Xử lý nợ tồn đọng:

Một phần của tài liệu 189 rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 64 - 65)

Số nợ xấu hiện đang vẫn ở trong mức tiêu chuẩn của hệ thống Ngân hàng Công Thương, nhưng nó vẫn làm xấu đi bảng tổng kết tài sản, giảm uy tín của ngân hàng mà còn gây ra những khó khăn trong hoạt động của ngân hàng khi phải cạnh tranh với các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong tương lai. * Xin trợ cấp từ Ngân hàng nhà nước

Đối với số nợ của Ngân hàng Nhà nước và nợ không có TSĐB, Vietinbnak Chi nhánh Ba Đình cần làm việc với Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cấp nguồn cho Chi nhánh để xóa nợ, nếu không Chính phủ có thể cho phép ngân hàng tiếp tục hạch toán nợ vào chi phí hoạt động. Hoặc đòi hỏi Chi nhánh phải tiếp tục nỗ lực cao để hoạt động kinh doanh có lãi, để có thể rút ngắn thời gian thu hồi nợ để có thể hạch toán vào chi phí mà vẫn có thể duy trì được lợi nhuận.

* Thu nợ trực tiếp từ khách hàng

Đây là biện pháp cơ bản để giải quyết tận gốc các khoản nợ tồn đọng, tuy nhiên biện pháp này chỉ có hiệu quả đối với DN còn hoạt động và có khả năng trả nợ.

Cách nhanh chóng nhất để thu hồi nợ vay là Chi nhánh miễn giảm một phần nợ lãi cho khách hàng và động viên DN bán bớt một phần tài sản không cần thiết để trả nợ.

Cách thứ hai, ngân hàng thay đổi lại kế hoạch trả nợ cho DN, còn DN xem xét lại kế hoạch kinh doanh, dùng biện pháp mềm mỏng hỗ trợ DN khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho ngân hàng đồng thời hạ bớt lãi suất, giảm chi phí dịch vụ. Vietinbank Chi nhánh Ba Đình cần phối hợp với DN, từ đó có hướng khai thác thích hợp, chẳng hạn như DN gặp khó khăn trên thị trường đầu ra, cần có các biện pháp cắt giảm chi phí, giải phóng hàng tồn kho, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, thay đổi phương

thức bán hàng... DN gặp khó khăn do vốn bị chiếm dụng quá nhiều thì cần tháo gỡ từ các khách hàng mua chịu của DN. Nguyên nhân dẫ đến rủi ro cho DN rất nhiều, bởi vậy cách thức giải quyết vấn đề của từng DN cũng phải khác nhau.

* Thu hồi nợ từ việc xử lý tài sản

Hiện nay thị trường bất động sản đang có chiều hướng có lợi cho ngân hàng, bởi vậy ngân hàng nên đẩy nhanh công tác phát mại tài sản, mặc dù giá bán chưa thể bù đắp được tổn thất do khoản nợ gây ra, nhưng nhanh thu hồi vốn, tránh trường hợp tài sản bị xuống cấp, hư hỏng, lấn chiếm...

* Nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để thu hồi nợ

Đây là cách thức cuối cùng mà bản thân ngân hàng không mong muốn, song là cơ quan kinh doanh, Vietinbank Chi nhánh Ba Đình cần kiên quyết khởi kiện ra tòa đối với các con nợ không có thiện chí hợp tác để có thể nhanh chóng thu hồi nợ.

* Tăng cường tích lũy dự phòng rủi ro

Trong điều kiện bán TSĐB và thu hồi nợ của khách hàng còn nhiều khó khăn như hiện nay thì quỹ dự phòng rủi ro là nguồn quan trọng để xử lý nợ tồn đọng. Hiện nay, ở Chi nhánh, quỹ dự phòng được thiết lập dựa trên kết quả kinh doanh của năm tài chính cho phép, do vậy ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả thì nguồn tài chính trích dự phòng ngày càng nhiều. Muốn vậy, ngân hàng cần phải phân bổ vốn nhiều hơn nữa vào các hoạt động kinh doanh có mức sinh lời cao như tín dụng, góp vốn liên doanh mua cổ phần, kinh doanh ngoại tệ, đồng thời thu những khoản lãi cho vay chưa thu được.

Với các khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng, ngân hàng cần có kế hoạch theo dõi, tiếp tục thu hồi nợ nếu có thể làm tăng nguồn thu cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 189 rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w