Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI (Trang 41 - 44)

- Phương pháp xử lý số liệụ

3.2.2.Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô.

năng suất và năng suất ngô.

Bảng 3.14: Ảnh hưởng các biện pháp canh tác ñến chiều dài bắp và ñường kính bắp.

Công thức

Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm)

2006 2007 TB 2006 2007 TB T1 16,9 17,1 17,0 3,6 3,9 3,7 T2 19,0 18,7 18,8 4,6 4,8 4,7 T3 19,1 19,5 19,3 4,7 5,0 4,9 T4 19,5 20,2 19,9 4,9 5,2 5,1 LSD0.05 1.09 0.90 0.42 0.26 0.39 0.27

Kết quả theo dõi thí nghiệm trình bày ở bảng 3.14 cho thấy: Việc bón phân và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác bảo vệ ñất dốc ñã tác ñộng ñến các yếu tố cấu thành năng suất ngô. Công thức không bón phân (T1) có chiều dài bắp trung bình ñạt 17,0cm, trong khi ñó công thức có ñầu tư phân bón (T2) ñạt ñược 18,8cm tăng 1,8cm so với T1. Công thức (T2) có chiều dài bắp là 18,8cm, thấp hơn công thức trồng xen lạc (T3) là 0,5cm. Công thức có chỉ số chiều dài bắp lớn nhất trong thí nghiệm là bón phân kết hợp trồng xen, băng chắn và vùi tàn dư thực vật (T4), ñạt 19,9cm, cao hơn 0,6cm so với T3 và 1,1cm so với T2.

Tất cả các biện pháp thâm canh và bảo vệ ñất ñều có tác dụng làm tăng ñường kính bắp so với ñối chứng, trong ñó hiệu quả nhất là biện pháp bón phân kết hợp trồng xen và vùi phụ phế phẩm (T4), trung bình hai năm ñạt

5,1cm, cao hơn công thức chỉ bón phân (T2) hoặc bón phân kết hợp trồng xen (T3) tương ứng là 0,4cm và 0,2cm.

Sự khác nhau giữa các công thức về ñường kính bắp và chiều dài bắp là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 3.15: Ảnh hưởng các biện pháp canh tác ñến số hạt trên hàng và khối lượng hạt. Công thức Số hạt /hàng Khối lượng 1000hạt (g) 2006 2007 TB 2006 2007 TB T1 32,4 32,8 32,6 242,3 246,7 245,5 T2 41,2 39,0 40,1 290,9 281,5 287,3 T3 41,1 41,4 41,2 290,7 290,6 290,8 T4 41,2 43,1 42,2 291,2 305,4 299,7 LSD0.05 1.26 1.69 1.39 1.87 2.45 8.28

Bảng 3.15 là kết quả theo dõi số hạt/hàng và khối lượng 1000hạt của ngô trong hai năm (2006-2007). Cũng như các yếu tố cấu thành năng suất khác, chỉ tiêu số hạt trên hàng biến ñộng rất rõ giữa các công thức. Công thức không bón phân, không áp dụng các biên pháp bảo vệ ñất (T1) số hạt/hàng trung bình hai năm ñạt ñược 32,6 hạt/hàng, trong khi ñó công thức có ñầu tư phân bón (T2) ñạt ñược 40,1 hạt/hàng, tăng 7,5 hạt/hàng so với T1. Đối với các công thức T3, và T4 năm ñầu thí nghiệm chỉ số theo dõi khác nhau không ñáng kể, dao ñộng 41,1 ñến 41,2 hạt/hàng. Nhưng qua năm thứ hai có sự thay ñổi rõ rệt. Công thức T4 ñạt ñược 43,1 hạt/hàng, tăng 2,9hạt/hàng so với năm trước và cao hơn tương ứng so với ñối chứng là 10,3 hạt/hàng. Sự biến ñộng số hạt/hàng giữa các công thức thí nghiệm khác nhau là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Đối với khối lượng hạt, công thức không có phân bón, không áp dụng biện pháp bảo vệ ñất (T1) chỉ ñạt trung bình 245,5g/1000 hạt. Công thức có phân bón (T2) ñạt ñược 287,3 g/1000hạt, tăng 41,8g so với T1. Các biện pháp trồng xen, băng chắn chống xói mòn hoặc vùi trả lại phụ phế phẩm tuy có xu hướng làm tăng trọng lựơng hạt song mức tăng chưa ñáng kể.

Bảng 3.16 : Ảnh hưởng các biện pháp canh tác ñến năng suất của ngô.

Công thức Năng suất (tạ/ha)

2006 2007 TB % T1 28,8 28,1 28,4 100 T2 53,2 52,1 52,6 185.2 T3 53,5 53,3 53,4 188.0 T4 53,8 55,9 54,8 193.0 LSD0.05 1.06 0.66 1.17 -

Năng suất là một trong những kết quả quan trọng nhất ñể phản ánh sự tác ñộng của việc bón phân và áp dụng các biện pháp canh tác trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Kết quả thể hiện bảng 3.16 cho thấy: Năng suất ngô năm thứ 1 ở các công thức có ñầu tư phân bón biến ñộng trong khoảng 53,2 - 53,8 tạ/ha, tăng so với ñối chứng không bón phân 24,4 - 25,0 tạ/hạ Các biện pháp trồng xen và vùi trả lại phụ phế phẩm chưa làm thay ñổi ñáng kể năng suất ngô trong năm thí nghiệm ñầu tiên. Qua năm hai, ở công thức không ñầu tư phân bón, không có biện pháp bảo vệ ñất (T1), năng suất giảm 0,7 tạ/ha so với năm ñầu tiên. Các biện pháp thâm canh như bón phân, trồng xen, băng chắn và vùi trả lại phụ phế phẩm ñều có tác dụng cải thiện năng suất ngô rõ rệt trong năm thứ 2. Trong ñó phân bón góp phần tăng năng suất ngô lên trung bình 24,2 tạ/ha, tương ứng 85,2%, bón phân kết hợp trồng xen lạc và băng chắn bảo vệ ñất tăng 25,0 tạ/ha tương ứng 88,0% và công thức tích hợp tất cả các biện pháp bón phân, trồng xen băng chắn và vùi trả lại phụ phế phẩm tăng 26,4 tạ/ha tương ứng 93,0%. Từ kết quả ñó chúng ta thấy ñược rằng phân bón cũng như các biện pháp canh tác bảo vệ ñất rất có ý nghĩa làm tăng năng suất ngô trên ñất dốc. Sự biến ñộng giữa các công thức rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI (Trang 41 - 44)