Tình hình nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phòng trừ sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius) của nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica (Friedrichs Bally) Samson HywelJones (Trang 28 - 31)

Nghiên cứu về sử dụng nấm ký sinh côn trùng trong phòng trừ sâu hại

Cũng như ngành lâm nghiệp, ngành nông nghiệp hiện nay đang phải đối mặt mới các loại dịch hại côn trùng gây hại, trong đó phải kể đến các loại sâu gây hại trên rau và cây thực phẩm. Sử dụng nấm ký sinh côn trùng được xem là một hướng đi thích hợp nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn.

Nấm ký sinh côn trùng là nhóm ít được quan tâm nghiên cứu và là lĩnh vực mới đối với Việt Nam. Cho đến nay, ở Việt Nam mới chỉ nghiên cứu một vài loài nấm ký sinh côn trùng theo hướng nghiên cứu sử dụng chúng trong phòng trừ sâu

hại cây trồng và chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng hai loài nấm là Beauveria

bassiana, Metarhizium anisoplae. Từ những năm 1990 cho đến nay có các công trình nghiên cứu ứng dụng nấm ký sinh côn trùng trong phòng trừ sâu hại cây trồng ở Việt Nam của Tạ Kim Chỉnh (1992, 1994) [2, 3]; Phạm Thị Thuỳ (1993) [; Nguyễn Văn Cảm (1994) [1]; Võ Thị Thu Oanh (2003, 2008); Nguyễn Xuân Niệm (2004) [22]; Nguyễn Xuân Thanh và nnk (2005) [25]; Trịnh Văn Hạnh và nnk (2005) [9]; Phạm Thị Thuỳ và nnk (2005 a, b, c, d) [28, 29, 30, 31]; Đàm Ngọc Hân và nnk (2007) [8]; Trần Ngọc Lân và cộng sự (2008); Võ Thị Thu Oanh và nnk (2008) [24].

Các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào nấm Beauveria, Metarhizium

sử dụng nấm Metarhizium anisopliae phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa ở các tỉnh phía Nam (Nguyễn Thị Lộc và nnk, 2004). Nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ sản xuất

thuốc trừ sâu vi nấm BeauveriaMetarhizium để phòng trừ sâu hại đậu xanh ở Hà

Tĩnh năm 2003 (Phạm Thị Thùy và cộng sự, 2005); sử dụng chế phẩm nấm

Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa Brontispa sp [31].

Nghiên cứu đặc tính sinh học và hiệu lực diệt côn trùng có hại của nấm

Metarhizium anisopliae Sorokin, sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để phòng

trừ rệp sáp Pseudococcus citri Risso hại rễ cây cà phê tại tỉnh Daklak năm 2002 -

2003 (Nguyễn Xuân Thanh, Phạm Thị Thùy, 2005) [25]; ứng dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ xít hại cây trồng (Đàm Ngọc Hân,

Phạm Thị Thùy, 2007) [8]; Nghiên cứu hiệu lực diệt mối cánh Coptotermes

formosanus Shiraki của chế phẩm Metarhizium anisopliae (Trịnh Văn Hạnh và cộng sự, 2005) [9].

Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và cs. (2008) cho thấy loài

Paecilomyces sp1. có khả năng phòng trừ sâu xanh (Heliothis armigera F.) hại lạc và

sâu tơ (Plutella xylostella L.) hại rau cải một cách có hiệu quả [17].

Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và cs (2008) về sử dụng nấm B.

bassiana (BbGc), B. bassiana (BbPs) và M. anisopliae (MaPs) phòng trừ sâu mọt hại

kho, cho thấy ảnh hưởng của các công thức khác nhau của nấm B. bassiana lên mọt

ngô Sitophilus zeamais Motsch gây hại ở kho ngô [19]. Dạng nhũ tương với B.

bassiana ở nồng độ 109 bào tử/ml cho thấy hiệu quả phòng trừ đạt cao nhất đối với

ngô. Công thức dạng bột của nấm B. bassiana đạt hiệu quả phòng trừ mọt ngô tới

90% sau 15 ngày, ở 250C với mức thử 20g thuốc bột nấm/kg ngô (2x1010 bào tử/kg

ngô) và đạt 77% với liều lượng 5g/kg (5 x 109 bào tử/kg ngô) [17].

Như đã trình bày ở trên, sâu hại cây trồng là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng cho các mặt hàng nông sản. Bởi vậy, việc phòng trừ sâu hại kho như thế nào để vừa góp phần tăng hiệu quả trong công tác bảo quản, vừa không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và vật nuôi, đồng thời cũng đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái là một

câu hỏi cần được nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm, nghiên cứu để tìm giải đáp.

Trong những năm gần đây, trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, chứng minh mối quan hệ giữa côn trùng gây hại nông nghiệp với công tác phòng trừ sinh học bằng nấm ký sinh côn trùng. Riêng ở Việt Nam, trong mấy năm gần đây cũng có một số đối tượng sâu hại cây nông nghiệp được thử nghiệm phòng trừ bằng một số nấm ký sinh côn trùng như phòng trừ sâu hại rau thập tự, rầy nâu...

bằng nấm Metarhizium anisopliae; B.bassiana; B.amorpha... Kết quả cho thấy

khả năng phòng trừ côn trùng gây hại nông nghiệp của nấm ký sinh côn trùng khá cao và bộc lộ nhiều điểm ưu việt. Tuy nhiên, trên đối tượng sâu sâu khoang hại cây trồng, công việc này chưa thật sự được chú tâm. Đặc biệt, việc nghiên cứu khả năng phòng trừ sâu hại nông nghiệp cũng chưa được tiến hành song song với việc nghiên cứu về sự gây bệnh của nấm ký sinh côn trùng, để từ đó công tác đánh giá tiềm năng sinh học của mỗi loài nấm ký sinh côn trùng được chính xác hơn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phòng trừ sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius) của nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica (Friedrichs Bally) Samson HywelJones (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w