Ảnh hưởng của các biện pháp luân canh ñến sinh trưởng của cây ngô.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI (Trang 49 - 50)

- Phương pháp xử lý số liệụ

3.3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp luân canh ñến sinh trưởng của cây ngô.

Bảng 3.24: Ảnh hưởng của biện pháp luân canh ñến thời gian, tỷ lệ mọc cây ngô.

Công thức

Thời gian mọc sau khi gieo(ngày) Tỷ lệ mọc (%)

2006 2007 2006 2007 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 T1 6 6 94,6 94,1 T2 6 5 6 5 94,1 94,5 94,2 94,7 T3 6 6 94,4 94,5 T4 5 5 94,6 94,5

Theo dõi thời gian mọc của ngô trong hai năm thí nghiệm ở bảng 3.24 chúng tôi thấy: Cây ngô mọc khỏi mặt ñất sau 6 ngày gieo ñối với vụ 1 và 5 ngày ñối với vụ 2. Sự khác nhau nói trên có thể là do ảnh hưởng yếu tố khí hậu, ñặc biệt là ñộ ẩm ñất. Thông thường trong vụ 2 ẩm ñộ ñất thời kỳ gieo hạt cao và ổn ñịnh hơn so với vụ 1. Không thấy sự khác nhau về thời gian mọc của ngô ở các công thức trong cùng một vụ.

Tỷ lệ mọc của ngô qua hai năm thí nghiệm ñều ñạt chỉ số khá cao, biến ñộng trong khoảng 94,1 - 94,6% ñối với vụ 1 và 94,5 - 94,7% ñối với vụ 2. Ở ñây không thấy sự khác nhau ñáng kể giữa các công thức cũng như giữa các vụ gieo trồng. Kết quả trên cho thấy giống làm thí nghiệm có chất lượng khá tốt và ñiều kiện thời tiết hai năm gieo trồng khá thuận lợị

Bảng 3.25: Ảnh hưởng của biện pháp luân canh ñến chiều cao cây ngô qua các thời kỳ.

Công thức

Thời kỳ 9 – 10 lá (cm) Thời kỳ trổ cờ phun râu (cm)

2006 2007 2006 2007 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 T1 185,1 182,6 218,3 209,3 T2 184,4 171,0 180,5 170,4 218,0 199,5 206,6 190,6 T3 185,0 185,9 217,9 218,2 T4 175,8 176,1 202,3 197,2

Kết quả quan trắc sinh trưởng cây ngô tại các thời kỳ 9-10 lá và trổ cờ phun râu cho thấy: Không có sự khác nhau ñáng kể về chiều cao cây giữa các công thức trong cùng 1 vụ gieo trồng. Chiều cao cây ở vụ 1 năm 2006 biến ñộng 184,4 - 185,1cm ở thời kỳ 9 - 10 lá và 217,9 - 218,3cm ở thời kỳ trổ cờ phun râụ Năm 2007 nhìn chung có biến ñộng về tăng trưởng chiều cao qua các thời kỳ, ñáng chú ý là các công thức canh tác ngô một vụ, và ngô hai vụ trong năm (T1, T2) chiều cao cây có chiều hướng sụt giảm so với năm trước. Công thức canh tác ngô vụ 1, lạc vụ 2 (T3) tăng trưởng về chiều cao cây ổn ñịnh qua các thời kỳ và ñạt cao nhất so với các công thức còn lại, thể hiện ở thời kỳ trổ cờ phun râu 218,2cm tăng 11,6cm so với T2 và 8,9cm so với T1. Ở các công thức (T2, T4 chiều cao cây tại các thời kỳ tương ứng ñối với vụ 2 trung bình là 170,2 - 175,9cm và 195,1 - 199,7cm . Cùng thời kỳ sinh trưởng thì trị số chiều cao cây ngô vụ 1 luôn lớn hơn so với vụ 2. Đó là do vụ 1 có ñiều kiện thời tiết thuận lợi hơn, lượng mưa phân bố ñều hơn. Trong khi ở vụ 2, thời tiết có phần khó khăn hơn, sự phân bố mưa chủ yếu tập trung vào ñầu vụ, thường gây ra hiện tượng ngập úng ñối với cây con, song ñến gần cuối vụ, thì hay xảy ra tiểu hạn hoặc dứt mưa sớm nên ảnh hưởng bất lợi cho sinh trưởng của cây ngô (bảng 3.25).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)