*Phân tán rủi ro tín dụng
Được thực hiện theo phương thức chia sẻ rủi ro giữa những nhà đầu tư với nhau bằng cách đa dạng hóa các nguồn vốn và hình thức sử dụng vốn của Ngân hàng. Không tập trung vốn cho vay vào một khách hàng, phải mở rộng các khoản tín dụng và tiền gửi của Ngân hàng cho nhiều khách hàng. Không tập trung cho vay vào một lĩnh vực đầu tư, một khu vực đầu tư.
*Lựa chọn các đảm bảo tài chính
Lựa chọn hình thức bảo đảm phù hợp với yêu cầu của khoản vay đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm bảo đảm tại thời điểm vay vốn. Với đảm bảo bằng tài sản phải xác định được quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản đó đối với người vay. Với tài sản đảm bảo bằng bảo lãnh phải đánh giá chính xác năng lực pháp lý, tài chính, uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh.
*Trích lập dự phòng rủi ro
Ngân hàng phải lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng lập quỹ dự
phòng. Các khỏan dự phòng được trích lập đối với các khoản nợ từ nhóm nợ cần chú ý đến nhóm nợ có khả năng mất vốn theo tỷ lệ tăng dần.
* Cho vay đồng tài trợ
Trong thực tế, có những DN có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Đây là hình thức tín dụng giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí thẩm định, giảm bớt rủi ro khi cho vay.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI