Một số thách thức

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

3 Ngoại hình, trang phục của nhân viên

2.3.3 Một số thách thức

Sự tác động của cơ chế quản lý và điều hành chính sách vĩ mô: Sự nhất quán, ổn định hay định hướng rõ ràng cơ chế quản lý và điều hành chính sách vĩ mô của cơ quan quản lý ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược hoạt động kinh doanh của

các NHTM. Nếu các biện pháp mang tính hành chính đột ngột được đưa ra, với các biện pháp can thiệp trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng tới thị trường, cũng như bị động trong quản trị điều hành của các NHTM. Điều đó tạo một thách thức trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh của NHTM

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế ở mức cao 38% trong năm 2009 nên NHNN sẽ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt (lãi suất cơ bản giảm) nhằm đối phó với nạn lạm phát đang rình rập nền kinh tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng gây ra áp lực về vốn cho các NH. Mặt khác, khi nền kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao, nguồn tiền gửi tiết kiệm của khu vực dân cư giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khối lượng tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng khiến cho thanh khoản của các ngân hàng sẽ không còn dồi dào như trước. Không những thế, nguy cơ không trả được nợ của các đối tượng thụ hưởng các khoản tín dụng được hỗ trợ lãi suất, nếu có, cũng sẽ xuất hiện vào năm tới.

Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt: Việc Việt Nam thực hiện từng bước cam kết theo lộ trình gia nhập sẽ giúp cho các NHTM nước ngoài tham gia vào mọi lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường Việt Nam, cùng với tiềm lực vốn và công nghệ, đa dạng trong dịch vụ , khả năng quản trị rủi ro cao... đã làm cho môi trường cạnh tranh trở nên gay gắt. Nó làm gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các NH về việc mở rộng thị phần, phát triển kênh phân phối, cung cấp dịch vụ tới khách hàng... Tuy nhiên, so sánh với những đối thủ này thì các NHTM Việt Nam có tiềm lực tài chính, chất lượng dịch vụ và trình độ quản lý nguồn nhân lực yếu hơn, từ đó NLCT còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, hệ thống các NHTM trong nước cũng ngày càng đầu tư mở rộng về quy mô, số lượng chi nhánh. Các NH đều đang trong giai đoạn tăng cường ứng dụng công nghệ, cải thiện chất lượng dịch vụ và danh mục sản phẩm, nên sự cạnh tranh của bản thân các NH trong nước cũng ngày càng khốc liệt.

Thách thức từ những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tới các NHTM:

Từ tháng 9/2008, khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ bùng phát và lan rộng ra toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán tụt dốc. Khủng hoảng tài chính đã có tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng

không tránh khỏi sự ảnh hưởng của nó. Cuộc khủng hoảng chủ yếu ảnh hưởng tới tăng trưởng, chất lượng tín dụng và sức cạnh tranh của hệ thống, đó là:

- Suy giảm trong kinh doanh tín dụng: suy thoái kinh tế làm gia tăng các rủi ro tín dụng ,tốc độ tăng tỷ lệ xấu của các NHTM tương đối cao, trung bình từ 0,9% đến trên 3% vào năm 2009. Chính bởi vậy, các NHTM đã buộc giảm tỷ lệ dư nợ để đảm bảo tính an toàn của các khoản tín dụng.

- Nhucầu vay vốn kinh doanh, tiêu dùng và thanh toán XNK trở nên ít hơn: khủng hoảng trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời nhu cầu thị trường giảm sút làm cho hàng hóa ứ đọng không thể bán được. Điều này có tác động tiêu cực tới hệ thống NHTM bởi vì các doanh nghiệp này sẽ mất đi khả năng trả nợ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu, nhu cầu vay đầu tư cũng không còn nhiều như trước đây. Trong số này, các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

- Khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng: khủng hoảng tạo ra sự lo sợ của các khách hàng về tính an toàn của các khoản tiền gửi của mình. Họ có xu hướng thu tiền về và tích trữ bằng các kim loại quý, lựa chọn các NHTM có uy tín để giữ tiền. Chính vì vậy đây là một thách thức rất lớn đối với các NHTM trong đó có BIDV nếu muốn danh được sự quan tâm và niềm tin từ phía khách hàng, tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường.

Tóm lại, hoạt động cho vay BIDV có một số lợi thế như lịch sử uy tín, mạng lưới hoạt động , thị phần cho vay, sản phẩm cho vay đầu tư dự án ... nhưng cũng có nhiều yếu điểm như năng lực tài chính, năng lực quản lý, quản lý rủi ro...bất lợi so với các NH khác. Do đó cần có các phương pháp đánh giá xếp hạng NLCT của BIDV từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao NLCT. Hiện nay, thường sử dụng các phương pháp như: phương pháp chuyên gia, sử dụng mô hình toán - kinh tế điển hình là mô hình SWOT, ...( xem thêm phần phụ lục).Ví dụ như theo nghiên cứu của BIDV- theo phương pháp chuyên gia xếp hạng vị thế cạnh tranh chung của BIDV so với các NH khác như sau:

Bảng 2.8: Xếp hạng vị thế cạnh tranh của BIDV so với NH khác trong hoạt động cho vay

Ngân hàng

Chỉ tiêu cho vay được tính điểm Điểm trung bình Sản phẩm Lãi suất Công nghệ Quản trị Cán bộ Năng lực tài chính BIDV 3 5 4 3 5 3 3,83 VCB 3 5 4 4 5 3 4,00 CTG 3 4 3 3 4 3 3,33 Agribank 5 3 3 3 3 3 3,17 ACB 4 4 5 4 4 4 4,17 Nhóm NH nước ngoài 5 4 5 5 5 5 4,83

Ghi chú: thang điểm 1-5, trong đó: 1-2 là thấp; 3-4 là trung bình; 5 là tốt

( Nguồn: BIDV - Chiến lược phát triển giai đoạn 2007-2010)

Từ bảng trên ta thấy, vị thế của BIDV ở mức trung bình trong các đơn vị khảo sát , so với các NHTMNN thì đứng sau ACB và VCB và thấp hơn so với NH nước ngoài. Như vậy, trong điều kiện hội nhập như hiện nay để duy trì được vị trí xếp hạng thì BIDV phải có chiến lược phát triển và các giải pháp tổng thể ngay từ bây giờ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w