1. Hôn nhân và gia đình
Gia đình là một hệ thống quan hệ xã hội phức tạp hơn Hôn nhân, vì Hôn nhân là sự thống nhất giữa một người nam và một người nữ. Còn gia đình, ngoài sự thống nhất đó còn có những đứa trẻ và những người thân khác. Đó là mối quan hệ giữa hai người và hệ thống quan hệ xã hội.
2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến độ bền vững hạnh phúc của gia đình
- Nhân tố thứ nhất: Tình yêu trong hôn nhân. Hôn nhân tiến bộ, gia đình bền vững và hạnh phúc thì nó phải xuất phát từ tình yêu chân chính.
- Nhân tố thứ hai: Tự nguyện và tự do trong hôn nhân. Đây là một trong các yếu tố tác động đến độ dài của hôn nhân giữa nam và nữ.
- Nhân tố thứ ba: Hôn nhân và luật pháp. Khi đã quyết định đi đến giữa hôn nhân giữa nam và nữ thì nhất thiết phải có sự tham gia của pháp luật.
- Nhân tố thứ tư: Hôn nhân và ly hôn. Ly nhân không phải là giải pháp tích cực mà cũng không phải là giải pháp tiêu cực, nó là một giải pháp trung dung buộc lòng phải chấp nhận, là một thất bại lớn của cả hai người.
- Nhân tố thứ năm: Tình dục trong hôn nhân. Tình dục là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của hôn nhân. Trong hôn nhân, nếu không duy trì tình dục thì hôn nhân giảm ý nghĩa và rất khó tồn tại.
- Nhân tố thứ sáu: Điều kiện và môi trường sống + Mức sống, thu nhập của gia đình;
+ Nhà ở và các tiện nghi liên quan đến sức khỏe, cân bằng tâm lý, giáo dục, nghỉ ngơi;
+ Các tiện nghi sinh hoạt, phương tiện đi lại;
+ Quỹ thời gian nhàn rỗi, cách tổ chức đời sống gia đình, điều kiện dành cho phụ nữ.
3. Các kiểu hôn nhân trong lịch sử
- Hôn nhân đồng huyết; - Hôn nhân quần hôn; - Hôn nhân đối ngẫu; - Hôn nhân nhóm;
- Hôn nhân đa phu và đa thê.
4. Các kiểu hôn nhân đƣơng đại
- Hôn nhân một vợ một chồng; - Hôn nhân mở;
- Hôn nhân thử.
Câu hỏi (bài tập) củng cố:
1. Gia đình là gì? Trình bày các kiểu, các chức năng của gia đình. Tại sao nói chức năng của gia đình lại suy giảm trong xã hội công nghiệp hoá - hiện đại hoá?
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến độ bền vững hạnh phúc gia đình ? Theo anh / chị, vì sao trong xã hội hiện đại, tỉ lệ ly hôn lại gia tăng ở những cặp vợ chồng là trí thức?
3. Hãy giải thích tại sao tỉ lệ ly hôn lại gia tăng trong xã hội công nghiệp hoá –đô thị hoá?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Tạ Minh (2007), Giáo trình Xã hội học đại cương. NXB ĐHQG Tp. HCM.
2. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Vũ Minh Tâm (2004), Xã hội học đại
cương. NXB Đại học sư phạm.
3. Vũ Minh Tâm và các tác giả (2001), Xã hội học. NXB Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Nhập môn xã hội học. NXB Giáo dục, Hà
Nội.
5. Nguyễn Văn Lê (1997), Nhập môn xã hội học, NXB Giáo dục, Tp.HCM.
6. Nguyễn Minh Hòa (1999), Xã hội học những vấn đềcơ bản. NXB Giáo dục.
7. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học. NXB ĐHQG Hà Nội.
8. Thanh Lê (2000), Xã hội học đại cương, NXB ĐHQG Tp. HCM.
9. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (1997), Xã hội học đại cương. NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyên Xuân Nghĩa (2003), Xã hội học. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Trần Xuân Bình (2007), Đề cương hướng dẫn ôn tập Xã hội học đại cương.
Trường Đại học Khoa học Huế.
12. Tony Bilton và những người khác (1993), Nhập môn Xã hội học. NXB Khoa học xã hội.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN:
1. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (1994), Từ điển Xã hội học. NXB Thế giới, Hà Nội.
2.Nguyễn Đình Tấn (1999), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Tống Văn Chung (2001), Xã hội học nông thôn. NXB ĐHQG Hà Nội.
4. Thanh Lê (2004), Những khái niệm cơ bản của xã hội học. NXB Khoa học
Xã hội.
5. Trịnh Duy Luân (2004), Xã hội học đô thị. NXB Khoa học xã hội. 6. Đào Duy Tính (2000), Lý thuyết Xã hội học. NXB Chính trị Quốc gia.
7. Từ điển xã hội học Oxford. NXB ĐHQG Hà Nội, 2010.
8. Nguyễn Quí Thanh, Bài giảng Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận
xã hội. Đại học KHXH&NV Hà Nội.
9. Bùi Quang Dũng (2007), Xã hội học nông thôn, NXB Khoa học xã hội. 10. Website:
- www.chinhphu.vn,
- www.google.com.vn,
- www.ios.org.vn,