Một số đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 46 - 50)

6 Xây dựng chiến lược phát triển CNTT đến 2010,; dự án hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 2008-2012 và tầm nhìn đến 2015; Xây dựng hệ thống thông tin quản

3.2.7 Một số đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, Hoàn thiện hành lang pháp lý cho sự phát triển ngành NH

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật về tiền tệ và hoạt động NH, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các vấn đề liên quan đến điều

hành chính sách tiền tệ ( chú trọng lãi suất, tỉ giá, thị trường mở....), hoạt động thanh tra giám sát ( chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro theo các quy định của Basel ), quản lý rủi ro của NHTM, việc quản lý và cấp phép thành lập NH mới....

- Tiến hành rà soát lại bộ luật Ngân hàng và các văn bản quy phạm pháp luật để bổ sung sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu cải cách NHNN và cơ cấu lại các TCTD, đồng thời phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là cam kết gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO)

- Áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đảm bảo các tiến độ thực hiện các cam kết hội nhập NHNN.

Thứ hai, Tăng cường năng lực xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành các công cụ Chính sách tiền tệ đặc biệt là công cụ gián tiếp mà vai trò chủ đạo là nghiệp vụ thụ trường mở.

- Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và thận trọng; kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán với hệ số tương quan phù hợp với tốc độ tăng GDP, đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.

- Thực hiện chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động vốn, mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế.

- Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, trong điều kiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước tự do hoá các giao dịch vốn.

Thứ ba, tăng cường năng lực giám sát của NHNN

Việc thực hiện các cam kết quốc tế khi gia nhập WTO đòi hỏi việc thanh tra giám sát của NHNN phải được củng cố và phát triển theo chuẩn mực quốc tế. Để thực hiện các chuẩn mực quốc tế về thanh tra giám sát hoạt động NH, trước hết cần phải:

- Đổi mới mô hình tổ chức của Thanh tra NHNN hiện nay theo hướng tập trung, thống nhất, chuyên nghiệp và phù hợp với chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát NH (Basel). Tập trung nâng cao năng lực và đổi mới triệt để phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu

- Mở rộng danh mục các đối tượng chịu sự thanh tra, giám sát của NHNN; Hoàn thiện quy chế kiểm toán độc lập đối với các TCTD cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hoàn thiện quy chế về tổ chức và hoạt động của cơ quan kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ như là công cụ hỗ trợ cho việc thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.

- Cần phải phát triển đội ngũ thanh tra giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, đặc biệt giám sát rủi ro, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên những biến động đã xảy ra trong năm 2008 – 2009 và thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Những giải pháp nêu trên mới chỉ mang tính khái quát, chưa thực sự đi sâu vào từng giải pháp cụ thể. Xong, đó là những nền tảng cơ bản cho những định hướng phát triển và những giải pháp riêng biệt cho sự phát triển của BIDV trong tương lai.

Mặt khác, Năng lực cạnh tranh là kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố, do đó phải phối hợp đồng bộ các giải pháp, trong đó cần tập trung vào giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cũng như các nhân viên khác. Vì yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như Ngân hàng, nó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của BIDV trong tương lai. Đồng thời với những phân tích về thực trạng đội ngũ cán bộ tín dụng của BIDV qua phiếu điều tra ở chương 2 cho thấy đây là một yếu điểm lớn của NH, do đó cần được chú trọng hàng đầu. Với tiềm lực của BIDV như hiện nay cùng với quá trình phát triển lâu dài thì hoàn toàn có thể thực hiện được.

.

Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải tham gia vào quá trình cạnh tranh. Đây là một đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ ngành hay lĩnh vực kinh tế nào. NHTM là một loại hình doanh nghiệp nên cũng phải cạnh tranh với các đối thủ khác

nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình. Trong điều kiện hiện nay, mỗi NHTM muốn phát triển hoạt động kinh doanh và đạt được lợi nhuận cao thì việc nâng cao NLCT trong hoạt động cho vay là vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với hệ thống NHTM. Bởi vì, hoạt động tín dụng một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho NH

Trên thực tế hiện nay, NLCT trong hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng còn yếu. Sự yếu kém trong cạnh tranh giữa các NH trong nước và với các NH nước ngoài đã trở thành vấn đề hết sức bất cập khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO. Do đó, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV đặc biệt là hoạt động cho vay có ý nghĩa quan trọng giúp BIDV được phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả cao góp phần vào sự ổn định hoạt động NH.

Sau quá trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, chuyên đề đã đạt được kết quả sau.

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề nhân tố ảnh hưởng cũng như chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của NHTM.

Thứ hai, phân tích thực trạng cho vay và khả năng cạnh tranh trong hoạt động này của BIDV từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức trong cạnh tranh cho vay của BIDV.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay của BIDV theo mô hình ngân hàng hiện đại, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu còn có nhiều hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những khuyết điểm. Vì vậy, em rất mong muốn được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài viết có ý nghĩa thực tiễn hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 46 - 50)