Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác ñến sinh trưởng của cây ngô.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI (Trang 39 - 41)

- Phương pháp xử lý số liệụ

3.2.1.Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác ñến sinh trưởng của cây ngô.

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác ñến tỷ lệ mọc cây ngô.

Công thức 2006 Tỷ lệ mọc (%) 2007 TB

T1 95,3 95,6 95,4

T2 95,7 95,9 95,8

T3 95,9 96,1 96,0

T4 96,0 96,0 96,0

Theo dõi tỷ lệ mọc của ngô ở các công công thức thí nghiệm cho kết quả bảng 3.12 nhận thấỵ Tỷ lệ mọc của ngô ñạt khá cao và biến ñộng từ 95,3 – 96,0% trong năm 2006 và 95,6 - 96,1% ñối với năm 2007, trung bình từ 95,4 – 96,0%. Tỉ lệ mọc không khác nhau nhiều giữa các công thức thí nghiệm, thể hiện tính ñồng ñều của lô hạt giống mang làm thí nghiệm ñồng thời ít chịu sự tác ñộng của yếu tố phân bón cũng như các biện pháp canh tác khác.

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác ñến chiều cao cây ngô qua các thời kỳ.

Công thức

Thời kỳ 9 – 10 lá (cm) Thời kỳ trổ cờ phun râu (cm)

2006 2007 TB 2006 2007 TB T1 164,6 165,3 165,0 184,2 189,9 187,0 T2 193,9 184,8 189,3 215,5 211,9 213,7 T3 193,8 196,5 195,2 216,9 218,3 217,6 T4 194,1 198,1 196,1 216,3 226,6 221,4 LSD0.05 0.88 1.13 4.86 3.35 1.78 5.83

Kết quả theo dõi sinh trưởng của cây ngô dưới tác ñộng của của các biện pháp canh tác bảng 3.13 cho thấy:

Có sự chênh lệch nhau ñáng kể về tăng trưởng chiều cao cây giữa các công thức thí nghiệm ở cả 2 thời kỳ cây ngô 9 – 10 lá và trổ cờ phun râụ Thể hiện, công thức không bón phân (T1) chiều cao cây thời kỳ 9-10 lá ñạt 165,0cm và thời kỳ trổ cờ phun râu ñạt 187,0cm, công thức có ñầu tư phân bón (T2) ñạt 189,3 cm tại thời ñiểm 9-10 lá và 213,7cm tại thời ñiểm trổ cờ phun râu, mức tăng tương ứng 24,3cm và 26,7cm so với T1. Như vậy, bón phân có ý nghĩa làm tăng chiều cao cây trong cả 2 thời kỳ quan trắc. So sánh chiều cao cây giữa công thức có bón phân nhưng không áp dụng biện pháp bảo vệ ñất (T2) với các công thức có bón phân kết hợp trồng xen lạc và vùi phụ phế phẩm (T3,T4), chúng tôi thấy: Ở năm ñầu thí nghiệm sự chênh lệch nhau không lớn, song qua năm thứ hai các chỉ số có sự biến ñộng theo các chiều hướng khác nhaụ Công thức T2 có chiều cao cây ở năm ñầu là 193,9cm và 215,5cm, sang năm thứ hai chỉ còn 184,8cm và 211,9cm, giảm tương ứng ở mỗi thời kỳ là 9,1cm và 3,6cm. Công thức T4 có chiều cao cây ở năm hai là 198,1cm và 226,6cm, tăng tương ứng với năm thứ nhất là 4,0cm và 10,3cm. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy các yếu tố thí nghiệm như phân bón, biện pháp trồng xen lạc, băng chắn hổn hợp muồng hoa vàng, cốt khí và vùi phụ phế phẩm, có tác ñộng làm tăng chiều cao cây ngô. Sự sai khác giữa các công thức có ý nghĩa về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI (Trang 39 - 41)