Ngân hàng thương mại có áp dụng điện tử thương mại thêm vào các dịch vụ, với các ứng dụng thanh toán qua mạng để phục vụ khách hàng. Thông qua các ứng dụng này thì Vietinbank Ba Đình cũng đã có các dữ liệu công nghệ để thu thập thông tin của các khách hàng của mình.
- Hệ thống thông tin tín dụng, lịch sử tín dụng của khách hàng được tổng hợp trên một trang thông tin chung và chỉ có các cán bộ của Vietinbank có ID trong hệ thống mạng nội bộ đó mới được truy cập. Việc này vừa giúp các cán bộ có đầy đủ thông tin hơn trong việc thu thập các dữ liệu khách hàng, không chỉ thế thì nó còn giúp ích nhiều cho các hoạt động thẩm định tín dụng của Ngân hàng.
- Thông qua việc nắm bắt các thông tin trên mạng nội bộ, cũng với các thông tin thu thập được trong thực tế thì bộ phận thẩm định của Vietinbank Ba Đình đã có nhiều hơn các nhận định chính xác, đúng đắn về các khách hàng vay các khoản vay của họ, từ đó giúp góp phần tích cực vào công tác quản lý rủi ro tín dụng.
2.3.3. Trích lập dự phòng rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam chi nhánh Ba Đình: Nam chi nhánh Ba Đình:
Bảng 2.8. Tình hình trích lập và sử dụng DPRRTD NHTMCP Công thương CN Ba Đình giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: tỷ đồng, % Năm DPRRTD đã trích trong kỳ Tổng dư nợ trong kỳ Tỷ lệ DPRRTD đã trích (%) 2018 19.27 1801.01 1.07 2019 26.78 2142.70 1.25 2020 56.46 2578.18 2.19
(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHTMCP Công Thương Việt Nam - CN Ba Đình giai đoạn 2018-2020)
Ta thấy, DPRRTD luôn tăng theo các năm do tổng dư nợ tưng. Năm 2019, tỷ lệ DPRRTD tăng 0,18% lên 1.25%. Nguyên nhân là do năm 2019, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên so với năm 2018. Năm 2020, tỷ lệ này tăng mạnh lên 2,19%, do tỷ lệ nợ quá hạn tăng rất mạnh, đặc biệt là nợ quá hạn nhóm 2. Tỷ lệ dự phòng trên tổng dư nợ của chi nhánh cho thấy chi nhánh đang thực hiện trích lập dự phòng nghiêm túc, đúng quy đinh, đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa rủi ro.