Thứ nhất, hoàn thiện việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng: Đối với
khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, công ty cần xây dựng bảng câu hỏi cụ thể, chi tiết hơn để KTV đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ về tiền và các khoản tương đương tiền của khách hàng và đưa ra các câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB áp dụng riêng cho các khách hàng cũ, khách hàng mới hoặc cho từng loại hình DN đặc thù.
Thứ hai, việc tiến hành gửi thư xác nhận: Tùy thuộc vào từng phần hành kiểm
toán cũng như tính chất trọng yếu của các khoản mục cũng như số dư tài khoản KTV tiến hành gửi thư xác nhận. Theo chuẩn mực kiểm toán số 505: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần xem xét sự cần thiết phải sử dụng thông tin xác nhận
từ bên ngoài để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu của BCTC. Để đưa ra quyết định này, KTV cần xem xét mức độ trọng yếu, mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, và cân nhắc xem những bằng chứng thu được từ thủ tục kiểm toán thông tin xác nhận từ bên ngoài đã và sẽ thực hiện cho các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính có làm giảm rủi ro xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được hay không”. Chính vì vậy, trước khi tiến hành gửi thư xác nhận số dư các tài khoản các khoản phải thu cần xác định mức độ trọng yếu của các khoản mục này. Thực tế với khoản mục này, hầu hết KTV đều gửi thư xác nhận đối với những cá nhân hoặc tổ chức có dư nợ với giá trị lớn hoặc bất thường theo nhận định của KTV.
Đối với các khoản phải thu khách hàng thì bằng chứng kiểm toán chủ yếu là từ bảng cân đối kế toán, sổ cái tài khoản 131, tài khoản 511,….biên bản đối chiếu giữa doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên bằng chứng đáng tin cậy nhất trong việc kiểm toán vẫn là bằng chứng do KTV tìm hiểu và kết luận dựa trên thư yêu cầu xác nhận công nợ do KTV lập và xác nhận.
Thứ ba, hoàn thiện việc chọn mẫu kiểm toán. Đối với việc chọn mẫu khi kiểm
tra chi tiết tiền và các khoản tương đương tiền, bên cạnh việc chọn mẫu theo phần mềm cũng cần kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm xét đoán của kiểm toán viên. Đồng thời cải tiến, nâng cấp thêm phần mềm chọn mẫu sao cho hiệu quả hơn.
3.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Thứ nhất, Công ty cần xây dựng mẫu bảng tổng hợp ý kiến nhận xét và bút
toán điều chỉnh cho từng khoản mục. KTV từng phần hành nói chung và KTV phần hành tiền và các khoản tương đương tiền nói riêng cần thực hiện thêm thủ tục tổng hợp lại ý kiến để giảm bớt công việc cho trưởng nhóm, góp phần giảm thời gian tổng hợp kết quả kiểm toán trước khi họp với khách hàng.
Thứ hai, Công ty cần bố trí nhân sự, thời gian hợp lý để việc soát xét các giấy
tờ, hồ sơ làm việc sao cho kịp tiến độ công việc. Đồng thời cần xem xét việc tham chiếu các giấy tờ theo trình tự các công việc để phục vụ việc lưu trữ và thiết kế chương trình kiểm toán sau này.
Bên cạnh đó, Công ty cần chủ động tuyển chọn, đào tạo và thường xuyên bồi
dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên cả về chuyên môn và các kỹ năng cần thiết. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện kiểm toán. Việc sử dụng thành thảo các phần mềm kế toán như Fast, Misa,... cũng góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
3.4.1. Về phía Cơ quan Nhà nước, Hiệp hội Nghề nghiệp
3.4.1.1. Về phía Cơ quan Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc
lập. Các cơ quan chức năng của Chính phủ cũng như Bộ Tài chính cần ban hành các nghị định hoặc thông tư để hướng dẫn các công ty kiểm toán, kiểm toán viên cũng như các đối tượng khác của Luật Kiểm toán độc lập đảm bảo luật được thực hiện đúng .
Thứ hai, Bộ Tài chính cần sớm hoàn thiện các chính sách, chế độ kế toán.
Thông tư 200 vừa ra đời thay thế cho chế độ kế toán cũ. Nhưng Bộ cũng cần có các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể hơn để tránh các doanh nghiệp và công ty kiểm toán hiểu chưa đúng.
Thứ ba, các văn bản về thuế nói chung, Tiền và các khoản tương đương tiền
nói riêng được thay đổi liên tục khiến cho các doanh nghiệp, các công ty kiểm toán nói chung và Công ty TNHH DV Tài Chính Kế Toán và Kiểm toán Nam Việt nói riêng phải cập nhật thường xuyên. Do đó, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần phải làm tốt vai trò của mình trong việc phổ biến các văn bản đó tới tận tay các doanh nghiệp.
