hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ; (2) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ; (3) Giữ bí mật và yêu cầu những người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ; (4) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ; (5) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật; (6) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Phần thứ tám: Hợp tác quốc tế
1. Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định chung về hợp tác quốc tế trong tốtụng hình sự (các điều 491-493) tụng hình sự (các điều 491-493)
- Quy định theo hướng mở rộng phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ Việt Nam so với quy định của BLTTHS năm 2003, bao gồm: (1) tương trợ tư pháp về hình sự; (2) dẫn độ; (3) tiếp nhận, chuyển giao
người đang chấp hành hình phạt tù; (4) các hoạt động hợp tác quốc tế khác.
- Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của BLTTHS, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
- Bộ Công an là cơ quan trung ương của Việt Nam trong hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; VKSND tối cao là cơ quan trung ương của Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và những hoạt động hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật.
2. Bổ sung quy định về giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thậpđược qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Điều 494) được qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Điều 494)
Nhằm khắc phục sự khác nhau trong nhận thức và đánh giá tài liệu, đồ vật thu thập được thông qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định mới về giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thập được
qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, theo đó: tài liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập theo ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc tài liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi đến Việt Nam để ủy thác truy cứu trách nhiệm hình sự có thể được coi là chứng cứ; trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 thì có thể được coi là vật chứng.
3. Bổ sung quy định về sự có mặt của người tiến hành tố tụng, ngườitham gia tố tụng của Việt Nam ở nước ngoài và ngược lại (các điều 49, 495 và tham gia tố tụng của Việt Nam ở nước ngoài và ngược lại (các điều 49, 495 và 496)
ngoài, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định mang tính nguyên tắc việc tiến hành
tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam; về sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam ở nước ngoài và ngược lại để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự.
4. Bổ sung các quy định về xử lý trường hợp từ chối dẫn độ công dânViệt Nam (các điều 498-501) Việt Nam (các điều 498-501)
Nhằm đáp ứng yêu cầu của luật pháp quốc tế, đồng thời thể hiện Việt Nam là thành viên tích cực trong hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự, BLTTHS năm
2015 đã bổ sung quy định về hoạt động tố tụng trong trường hợp từ chối dẫn độ công dân Việt Nam, theo đó: theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ; đồng thời, quy định cụ
thể thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục cụ thể của các hoạt động tố tụng này.
5. Bổ sung quy định về các biện pháp ngăn chặn và thẩm quyền ápdụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ (các điều 502-506)
BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể về các biện pháp ngăn chặn và căn
cứ, điều kiện, thẩm quyền, thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ, theo đó có 05 biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng, gồm: bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh.
6. Bổ sung quy định về xử lý tài sản do phạm tội mà có trong các vụán có yếu tố nước ngoài (Điều 507) án có yếu tố nước ngoài (Điều 507)
BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định về xử lý tài sản do phạm tội mà có, theo đó: cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài trong việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu, xử lý tài sản do phạm tội mà có để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; việc truy tìm, tạm giữ, phong tỏa, kê biên, tịch thu tài sản
do phạm tội mà có áp dụng theo quy định pháp luật Việt Nam và việc trả lại, phân chia tài sản do phạm tội mà có thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể.
7. Bổ sung quy định về phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tratố tụng đặc biệt (Điều 508) tố tụng đặc biệt (Điều 508)
Hợp tác quốc tế trong việc phối hợp điều tra, áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt là yêu cầu khá phổ biến trong hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định về phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, theo đó khẳng định: cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Việc hợp tác phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được
thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan; các hoạt động phối hợp điều tra thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
MỘT SỐ LƯU Ý
1. BLTTHS năm 2015 có nội dung sửa đổi, bổ sung rất lớn (176 điều mới,
317 điều sửa đổi, 26 điều bị bãi bỏ, 17 điều giữ nguyên). Do đó, đề nghị các cấp kiểm sát tổ chức nghiên cứu, học tập kỹ lưỡng Bộ luật mới nhằm bảo đảm các quy định của BLTTHS năm 2015 được áp dụng đầy đủ, đúng đắn từ ngày 01/7/2016.
2. Đối với những vụ án đang được thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền của
BLTTHS năm 2003 nhưng đến ngày 01/7/2016 chưa kết thúc thì thẩm quyền giải quyết tiếp tục được áp dụng theo BLTTHS năm 2003 cho đến khi kết thúc vụ án, còn các vấn đề khác được thực hiện theo quy định của BLTTHS năm 2015.
3. Đối với hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố; hoạt động điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; hoạt động điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn mà đến ngày 01/7/2016 chưa kết thúc thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, thời hạn điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn được tính theo thời hạn của BLTTHS năm 2015.
4. Đối với những bị can, bị cáo đang bị tạm giam theo quy định của
BLTTHS năm 2003 nhưng đến ngày 01/7/2016 không được tạm giam theo quy định của BLTTHS năm 2015 hoặc thời hạn tạm giam vượt quá thời hạn theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì biện pháp tạm giam đang áp dụng phải bị hủy bỏ hoặc thay bằng biện pháp ngăn chặn khác. Do đó, đề nghị các đơn vị thuộc VKSNDTC, Viện kiểm sát các cấp phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra cùng cấp rà soát những trường hợp đang bị tạm giam, đối chiếu với những thay đổi của BLTTHS năm 2015 để khẩn trương hoàn thành việc điều tra, tuyệt đối không để xảy ra việc quá thời hạn tạm giam; tính toán kỹ thời điểm ban hành cáo trạng, thời điểm hoàn thành việc giao cáo trạng cho bị can để phù hợp với điều chỉnh về thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố./.