- Phần thủ tục đặc biệt gồm 7 chương, 78 điều, trong đó: ngoài 04 thủ tục
3. Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Chương XXIX)
3.3.5. Các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân (các điều 437-439)
BLTTHS quy định 04 biện pháp cưỡng chế đới với pháp nhân, với những căn cứ, điều kiện áp dụng chặt chẽ và thời hạn áp dụng không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, cụ thể:
437)
- Đối tượng, điều kiện áp dụng: Biện pháp này được áp dụng đối với pháp
nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại; chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại;
- Trách nhiệm quản lý tài sản bị kê biên: Tài sản bị kê biên được giao cho
người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản; nếu để xảy ra việc tiêu
dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật (có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 385 Bộ luật hình sự về tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tài khoản);
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng: theo quy định tại Điều 128 BLTTHS và phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; đại diện chính quyền cơ sở nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên và người chứng kiến.
(2) Phong tỏa tài khoản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân (Điều 438)
- Đối tượng, điều kiện và phạm vi về chủ thể bị áp dụng: Biện pháp này được áp dụng pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn
cứ xác định pháp nhân có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước; áp dụng không chỉ đối với pháp nhân phạm tội, mà còn đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại;
- Trách nhiệm quản lý tài khoản bị phong tỏa: Cơ quan phong tỏa tài khoản phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho đại diện tổ chức tín dụng
hoặc Kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân hoặc tài khoản của cá nhân, tổ chức khác liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục: Theo quy định tại Điều 129 BLTTHS. (3) Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân (Điều 439)
- Căn cứ áp dụng: Khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của pháp nhân
gây thiệt hại hoặc khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, môi trường hoặc trật tự, an toàn xã hội;
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng: Cấp trưởng, cấp phó của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp và Hội đồng xét xử; quyết định của Thủ
trưởng, Phó thủ trưởng của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
- Thời hạn áp dụng: không quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử; thời hạn
tạm đình chỉ đối với pháp nhân bị kết án kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm pháp nhân chấp hành án.
- Đối tượng, điều kiện áp dụng: Biện pháp này được áp dụng đối với pháp
nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại; chỉ buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại;
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục: tương tự biện pháp tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân; BLTTHS quy định giao cho Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ,
hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp.