III. BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI 1 B ất bình đẳng xã hộ
2. Hình thức di động xã hộ
2.1. Hình thức di động theo thế hệ: Có thể phân biệt di động xã hội theo hai khía cạnh khác nhau: cạnh khác nhau:
- Di động liên các thế hệ: thế hệcon cái có địa vị cao hơn hoặc thấp hơn so với địa vị của cha mẹ;
- Di động nội thế hệ: là một người thay đổi vị trí nghề nghiệp, nơi ở trong cuộc đời làm việc của mình, có thể cao hơn hoặc kém hơn so với người cùng thế hệ.
2.2. Hình thức di động xã hội ngang - dọc
Di động xã hội được xác định như là sự vận động của các cá nhân hay một nhóm xã hội từ vị trí, địa vị xã hội này sang vịtrí, địa vị xã hội khác. Bởi vậy, khi nghiên cứu di động xã hội, các nhà lý luận còn chú ý đến hình thức:
- Di động theo chiều ngang: chỉ sự vận động cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội đến một vị trí ngang bằng về mặt xã hội.
- Di động theo chiều dọc: chỉ sự vận động của các cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội đến vịtrí, địa vị xã hội có giá trịcao hơn hoặc thấp hơn.
2.3. Hình thức di động theođịa vị xã hội
Di động xã hội còn chủ yếu quan tâm tới địa vị đạt được - giành được, chứ không phải là địa vị gán cho - có sẵn; và phân biệt hai loại di động sau:
- Di động được sự bảo trợ: đạt được địa vị cao bởi nguyên nhân hoàn cảnh gia đình hoặc yếu tố khác không trực tiếp liên quan đến khả năng hoặc nỗ lực, cố gắng của bản thân;
- Di động do tranh tài: đạt được địa vịcao trên cơ sở của nỗ lực và tài năng bản thân.
Ngoài các hình thức di động trên, có thểđưa ra hai loại sau:
- Di động cơ cấu: là sựdi động xã hội với tư cách là kết quả của sựthay đổi trong quá trình phân phối các địa vị trong xã hội.
- Di động trao đổi: trong di động này một sốngười thăng tiến thay vào vị trí của một sốngười khác di động xuống, kết quả tạo nên sự cân bằng cơ cấu xã hội.
Các hình thức di động xã hội kết hợp với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên sự biến động của cấu trúc xã hội để cuối cùng thiết lập sự cân bằng của toàn bộ hệ thống xã hội.