Thủ tục tái thẩm

Một phần của tài liệu 1.2. TL tập huấn BLTTHS.T4.2016 (Trang 57 - 58)

- Lý do: bảo đảm quy định chặt chẽ các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm,

2. Thủ tục tái thẩm

2.1. Quy định rõ hơn căn cứ kháng nghị tái thẩm (Điều 398)

- BLTTHS năm 2003: Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị

tái thẩm là: (1) Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật; (2) Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai; (3) Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật; (4) Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.

- BLTTHS năm 2015: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp

luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ: (1) Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật; (2) Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án; (3) Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật; (4) Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

- Lý do: bản đảm tính chính xác, rõ ràng về căn cứ kháng nghị tái thẩm.

2.2. Quy định đầy đủ và cụ thể hơn việc thông báo và xác minh nhữngtình tiết mới được phát hiện (Điều 399) tình tiết mới được phát hiện (Điều 399)

- BLTTHS năm 2003: (1) Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công

dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó. (2) Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.

- BLTTHS năm 2015: (1) Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân

có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Trường hợp Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. (2) Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát.

mới, làm cơ sở cho việc kháng nghị tái thẩm để giải quyết vụ án chính xác.

2.3. Quy định chính xác hơn về những người có quyền kháng nghị theothủ tục tái thẩm (Điều 400) thủ tục tái thẩm (Điều 400)

- BLTTHS năm 2003: (1) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có

quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. (2) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới. (3) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.

- BLTTHS năm 2015: Bổ sung và quy định rõ: (1)Viện trưởng Viện kiểm

sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án

quân sự khu vực. (2) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Lý do: Phù hợp với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.

Một phần của tài liệu 1.2. TL tập huấn BLTTHS.T4.2016 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w