- Phần thủ tục đặc biệt gồm 7 chương, 78 điều, trong đó: ngoài 04 thủ tục
5. Thủ tục rút gọn (Chương XXXI)
5.1. Phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn (Điều 455 và Điều 456)
- Điều 455 quy định theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong cả thủ tục xét xử phúc thẩm, thay vì chỉ có ở giai đoạn sơ thẩm như quy định của BLTTHS năm 2003.
- Điểm a khoản 1 Điều 456 quy định bổ sung trường hợp người thực hiện
phạm tội tự thú ngoài trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả
tang như quy định hiện hành, theo đó, khi thuộc 1 trong 2 trường hợp vừa nêu, đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 456 (sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng), thì cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm.
- Khoản 2 Điều 456 quy định điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện, đó là: a) vụ án đã được
áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo hưởng án treo; b) vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho
bị cáo hưởng án treo. Như vậy, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm phải có 05 điều kiện để áp dụng thủ tục thủ tục rút gọn, nhiều hơn 1 điều kiện so với giai đoạn
xét xử sơ thẩm, đó là điều kiện về kháng cáo, kháng nghị.
- Khoản 1 Điều 457 quy định việc áp dụng thủ tục rút gọn là bắt buộc
thay vì tùy nghi như quy định của BLTHS năm 2003, theo đó các cơ quan tiến
hành tố tụng phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn khi vụ án có đầy đủ các điều kiện theo luật định.
5.2. Thẩm quyền quyết định, thời điểm áp dụng và hiệu lực của quyếtđịnh áp dụng thủ tục rút gọn (Điều 457) định áp dụng thủ tục rút gọn (Điều 457)
- Mở rộng thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng thay vì chỉ có Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có thẩm
quyền quyết định trong giai đoạn điều tra, truy tố như quy định của BLTTHS năm 2003, nhằm tăng cường tính chủ động và đề cao trách nhiệm của 3 cơ quan tiến hành tố tụng trong từng giai đoạn tố tụng tương ứng.
- Sửa đổi thời điểm áp dụng thủ tục rút gọn là sau 24h kể từ khi vụ án có
đủ điều kiện thay vì sau khi khởi tố vụ án như quy định của BLTTHS năm 2003,
nhằm bảo đảm phù hợp với quy định mới về thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục này, theo đó: vào bất kỳ thời điểm nào trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, khi vụ án xuất hiện đầy đủ điều kiện thì cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm áp dụng ngay thủ tục này để giải quyết nhanh vụ án.
- Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được ban hành một lần và có hiệu
lực kể từ khi ban hành cho đến giai đoạn xét xử phúc thẩm, trừ trường hợp bị
hủy bỏ theo quy định tại Điều 458 BLTTHS; trong thời hạn 24 giờ sau khi ban hành Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, cơ quan đã ban hành phải gửi ngay quyết định cho Viện kiểm sát, bị can, bị cáo, người bào chữa, người đại diện hợp pháp.
- Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát tính có căn cứ và hợp pháp của
các quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra và Tòa án. Nếu xét
thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra không có căn cứ thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định của Cơ quan điều tra; nếu xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Tòa án không có căn cứ thì Viện kiểm sát kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định và Chánh án phải xem xét trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kiến nghị.
5.3.Bổ sung quy định về việc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn(Điều 458) (Điều 458)