Chỉ tiêu về thị phần tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34 - 36)

3 Ngoại hình, trang phục của nhân viên

2.2.4 Chỉ tiêu về thị phần tín dụng

Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chiếm tới 70% doanh thu của các NHTM Việt Nam. Vì thế tính chất và cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng phản ánh tình hình cạnh tranh nói chung trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

Mức độ cạnh tranh thể hiện trước hết ở sự phân chia thị phần của các nhóm ngân hàng. Mức độ biến động thị phần của các Tổ chức tín dụng (TCTD) thời gian từ năm 2005 đến nay không quá lớn, sự thống trị của các NHNN vẫn là nét chủ đạo chiếm tới khoảng 75% thị phần cho vay trong năm 2005, nhưng đến năm 2009 thị phần ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể chỉ còn chiếm 63%. Trong khi đó thị phần cạnh tranh của các NHTMCP và đặc biệt các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có chiều hướng tăng, đối với khối ngân hàng cổ phần tăng từ 15% năm 2005 lên đến 33% năm 2009, còn khối ngân hàng liên doanh tăng từ 9% lên 11% [21]. Điều này phản ánh sự bất lợi của các NHTMNN khi gia nhập WTO do phải mở cửa thị trường, giảm bớt những hạn chế về mức huy động bằng VND và mở rộng chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài.

Trong những năm qua thị phần của các NHTMNN có bị thu hẹp nhưng so với toàn ngành thì hoạt động tín dụng của BIDV vẫn chiếm một thị phần khá cao so với các NHTM khác, luôn đứng vị trí thứ 2 trong khối NHTMNN chỉ sau Agribank. Trong giai đoạn từ năm 2006-2009, BIDV luôn chiếm trên 14 % thị phần tín dụng toàn ngành và chiếm khoảng 24% thị phần tín dụng trong khối NHTMNN.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Biểu đồ 2.8: Thị phần cho vay của các Ngân hàng năm 2009

Với đội ngũ khách hàng đông đảo và bền vững là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty lớn của đất nước có quan hệ truyền thống với ngân hàng và tạo dựng được mối quan hệ với các Tập đoàn kinh tế tư nhân, BIDV có thế mạnh trong lĩnh vực cho vay đặc biệt là cho vay đầu tư phát triển nên việc giữ thị phần chủ yếu trong toàn ngành ngân hàng không phải là đáng ngạc nhiên. Nhưng thị phần về cho vay của BIDV đã và đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt dưới nhiều hình thức. Cùng với việc thay đổi cơ chế lãi suất của NHNN theo đó các NH được quyền xác định lãi suất cho vay đồng Việt Nam theo nguyên tắc thỏa thuận với khách hàng, cuộc cạnh tranh giữa các NH đã có phần sôi động hơn rất nhiều.

Trong những năm gần đây, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay có nhiều thay đổi với việc các NH chuyển hướng sang phân đoạn thị trường mới như cho vay tiêu dùng, một lĩnh vực mà BIDV chưa hẳn đã có lợi thế hơn các NH khác. Điều này được thể hiện ở mức tăng trưởng tín dụng tương đối thấp của BIDV so với toàn ngành trong thời gian qua.

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV, Ngân hàng Nhà nước)

Biểu đồ 2.9: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV và hệ thống NHTM

Biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV có xu hướng thấp hơn so với mức bình quân toàn ngành. Là do NH đang chủ động kiểm soát tăng trưởng quy mô tín dụng, hướng theo bền vững, an toàn hệ thống, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTMCP và NH nước ngoài đã làm giảm thấp thị phần tín dụng của BIDV trong toàn ngành, chỉ còn 14 % trong năm 2009.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w