Ảnh hưởng của nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau đến hiệu lực phòng trừ của các chủng nấm Isaria javanica đến sâu khoang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phòng trừ sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius) của nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica (Friedrichs Bally) Samson HywelJones (Trang 62 - 77)

lực phòng trừ của các chủng nấm Isaria javanica đến sâu khoang

3.3.1.1. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang của chủng nấm Isaria javanica VN1472 ở nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

* Tỷ lệ nhiễm nấm

Tiến hành phun nấm Isaria javanica VN1472 dạng lỏng và bố trí thí nghiệm

ở 4 mức độ ẩm khác nhau và theo dõi trong 10 ngày (sau đó theo dõi thêm 4 ngày không thấy tăng tỷ lệ chết thì dừng TN lại), kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 3.3.1): Sau khi phun nấm 24 giờ sau thì sâu bắt đầu ngừng ăn và bị chết sau 4 ngày và tỷ lệ sâu chết tăng đều theo thời gian xử lý từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10.

Kết quả từ bảng cho thấy 2 ngày sau khi phun ở tất cả các công thức không có sâu chết, sau khi phun 4 ngày thì sâu bắt đầu chết, giữa các công thức bắt đầu có khả năng sai khác rõ ràng, hiệu quả phòng trừ cao nhất ở CT2 (ở độ ẩm 70%) đạt 46,66% ;tiếp theo là CT4 (ở độ ẩm 90%) đạt 37,05% và thấp nhất là CT1 (ở độ ẩm 60%) và CT3 (ở độ ẩm 80%) đạt 36,67%. Giữa CT1, CT3, CT4 có mức sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Tiếp tục theo dõi tới ngày thứ 10 thì hiệu lực phòng trừ của các công thức đạt mức rất cao, ở mức cao nhất vẫn là CT2 (ở độ ẩm 70%) đạt 93,32% còn thấp nhất là

CT1 (ở độ ẩm 60%) đạt 76,68%. Giữa CT1,CT3,CT4 mức sai khác không có ý nghĩa thông kê. Hiệu lực phòng trừ tăng mạnh bắt đầu từ ngày thứ 8 đên ngày thứ 10, sau khi theo dõi thêm 4 ngày thì phát hiện sâu không chết thêm nữa.

Như vậy, từ kết quả (bảng 3.3.1) cho thấy với chung nấm Isaria javanica

VN1472 thì đạt hiệu quả phòng trừ tốt nhất ở CT2 (ở độ ẩm 70%) sau 10 ngày theo dõi.

Bảng 3.3.1: Tỷ lệ chết của sâu non sâu khoang sau khi phun Isaria javanica

VN1472 ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

Công thức

Hiệu lực phòng trừ sâu khoang của Isaria jvanica

theo thời gian xử lý (%) (TB ± SD)

2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày CT1(60%) 0,00 36,67 ± 1,13b 56,66 ± 0.23ab 66,68 ± 0,25a 76,68 ± 0,82b CT2(70%) 0,00 46,66 ± 0,65a 63,34 ± 1,25a 86,67 ± 0.12a 93,32 ± 1,65a CT3(80%) 0,00 36,67 ± 0,45 b 60,01a ± 1,90a 73,32 ± 0.91b 80,00 ± 2,01b CT4(90%) 0,00 37,05 ± 1,25 b 61,72a ± 0,98a 69,98 ± 1,19b 82,32 ± 1,99b LSD0,05 0,00 0,58 1,10 1,29 0,74 CV (%) 0,0 7,7 9,6 9,1 4,7

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c trong cột sai khác ý nghĩa về mặt thống kê ở P< 0,05.

Hình 3.11: Tỷ lệ chết của sâu non sâu khoang sau khi phun Isaria javanica

VN1472 ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau * Tỷ lệ nhiễm nấm

Bảng 3.3.2: Tỷ lệ nhiễm nấm của sâu khoang đối với

Isaria javanica VN1472 ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250

và các độ ẩm khác nhau

Công thức

Tỷ lệ nhiễm nấm của sâu khoang đối với Isaria jvanica

theo thời gian xử lý %

2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày

CT1(60%) 0,00 5,55±0,78b 12,23±0,91d 27,79±0,74c 45,55±089c CT2(70%) 0,00 4,44±0,38bc 31.10±0,73a 58,88±071a 60,68±0,38a CT3(80%) 0,00 3,46±0,84c 21,35±0,83c 35,12±0,38b 55,66±0,52b CT4 (90%) 0,00 7,25 ±0,76a 25,65±0,79b 26,32±0,96c 35,80±0,79d LSD0,05 0,00 1,57 2,23 3,19 3,14 CV 0,00 10,2 8,7 7,8 6,9

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c trong cột sai khác ý nghĩa về mặt thống kê ở P< 0,05.

