LỐI SỐNG ĐÔ THỊ VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 1 Lối sống đô thị

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 57 - 58)

1. Lối sống đô thị

1.1. Khái niệm

- Là lối sống được hình thành trên toàn bộ cơ sở vật chất, tính chất hoạt động nghề nghiệp và những mối quan hệ nghề nghiệp được hình thành trong xã hội đô thị.

- Là lối sống không thuần nhất, nhưng có những nét chung trong môi trường đô thị (tính quốc tế của lối sống đô thị).

1.2. Đặc điểm

- Tính cơ động nghề nghiệp xã hội và không gian xã hội cao;

- Các hoạt động sinh hoạt của cá nhân và gia đình phụ thuộc nhiều vào yếu tố dịch vụ công cộng và tư nhân;

- Người dân đô thị có nhu cầu văn hóa, giáo dục, giải trí (đa dạng, phong

phú), có lối sống thực dụng (thực tế);

- Phạm vi giao tiếp rộng, cường độ giao tiếp cao, các mối quan hệ phức tạp nhiều chiều;

- Con người đô thị có tính năng động – sáng tạo, ý chí tiến thủ cao và địa vị xã hội;

- Lối sống đô thị là lối sống hợp cư, luôn biến động, hầu như không có sự liên kết về huyết thống, tập quán, truyền thống… luôn tôn trọng những chuẩn mực có tính pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng.

2. Các căn bệnh của đô thị

- Ô nhiễm môi trường;

- Sự gia tăng vô tổ chức của các tế bào xã hội; - Rối loạn nhịp đập trong đời sống sinh hoạt xã hội; - Bệnh đầu to.

3. Đô thị hóa và hệ quả của quá trình đô thị hóa

- Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi từ tam nông sang phi tam nông, là sự chuyển đổi hình thức cư trú từ nông thôn lạc hậu, nghèo nàn sang hình thức cư trú mới có đời sống văn minh. Đặc biệt là sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ hoạt động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp.

- Hệ quả của quá trình đô thị hóa:

+ Tăng dân số, tăng phương tiện giao thông cá nhân, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ tăng.

+ Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn.

4. Các chỉ số của đô thị hóa

- Dân số ngày càng tăng, quy mô ở đô thị càng phình ra;

- Số lượng dân cư sống trong môi trường đô thị tăng - môi trường nông thôn giảm;

- Số lượng các đô thị vệ tinh tăng;

- Yếu tố kỹ thuật và công nghệ tham gia vào đời sống xã hội nhiều hơn; - Mức độ ảnh hưởng của đô thị lớn.

5. Các khuynh hƣớng đô thị hóa

- Đô thị hóa theo chiều rộng; - Đô thị hóa theo chiều sâu;

- Kết hợp cả hai khuynh hướng trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)