi.

STT Mục tiêu Hoạt động

Thời gian Nguồn lực Người liên lạc

Mong đợi/ kết quả 1

2

2.3.4.3 Hỗ trợ người nghiện thực hiện kế hoạch chuyển gửi

Trong quá trình hỗ trợ người nghiện thực hiện kế hoạch chuyển gửi, cán bộ CTXH cần giúp người nghiện hiểu rõ thông tin về dịch vụ mới và có sự chuẩn bị tâm lý. Vì nhìn chung đặc điểm tâm lý của người nghiện ma túy thường hay chán nản, tính khí thay đổi thất thường. Lúc đầu họ sẵn sàng phối hợp với cán bộ để cùng tham gia, sau đó họ lại thay đổi ý kiến không muốn tiếp tục nữa. Do đó người nghiện dễ bỏ dở điều trị hoặc không hợp tác. Vì vậy, giai đoạn này cần có biện pháp tham vấn tâm lý kịp thời và kết hợp sự hỗ trợ động viên của gia đình để họ yên tâm tham gia các dịch vụ hỗ trợ được chuyển gửi.

Việc hỗ trợ, theo dõi hỗ trợ người nghiện trong quá trình tiếp cận dịch vụ có thể thông qua hình thức trực tiếp và gián tiếp bao gồm: Gọi điện thoại; Đến nhà thăm; và cả thăm nhà và điện thoại. Cần nhớ rằng cán bộ CTXH không nên chỉ ngồi chờ đợi người nghiện hoặc gia đình họ gọi điện kể lể về kinh nghiệm tiếp cận với dịch vụ được chuyển gửi, thay vào đó, cần chủ động hỏi họ. Điều này không chỉ nhấn mạnh rằng cán bộ CTXH đang rất quan tâm đến người nghiện mà còn không quên những kế hoạch đã cùng họ lập ra. Cán bộ CTXH có thể thăm nhà hoặc gọi điện cho họ cũng như gọi điện hoặc thăm cơ sở dịch vụ và hỏi xem khách hàng có tới không? có sử dụng dịch vụ không? và có điều gì mà cán bộ CTXH cần chú ý?

Cán bộ CTXH cũng cần xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp với những cán bộ, nhân viên làm việc liên quan ở các cơ sở dịch vụ nhằm giúp cho việc giới thiệu và nhận dịch vụ được thuận lợi cũng như tạo điều kiện cho việc cập nhật thông tin.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người nghiện ma túy (Dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)