Bài tập kết hợp các yếu tố thêm, bớt số đo kích thước của một hình

Một phần của tài liệu 27_1819_VTS1_P_T_T_Hang_QL_Chi_dao_GV_giup_HS_khac_phuc_nhung_sai_lam_thuong_gap_khi_giai_toan_co_noi_dung_hinh_hoc_lop_5 (Trang 43 - 44)

b. Nguyên nhân

4.2.2.3.4. Bài tập kết hợp các yếu tố thêm, bớt số đo kích thước của một hình

a. Ví dụ:

Một thửa ruộng hình tam giác có đáy là 25m, nếu kéo chiều dài đáy thêm 5m thì diện tích sẽ tăng thêm là 50m2. Tính diện tích thửa ruộng khi chưa mở rộng.

b. Nguyên nhân:

- Thường ở dạng bài tập này khi đọc bài toán lên các em chưa nghĩ đến việc vẽ hình nhưng nếu các em có vẽ hình thì các em vẽ cũng không chính xác nên từ đó các em chưa phát hiện được các yếu tố liên quan.

- Đa số các em chưa có kỹ năng quan sát để nhận ra các yếu tố hình ở trong hình khác nhau.

- Các em chưa biết vận dụng tính chất của hình này để tính diện tích của hình khác.

Nói chung dạng bài tập này học sinh cần tư duy cụ thể và có kỹ năng quan sát từ đó giúp các em tìm ra mối liên hệ. Giáo viên cần có biện pháp để giúp học sinh thực hiện giải bài tập đúng theo yêu cầu.

c. Biện pháp khắc phục:

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh vẽ hình một cách rõ ràng, giáo viên có một hệ thống câu hỏi thích hợp nhằm giúp học sinh quan sát và có hướng giải bài toán tốt hơn.

* Với ví dụ trên, giáo viên cần hướng dẫn như sau: - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?

(Tính diện tích đất khi chưa mở rộng) - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình (lưu ý phần mở thêm), sau đó giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố:

+ Chiều cao của phần đất cũ và phần đất mới.

+ Đáy của phần đất mới và diện tích của phần đất mới. + Hướng dẫn học sinh vẽ chiều cao của phần đất mới.

5m 25m

- Giáo viên cho học sinh thấy rằng chiều cao của phần đất mới cũng chính là chiều cao của phần đất cũ.

- Học sinh tìm chiều cao của phần đất mới: từ chiều cao của phần đất mới học sinh tìm ra được diện tích của phần đất khi chưa mở thêm; (chiều cao x đáy) : 2.

Như vậy, đối với dạng toán này, việc vẽ hình là hết sức cần thiết, nó giúp học sinh tìm nhanh mối quan hệ của các yếu tố trong hình, giúp các em sử dụng các tính chất của hình một cách chính xác.

- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh những kỹ năng quan sát để nhận ra phần cần tìm thực chất là gì ở trong hình đã cho sẵn.

* Đối với bài tập này, ngoài cách hướng dẫn học sinh làm bài tập như trên, người giáo viên có thể khích lệ các em tìm cách làm khác. Thông qua gợi mở giúp các em thấy khi 2 tam giác có chiều cao bằng nhau thì tỉ lệ diện tích của 2 hình tam giác bằng tỉ lệ đáy của 2 hình. Từ đó học sinh tìm được diện tích thửa ruộng hình tam giác ban đầu chỉ qua hai bước tính.

Nên khuyến khích học sinh tìm nhiều cách làm cho mỗi bài tập

Một phần của tài liệu 27_1819_VTS1_P_T_T_Hang_QL_Chi_dao_GV_giup_HS_khac_phuc_nhung_sai_lam_thuong_gap_khi_giai_toan_co_noi_dung_hinh_hoc_lop_5 (Trang 43 - 44)