Hình 3.12 Tỷ lệ nhiễm nấm của sâu khoang đối với Isaria javanica VN1472 ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

Theo dõi tỷ lệ mọc nấm sau khi phun chế phẩm nấm VN1472 ta có kết quả thể hiện trong bảng 3.3.2.

Từ bảng kết quả theo dõi ta có thể tháy được sau 4 ngày phun thì nấm bắt đâu xuất hiện. Giữa các công thức có khả năng khác nhau về tỷ lệ mọc nấm khá rõ ràng. Tỷ lệ mọc nấm cao nhất là ở CT4 (90%) với 7,25%; tiếp theo là ở 60% u với tỷ lệ mọc nấm là 5,55% và tỷ lệ mọc nấm thấp nhất là ở CT3 (80%) với 3,46%.

Tỷ lệ nhiễm bắt đầu tăng mạnh từ ngày thứ 6, giữa các công thức có khả năng sai khác khá lớn. Đến ngày thứ 10 theo dõi thì tỷ lệ nhiễm nấm đạt khá cao, cao nhất là CT2 (70%) với 60,68% và thấp nhất là CT4 (90%) với 35,80%.

3.3.1.2. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang của nấm Isaria javanica VN1482 ở nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

* Tỷ lệ sâu chết:

Sau khi phun chế phẩm nấm Isaria javanica VN1482 dạng lỏng, bố trí thí

nghiệm ở 4 mức độ ẩm khác nhau và theo dõi trong 10 ngày (sau theo dõi thêm 4 ngày không thấy tăng tỷ lệ chết thì dừng TN lại), kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 3.3.3 và bảng 3.3.4): Sau khi phun nấm 24 giờ sau thì sâu bắt đầu ngừng ăn và bị chết sau 4 ngày và tỷ lệ sâu chết tăng đều theo thời gian xử lý từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10.

Qua bảng số liệu ta thấy 2 ngày sau khi phun ở tất cả các công thức không có sâu chết,sau khi phun 4 ngày thì sâu bắt đầu chết, giữa các công thức bắt đầu có khả

năng sai khác rõ ràng, hiệu quả phòng rừ cao nhất ở CT2 (70%) đạt 44,88% ; tiếp

theo là CT4 (90%) đạt 37,03 % và thấp nhất là CT1 (60%) đạt 35,46 %. Giữa CT1, CT3, CT4 có mức sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Tiếp tục thep dõi đến ngày thứ 6 thì tỷ lệ chết lớn nhất là ở CT2 (70% và các nhiệt độ khác nhau) đạt 63,35% và thấp nhất là ở CT1(60%) đạt 53,32%. Giữa các

CT1,CT2,CT4 có mức sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05.

Tương tự, sau 10 ngày theo dõi hiệu lực phòng trừ của các công thức đạt mức cao, ở mức cao nhất vẫn là CT2 (70%) đạt 93,33% còn thấp nhất là CT1 (60%) đạt 76,65%. Giữa CT1, CT3, CT4 mức sai khác không có ý nghĩa thông kê. Hiệu lực phòng trừ tăng mạnh bắt đầu từ ngày thứ 8 đên ngày thứ 10, sau khi theo dõi thêm 4 ngày thì phát hiện sâu không chết thêm nữa.

Như vậy, từ kết quả (thể hiện tại bảng 3.3.3) cho thấy với chủng nấm Isaria javanica VN1482 đạt hiệu quả phòng trừ tốt nhất ở CT2 (độ ẩm 70%) sau 10 ngày theo dõi.

Bảng 3.3.3: Tỷ lệ chết của sâu non sâu khoang sau khi phun Isaria javanica

VN1482 ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

Công thức

Hiệu lực phòng trừ sâu khoang của Isaria jvanica theo thời gian xử lý %

2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày CT1(60%) 0,00 35,46 ± 0,58b 56,69 ± 0,58a 63,34 ± 0,58c 76,65 ± 0,58b CT2 (70%) 0,00 44,88± 0,58a 63,35 ± 0,35a 86,66 ± 1,12a 91,33 ± 0,58a CT3 (80%) 0,00 36,68 ± 0,98b 53,32 ± 1,13b 66,66± 0,67bc 80,02 ± 0,98b CT4 (90%) 0,00 37,03 ± 1,17b 57,62 ± 0,14ab 70,38 ± 1,19b 77,78 ± 1.09b LSD0,05 0,00 0,58 0,67 0,67 0,74 CV (%) 0,00 7,7 6,1 4,8 4,7

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c trong cột sai khác ý nghĩa về mặt thống kê ở P< 0,05.

Hình 3.13 Tỷ lệ chết của sâu non sâu khoang sau khi phun Isaria javanica

VN1482 ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau * Tỷ lệ nhiễm nấm:

Theo dõi tỷ lệ mọc nấm sau khi phun chế phẩm nấm VN1482 ta có kết quả thể hiện trong bảng 3.3.4. Sau 4 ngày phun thì nấm bắt đâu xuất hiện. Tỷ lệ mọc nấm cao nhất là ở CT1 (60%) với 5,52%; tiếp theo là CT2 (70%) với tỷ lệ mọc nấm là 4,33% và tỷ lệ mọc nấm thấp nhất là ở CT4 (90%) với 3,22%.

Theo dõi tiếp ta thấy tỷ lệ nhiễm bắt đầu tăng từ ngày thứ 4, giữa các công thức có khả năng sai khác khá lớn. Đến ngày thứ 10 theo dõi thì tỷ lệ nhiễm nấm đạt khá cao ,cao nhất là CT2 (70%) với 58,75% và thấp nhất là CT4 (90%) với 39,88%.

Bảng 3.3.4: Tỷ lệ nhiễm nấm của sâu khoang đối với Isaria javanica VN1482 ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

Công thức

Tỷ lệ nhiễm nấm của sâu khoang đối với Isaria jvanica

theo thời gian xử lý %

2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày

CT1(60%) 0,00 5,52±0,78a 11,21±0,91d 37,79±0,74b 43,52± 089b CT2(70%) 0,00 4,33±0,38ab 31.1±0,73a 58,88± 071a 58,75± 0,38a CT3(80%) 0,00 3,24±0,84b 23,44±0,83b 37,90±0,38b 45,18± 0,52b CT4(90%) 0,00 3,22±0,76b 18,98±0,79c 33,11±0,96c 39,88± 0,79c LSD0,05 0,00 1,23 3,01 2,98 3,98 CV 0,00 12,0 9,8 8,5 6,8

Hình 3.14: Tỷ lệ nhiễm nấm của sâu khoang đối với Isaria javanica VN1482 ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

3.2.1.3. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang của nấm Isaria javanica VN1487 ở nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

* Tỷ lệ sâu chết

Bố trí thí nghiệm ở 4 mức độ ẩm khác nhau và theo dõi trong 10 ngày (sau đó theo dõi thêm 4 ngày không thấy tăng tỷ lệ chết thì dừng TN lại) đối với chế phẩm nấm VN1487, kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 3.3.5 và bảng 3.3.6): Sau khi phun nấm 24 giờ sau thì sâu bắt đầu ngừng ăn và bị chết sau 4 ngày và tỷ lệ sâu chết tăng đều theo thời gian xử lý từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10.

Theo kết quả từ bảng 3.3.5. ta thấy 2 ngày đầu sau khi phun chưa xuất hiện nấm chết nên tỷ lệ nấm chết vẫn chỉ là 0,00%, nhưng tới ngày thứ 4 thí bắt đầu xuất hiện nấm chết, tỷ lệ chết cao nhất 4 ngày sau phun ở CT2 (70%) đạt 46,68% và thấp nhất là CT1 (60%) đạt 40,02%. Giữa các CT có mức sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Tiếp tục theo dõi tới ngày thứ 6 ta thấy tỷ lệ sâu chết đã tăng lên khá cao, đạt từ 60,01% đến 63,33%. Tương tự, sau 10 ngày theo dõi hiệu lực phòng trừ của các công thức đạt mức rất cao, ở mức cao nhất vẫn là CT2 (70%) đạt 96,66% còn thấp nhất là CT1 (60%) và CT4 (90%) đạt 80,01%. Giữa CT2, CT3, CT4 mức sai khác

không có ý nghĩa thông kê. Hiệu lực phòng trừ tăng mạnh bắt đầu từ ngày thứ 8 đên ngày thứ 10, sau khi theo dõi thêm 4 ngày thì phát hiện sâu không chết thêm nữa.

Như vậy, với chủng VN1487 thì ở ẩm độ 70% (CT2) đạt hiệu quả phòng trừ tốt nhất với tỷ lệ nhiễm rất cao (96,66%)

Bảng 3.3.5: Tỷ lệ chết của sâu non sâu khoang sau khi phun Isaria javanica

VN1487ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

Công thức

Hiệu lực phòng trừ sâu khoang của Isaria jvanica

theo thời gian xử lý %

2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày CT1(60%) 0,00 43,32 ± 0,37a 60,01 ± 0,85a 76,67 ± 0,56b 80,01 ± 0,47b CT2 (70%) 0,00 46,68 ± 1,15a 63,33 ± 1,15a 90,02 ± 0,35a 96,66 ± 0,78a CT3(80%) 0,00 40,02 ± 0.56a 63,33 ± 0,87a 73,35 ± 1,23b 80,01 ± 0,45a CT4 (90%) 0,00 40,72± 0,89a 61,66 ± 0,67a 70,37 ± 1,45b 85,18 ± 0,98a LSD0,05 0,00 0,88 1,10 0,88 1,37 CV (%) 0,0 10,8 9,1 6,1 8,3

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c trong cột sai khác ý nghĩa về mặt thống kê ở P<0,05.

Hình 3.15: Hiệu lực phòng trừ chế phẩm VN1487 TN ảnh hưởng của nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

* Tỷ lệ nhiễm nấm

Bảng 3.3.6: Tỷ lệ nhiễm nấm của sâu khoang đối với Isaria javanica VN1487 ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

Công thức

Tỷ lệ nhiễm nấm của sâu khoang đối với Isaria jvanica

theo thời gian xử lý %

2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày

CT1(60%) 0,00 4,64±0,78ab 10,23±0,91b 27,79±0,74b 55,57±089b CT2(70%) 0,00 6,52±0,84b 31.10±0,73a 58,88±071a 69,06±0,38a CT3(80%) 0,00 4,03±0,38a 29,18±0,83a 56,10±0,38a 58,89±0,52ab CT4 (90%) 0,00 2,19±0,76c 24,50±0,79b 30,94±0,96b 40,89±0,79c LSD0,05 0,00 2,01 2,30 3,12 5,09 CV 0,00 12,1 9,7 8,4 7,8

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c trong cột sai khác ý nghĩa về mặt thống kê ở P<0,05

Hình 3.16: Tỷ lệ nhiễm nấm của sâu khoang đối với chủng VN1487 ở nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

Theo dõi tỷ lệ mọc nấm sau khi phun chế phẩm nấm VN1801 ta có kết quả thể hiện trong bảng 3.3.8. Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở 2 ngày đầu tiên sau khi phun thì sâu chưa xuất hiện nhiễm nấm nên tỷ lệ nhiễm nấm. Tiếp tục theo dõi tới ngày thứ 4 sau khi phun thì nấm bắt đầu xuất hiện. Tỷ lệ mọc nấm cao nhất sau 4 ngày theo dõi là ở CT2 (độ ẩm 70%) với 6,53%; tiếp theo là CT1(độ ẩm 60%) với tỷ lệ mọc nấm là 4,65% và tỷ lệ mọc nấm thấp nhất là ở CT4 (độ ẩm 70%) với 2,19%. Đến ngày thứ 10 theo dõi thì tỷ lệ nhiễm nấm đạt khá cao ,cao nhất là CT2 (độ ẩm 70%) với 69,06% và thấp nhất là CT4 (độ ẩm 90%) với 40,89%. Giữa CT1 và CT3 có mức sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, sau khi phun chế phẩm VN1801 ta có thể thấy nấm đạt hiệu quả phòng trừ và tỷ lệ nhiễm nấm cao nhất là ở CT2 với độ ẩm 70%.

3.3.1.4. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang của nấm Isaria javanica VN1801 nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

* Tỷ lệ chết sâu :

Phun chế phẩm nấm Isaria javanica VN1801 dạng lỏng và bố trí thí nghiệm

ở 4 mức độ ẩm khác nhau và theo dõi trong 10 ngày( sau đó theo dõi thêm 4 ngày không thấy tăng tỷ lệ chết thì dừng TN lại), kết quả nghiên cứu thể hiện trên bảng 3.3.7. và bảng 3.3.8, sau khi phun nấm 24 giờ sau thì sâu bắt đầu ngừng ăn và bị chết và tỷ lệ sâu chết tăng đều theo thời gian xử lý từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10.

