Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lúa nương.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI (Trang 30 - 34)

- Phương pháp xử lý số liệụ

3.1.2. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lúa nương.

năng suất và năng suất của lúa nương.

Bảng 3.2: Ảnh hưởng các biện pháp canh tác ñến số bông hữu hiệu/khóm của lúa nương.

Công thức

Số bông hữu hiệu/khóm

2006 2007 TB % T1 10,5 10,1 10,3 100 T2 12,6 12,1 12,3 119,4 T3 13,3 12,7 13,0 126,2 T4 13,5 13,3 13,4 130,1 T5 13,5 13,9 13,7 133,0 LSD0.05 0.93 0.77 0.40 -

Kết quả theo dõi số bông hữu hiệu/khóm của các công thức thí nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy: Giống lúa mới LC93-1 có số bông tương ñối cao, dao ñộng 13,0 – 13,7 bông/khóm. Đối với giống lúa ñịa phương tuy có số bông/khóm ít hơn giống LC93-1, song nếu ñược ñầu tư phân bón, sẽ tăng

thêm 2,3 bông/khóm tương ứng 19,4% so với ñối chứng không bón phân (T1).

Sự chênh lệch về số bông hữu hiệu/khóm giữa các công thức: T3 (có phân bón), T4 (bón phân, kết hợp băng chống xói mòn) và T5 (phân bón, trồng băng chắn và vùi trả phụ phế phẩm) trong năm thứ nhất là không lớn. Qua năm thứ hai, số bông/khóm ở các công thức có sự biến ñộng: Sụt giảm ñối với T3 nhưng khá ổn ñịnh ñối T4 và có chiều hướng gia tăng ñối với T5.

Qua ñây ta thấy rằng việc bón phân kết hợp áp dụng biện pháp chống xói mòn và vùi trả lại phụ phế phẩm cho ñồng ruộng có tác ñộng tích cực ñến số bông hữu hiệu của lúa nương. Sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng các biện pháp canh tác ñến chiều dài bông và hạt chắc của lúa nương.

Công thức

Chiều dài bông(cm) Số hạt chắc/bông

2006 2007 TB 2006 2007 TB T1 20,8 21,4 21,1 64,0 64,3 64,1 T2 24,0 24,5 24,3 81,6 88,6 85,1 T3 20,1 19,8 19,9 92,1 91,9 92,0 T4 20,9 21,5 21,2 92,5 93,0 92,8 T5 21,4 22,4 21,9 92,8 94,3 93,5 LSD 0.05 1.31 1.22 0.59 2.31 1.89 2.92

Theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp canh tác ñến chiều dài bông chúng tôi có kết quả như ở bảng 3.3. Cùng giống lúa ñịa phương nhưng khác nhau về phương thức canh tác thì chỉ tiêu chiều dài bông hoàn toàn khác nhaụ Công thức có phân bón (T2) trung bình chiều dài bông là 24,3cm, cao hơn 2,2cm so với công thức không bón phân (T1).

Đối với giống lúa mới LC93-1, sự khác nhau về chiều dài bông giữa các công thức trong năm thí nghiệm ñầu tiên là không ñáng kể. Nhưng qua năm thứ hai, chỉ số này có sự thay ñổi rõ rệt. Đáng chú ý nhất là công thức

(T5), chiều dài bông lúa ñạt cao nhất, trung bình là 21,9cm, tăng 2,0cm so với T3. Sự khác nhau về chiều dài bông trong trường hợp này là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Số hạt chắc/bông giữa hai công thức có và không bón phân thể hiện khác nhaụ Công thức có phân bón (T2) số hạt chắc/bông trung bình trong hai năm là 85,1hạt/bông, tăng 21,0 hạt/bông so với công thức không bón phân (T1). Đối với các công thức canh tác giống lúa mới LC93-1, mặc dầu khác nhau về biện pháp kỹ thuật nhưng năm ñầu thí nghiệm không có sự khác nhau ñáng kể về số hạt chắc/bông . Sang năm thứ hai các chỉ số có sự biến ñộng khá rõ, công thức có phân bón nhưng không có biện pháp bảo vệ ñất (T3), có số hạt chắc/bông giảm so với năm thí nghiệm thứ nhất. Công thức bón phân kết hợp trồng băng muồng hoa vàng, cốt khí chống xói mòn (T4) có phần ổn ñịnh về số hạt chắt/bông qua các năm. Công thức bón phân kết hợp với trồng băng muồng hoa vàng, cốt khí chống xói mòn và vùi trả lại phụ phế phẩm cho ñồng ruộng (T5), có chiều hướng gia tăng số hạt chắc/bông theo thời gian thí nghiệm, trung bình trong hai năm ñạt ñược 93,5hạt/bông, tăng 1,5 hạt so với T3(cùng giống LC93-1).

