Thực hiện quá trình pha dung dịch muối amoni heptamolybdat theo các nồng độ đã tính toán nhằm khảo sát nồng độ của xúc tác MoO3 trên chất mang γ −Al203 để nhằm thu được nồng độtương ứng như:
• Mẫu 1: 11% MoO3/γ −Al203
• Mẫu 2: 13% MoO3/γ −Al203
• Mẫu 3: 15% MoO3/γ −Al203
• Mẫu 4: 18% MoO3/γ −Al203
Qua ảnh SEM của 4 mẫu xúc tác trên có thể nhận thấy mẫu xúc tác sử dụng mẫu 1: 11% MoO3/ γ −Al203, mẫu 2: 13%MoO3 / γ −Al203 có kích cỡ các hạt nhỏ, tươi xốp và các hạt phân bố đồng đều nhưng rời rạc, phần nền γ −Al203vẫn còn trống . Ở mẫu 3 có hàm lượng 15% MoO3/γ −Al203 thì có sự phân bố phủ kín trên bề mặt của chất mang. Ở mẫu 4 thì pha hoạt tính là MoO3 bị vón lại rất nhiều và tạo thành nhiều hạt lớn, điều này có thể là do MoO3 nhiều quá nên không chui hết vào trong mao quản và bám dính lại trên bề mặt chất mang. Như vậy hàm lượng MoO3
tẩm lên chất mang γ −Al203tối ưu là 15%.
b. Kết quả đo phân tán kim loại trên chất mang γ-Al2O3
Mẫu 1: Metal Dispersion: 0,0221% Mẫu 2: Metal Dispersion: 0,3850% Mẫu 3: Metal Dispersion: 0,4850% Mẫu 4: Metal Dispersion: 0,0300%
Từ kết quả đo độ phân tán kim loại, ta thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa các mẫu:
Mẫu 3 có độ phân tán tốt nhất (0,4850%), tiếp đến là mẫu 2 có độ phân tán vừa phải (0,3850%) vì lượng MoO3 giảm,
Dựa vào 2 kết quả SEM và kết quả phân tán kim loại của các mẫu ta thấy hàm lượng MoO3 tẩm trên chất mang γ −Al203 tối ưu là: 15%