Giám định thiệt hại

Một phần của tài liệu 200 bảo HIỂM TRÁCH NHIỆM dân sự bắt BUỘC của CHỦ XE cơ GIỚI tại CÔNG TY bảo HIỂM QUÂN đội MIC HÙNG VƯƠNG – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 33 - 36)

1. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, người lái xe và bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Chi phí giám định thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.

2. Trường hợp chủ xe cơ giới, người lái xe không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập, một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

3. Trường hợp kết luận của giám định viên độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định viên độc lập. Trường hợp kết luận của giám định viên độc lập trùng với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới, người lái xe phải trả chi phí giám định viên độc lập.

4. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không thể thực hiện được việc giám định, doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.

1.2.2.1.1 Sự cần thiết của công tác giám định bồi thường.

Công tác giám định bồi thường đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như đối với khách hàng của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp: Giám định bồi thường tổn thất là nhiệm vụ của

doanh nghiệp bảo hiểm. Đây chính là công việc doanh nghiệp tiến hành thực hiện cam kết với khách hàng khi bán bảo hiểm. Công việc này cần tính chuyên môn cao, nên thường sẽ do giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành thực hiện. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình giám định, giám định viên phải là người có chuyên môn, đạo đức, được đào tạo chuyên sâu và không có quan hệ thân thuộc với người được bảo hiểm. Kết quả giám định liên quan trực tiếp đến số tiền bồi thường mà doanh nghiệp sẽ chi trả cho tổn thất của khách hàng, liên quan trực tiếp đến số vụ tổn thất có khiếu nại được chi trả bồi thường…

Công tác giám định ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp bảo hiểm trong lòng khách hàng.Từ đó quyết định quan trọng tới mức ảnh hưởng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường.Trong quá trình thực hiện công tác giám định, giám định viên, bồi thường viên cũng như tất cả những người có trách nhiệm giải quyết bồi thường tổn thất cho khách hàng cần làm việc tận tâm.Có trách nhiệm giải thích cho khách hàng những thủ tục, trình tự cần thiết, thông báo mức độ tổn thất và xác định nguyên nhân để khách hàng hiểu và phối hợp trong quá trình thực hiện công việc.Từ đó có thể tránh được những hiểu nhầm không đáng có giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Đối với khách hàng: Công tác giám định bồi thường ảnh hưởng trực

tiếp đến quyền lợi của khách hàng. Khi gặp tổn thất, khách hàng có nghĩa vụ thông báo cho công ty bảo hiểm để thực hiện giám định bồi thường.Công tác giám định bồi thường được thực hiện nhanh chóng, chính xác thì sẽ tiết kiệm

được thời gian và tâm lí khách hàng cũng được giải tỏa.Tổn thất nhanh chóng được giải quyết, công việc bị gián đoạn bởi tổn thất cũng sẽ nhanh chóng được tiếp tục.Nếu công tác giám định bồi thường của doanh nghiệp thực hiện không tốt, sẽ mất nhiều thời gian và đồng thời, công việc bị gián đoạn cũng sẽ không tiến hành được suôn sẻ, tâm lí cũng sẽ không được thoải mái.

1.2.2.1.2 Mục tiêu của công tác giám định bồi thường.

Khi có tổn thất xảy ra, công tác giám định bồi thường sẽ đánh giá được nguyên nhân và mức độ của vụ tổn thất, từ đó đưa ra được hướng giải quyết bồi thường cho khách hàng dựa vào việc xác định những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. Mục tiêu của công tác giám định bồi thường là nhằm giải quyết nhanh chóng vụ tổn thất xảy ra, xác định được nguyên nhân và mức độ tổn thất để giải quyết bồi thường cho khách hàng, cũng là thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng trong phạm vi trách nhiệm đã cam kết với khách hàng khi bán bảo hiểm.

Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cam kết thực hiện trách nhiệm giám định bồi thường với khách hàng và đặc thù công việc nên công tác giám định cần phải tuân thủ theo những quy tắc chung sau đây:

-Thứ nhất: Công việc giám định phải thực hiện ngay sau khi nhận được

thông báo tai nạn của khách hàng. Thực hiện nguyên tắc này giúp doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng thu thập tình hình tai nạn, nhanh chóng tiến hành các thủ tục hồ sơ cần thiết. Hơn nữa việc giám định hiện trường giúp nhà bảo hiểm tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm một cách tốt nhất.

-Thứ hai: Quá trình giám định phải được tiến hành bởi giám định viên

có trình độ chuyên môn. Có thể là giám định viên thuộc công ty bảo hiểm, hoặc công ty bảo hiểm thuê giám định. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp bảo hiểm và cũng là để đảm bảo yêu cầu nhanh chóng, chính xác, rút ngắn những công đoạn trung gian không cần thiết trong việc liên hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng.

-Thứ ba: Để đảm bảo tính hợp lệ hợp pháp của biên bản giám định,

trong lúc tiến hành giám định cần phải có mặt chủ xe, lái xe hoặc đại diện hợp pháp của chủ xe. Trên biên bản giám định cần có đủ chữ kí của giám định viên, đại diện chủ xe nhằm tránh trường hợp khiếu nại, khiếu kiện về kết quả giám định xảy ra.

-Thứ tư: Biên bản giám định chỉ cung cấp cho người yêu cầu giám định,

không cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác ngoài phận sự, trừ trường hợp được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý.

-Thứ năm:Sau khi kết thúc quá trình giám định, giám định viên cần hoàn

thành biên bản giám định, và đề xuất phương án giải quyết vụ tổn thất đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Biên bản giám định cần ghi rõ thông tin khách hàng, chủ xe, lái xe… ghi rõ nguyên nhân xảy ra tổn thất, ghi rõ những thiệt hại xảy ra, lỗi của các bên trong vụ tổn thất. Những thông tin đưa ra phải đầy đủ, chính xác, khách quan.

+ Đề xuất phương án sửa chữa cần căn cứ vào biên bản giám định, mức độ thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm để đề xuất hướng giải quyết (như sửa chữa hoặc thay mới những gì, giá cả như thế nào, sửa chữa ở đâu…).

Một phần của tài liệu 200 bảo HIỂM TRÁCH NHIỆM dân sự bắt BUỘC của CHỦ XE cơ GIỚI tại CÔNG TY bảo HIỂM QUÂN đội MIC HÙNG VƯƠNG – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 33 - 36)