Bảng 3.4 : Ảnh hưởng các biện pháp canh tác ñến khối lượng hạt và năng suất của lúa nương.

Công thức

Khối lượng 1000hạt(g) Năng suất(tạ/ha)

2006 2007 TB 2006 2007 TB % T1 19,3 19,4 19,3 12,8 12,2 12,5 100,0 T2 24,3 23,5 23,9 22,2 21,6 21,9 175,2 T3 22,6 22,1 22,4 28,7 28,0 28,3 226,4 T4 22,7 22,6 22,7 28,5 28,6 28,6 228,8 T5 23,2 24,0 23,6 28,8 30,0 29,4 235,2 LSD 0,05 1.17 1.06 0.51 0.94 0.66 0.66 -

Khối lượng hạt là một trong những yếu tố cấu thành năng suất quan trọng và phản ảnh sự tác ñộng của các biện pháp canh tác ñến sinh trưởng và phát triển của cây lúạ Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, ñối với giống lúa ñịa

phương khối lượng 1000 hạt giữa hai công thức có và không sử dụng phân bón khác nhau ñáng kể. Trung bình trong hai năm (2006-2007) khối lượng 1000 hạt ở công thức có bón phân ñạt 23,9g tăng 4,6g so với ñối chứng không sử dụng phân bón (T1).

Đối với lúa giống LC93-1, công thức có phân bón kết hợp với băng chắn bảo vệ ñất và vùi trả tàn dư thực vật (T5) có khối lượng hạt cao nhất, trung bình 23,6g/1000hạt tăng 1,2g/1000 hạt so với T3.

Năng suất trung bình của hai năm ñối với lúa nương ñịa phương không bón phân chỉ ñạt 12,5 tạ/ha, trong khi ñó ñối với công thức có ñầu tư phân bón là 21,9 tạ/ha tăng 9,4 tạ/ha, tương ứng 75,2%. Cùng mức ñộ ñầu tư phân bón (T2,T3) nhưng năng suất của giống LC 93-1 có thể ñạt ñến 28,3tạ/ha, cao hơn giống ñiạ phương 6,4tạ/ha, tương ứng 29,2%.

Công thức bón phân kết hợp trồng băng chắn chống xói mòn (T4) năng suất khá ổn ñịnh qua các năm. Đáng chú ý nhất công thức áp dụng ñồng bộ cả ba biện pháp, phân bón, băng chắn và vùi trả lại phụ phế phẩm (T5) cho năng suất ổn ñịnh hơn cả, năm 2006 là 28,8tạ/ha, 2007 là 30,0tạ/ha, trung bình 29,4tạ/ha, cao hơn các công thức khác từ 0,8tạ ñến 16,9tạ/ha, tướng ứng 6,4 - 135,2%.

Qua ñây ta thấy, các yếu tố giống, phân bón và biện pháp canh tác ñều có phản ứng tốt ñối với năng suất lúa tại vùng Ia Dom. Do vậy, cần áp dụng ñồng bộ 3 biện pháp kỹ thuật then chốt này vào sản xuất lúa nương tại ñịa bàn nghiên cứụ Trong trường hợp khó khăn về giống thì dù sử dụng giống ñịa phương nhưng có ñầu tư phân bón hợp lý và áp dụng các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn vẫn có thể cải thiện ñược ñáng kể về năng suất.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)