Từ bảng kết quả theo dõi ta có thể thấy 2 ngày sau khi phun ở tất cả các công thức không có sâu chết, sau khi phun 4 ngày thì sâu bắt đầu chết, giữa các công thức bắt đầu có khả năng sai khác rõ ràng, hiệu quả phòng trừ cao nhất ở CT2 (độ ẩm 70%) đạt 47,60% ; tiếp theo là CT1 (độ ẩm 60%) 42,34% và thấp nhất là CT4 (độ ẩm 90%) đạt 33,46%. Giữa CT1 và CT2 , giữa CT3 và CT4 có mức sai khác không có ý nghĩa thống kê 0,05.

Tiếp tục theo dõi, sau 10 ngày theo dõi hiệu lực phòng trừ của các công thức đạt mức rất cao, ở mức cao nhất vẫn là CT2( độ ẩm 70%) đạt 90,00% còn thấp nhất là CT1(độ ẩm 60%) đạt 73,35%. Giữa CT1,CT3,CT4 mức sai khác không có ý nghĩa thông kê. Hiệu lực phòng trừ tăng mạnh bắt đầu từ ngày thứ 8 đên ngày thứ 10, sau khi theo dõi thêm 4 ngày thì phát hiện sâu không chết thêm nữa.

Như vậy, từ kết quả (thể hiện tại bảng 3.3.7) cho thấy với chung nấm Isaria javanica VN1472 thì đạt hiệu quả phòng trừ tốt nhất ở CT2 (độ ẩm 70%) và thấp nhất là ở CT3(độ ẩm 80%) sau 10 ngày theo dõi.

Bảng 3.3.7: Tỷ lệ chết của sâu non sâu khoang sau khi phun Isaria javanica

VN1801ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

Công thức

Hiệu lực phòng trừ sâu khoang của Isaria jvanica

theo thời gian xử lý %

2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày CT1(60%) 0,00 42,34 ± 0,68a 56,66 ± 0.25a 66,66 ± 0,66b 73,35 ± 1,12b CT2(70%) 0,00 47,60 ± 0.98a 63,34 ± 1,15a 86,66± 0,58a 90,00 ± 0,35a CT3(80%) 0,00 36,66 ± 0,24b 60,01 ± 1,20a 70,02 ± 0,78b 80,00 ±1,09ab CT4(90%) 0,00 33,46 ± 1,09b 62,95 ± 0,45a 66,67 ± 0,76b 85,17 ± 0,90a LSD0,05 0,00 0,58 1,49 0,58 1,15 CV (%) 0,0 7,7 18,2 4,2 7,1

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c trong cột sai khác ý nghĩa về mặt thống kê ở P<0,05.

Hình 3.17 Tỷ lệ chết của sâu non sâu khoang sau khi phun Isaria javanica

VN1801 ở dạng lỏng với nhiệt độ ổn định 250 và các độ ẩm khác nhau

Theo dõi tỷ lệ mọc nấm sau khi phun chế phẩm nấm VN1801 ta có kết quả thể hiện trong bảng 3.3.8. Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở 2 ngày đầu tiên sau khi phun thì sâu chưa xuất hiện tình trạng nhiễm nấm nên tỷ lệ nhiễm nấm vẫn ở mức 0,00%. Tiếp tục theo dõi tới ngày thứ 4 sau khi phun thì nấm bắt đâu xuất hiện.

Tỷ lệ mọc nấm cao nhất sau 4 ngày theo dõi là ở CT1 (độ ẩm 60%) với 5,55%; tiếp theo là CT2(độ ẩm 70%) với tỷ lệ mọc nấm là 4,45% và tỷ lệ mọc nấm thấp nhất là ở CT4 (độ ẩm 90%) với 2,17%. Đến ngày thứ 10 theo dõi thì tỷ lệ nhiễm nấm đạt khá cao ,cao nhất là CT2 (độ ẩm 70%) với 59,68% và thấp nhất là CT4 (độ ẩm 90%) với 28,88%. Giữa CT1 và CT3 có mức sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, sau khi phun chế phẩm VN1801 ta có thể thấy nấm đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phòng trừ sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius) của nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica (Friedrichs Bally) Samson HywelJones (Trang 62 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w