3.4.1.2. Về phía Hiệp hội Nghề nghiệp
Để hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC và kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, hiệp hội cần:
- Tham gia trực tiếp vào việc xây dựng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán - Có trách nhiệm thường xuyên cập nhật những thông tin về kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, tiến hành tổ chức hướng dẫn, phổ cập các
văn bản pháp luật về hành nghề kiểm toán đến tất cả các hội viên của Hiệp hội, đến tổ chức và cá nhân những người hành nghề kế toán, kiểm toán.
3.4.2. Về phía Công ty TNHH DV Tài Chính Kế Toán và Kiểm toán Nam Việt và Kiểm toán viên
3.4.2.1. Về phía Công ty TNHH DV Tài Chính Kế Toán và Kiểm toán Nam Việt
Thứ nhất, xuất phát từ thực tế luật kế toán, kiểm toán thay đổi, cập nhật liên
cho nên Công ty thường xuyên mở các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán.
Thứ hai, hoàn thiện phần mềm kiểm toán Voyger và phần mềm chọn mẫu.
Công ty cần có các giải pháp kỹ thuật để có thể khắc phục nhược điểm khi nhiều người cùng phải làm một chu trình, chia nhỏ hơn nữa phần mềm thành các gói nhỏ hơn để KTV làm việc dễ dàng không gây chồng chéo lẫn nhau.
3.4.2.2. Về phía kiểm toán viên
Thứ nhất, KTV là chủ thể hoạt động kiểm toán. Chính vì vậy, để hoàn thiện
quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền nói riêng thì cố gắng từ phía KTV là điều không thể thiếu. KTV cần rèn luyện trau dồi kiến thức chuyên môn nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và có những hiểu biết nhất định về pháp luật Việt Nam, thường xuyên liên tục cập nhật kiến thức mới để thực hiện cuộc kiểm toán tốt nhất có thể.
Thứ hai, Đạo đức nghề nghiệp đối với bất kỳ nghề nào cũng quan trọng nhưng
đặc biệt đối với nghề Kiểm toán thì vấn đề này càng được đặt lên hàng đầu do kết quả kiểm toán sẽ ảnh hưởng tới quyết định của rất nhiều đối tượng sử dụng thông tin. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức chuyên môn của KTV cần đi đôi với tôn trọng và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp.
3.4.2.3. Về phía khách hàng kiểm toán
Thứ nhất, tăng cường xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh. Trong
quá trình thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ, các thủ tục kiểm soát cần được thiết kế chặt chẽ, nên ban hành thành văn bản để phổ biến trong nội bộ đơn vị. Trong quá trình vận hành, thường xuyên giám sát và kiểm soát việc thực hiện của các bộ phận
có liên quan. Như vậy nhằm ngăn chặn những gian lận sai sót trong việc lập BCTC nói chung và phần hành tiền và các khoản tương đương tiền nói riêng.
Thứ hai, Bộ phận kế toán của doanh nghiệp cần có chuyên môn, am hiểu chế
độ kế toán hiện hành và mới ban hành.
Thứ ba, trao đổi và hợp tác với công ty kiểm toán trong quá trình thực hiện
kiểm toán tại đơn vị. Việc tích cực trao đổi với công ty kiểm toán sẽ hạn chế những bất đồng và hiểu nhầm về Báo cáo Tài chính. Hiện nay, các công ty kiểm toán đều luôn muốn BCTC của khách hàng mình kiểm toán là trung thực, hợp lý. Cho nên, hợp tác với các công ty kiểm toán sẽ góp phần đưa ra được một BCTC đáng tin cậy.
3.4.2.4. Về phía các cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo cần giúp sinh viên được tiếp cận gần hơn với các quy trình kiểm toán, giới thiệu rõ ràng hơn về các công việc cần thực hiện, các thủ tục quan trọng và các thủ tục có thể bỏ qua. Ví dụ như tổ chức các buổi thực hành thực tế trên các giấy tờ làm việc, các buổi đào tạo chuyên sâu về các chu kì khoản mục chủ yếu tại các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, Kiểm toán đã khẳng định được vị thế của mình qua việc cung cấp dịch vụ với chất lượng ngày càng cao. Các công ty kiểm toán luôn phải phấn đấu vươn lên bằng chính những dịch vụ mà mình cung cấp để có thể cạnh tranh và tồn tại trong giới nghề nghiệp. Chính vì vậy mà hoàn thiện quy trình kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán luôn là vấn đề được các công ty kiểm toán quan tâm để nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
Kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính là một công việc rất có ý nghĩa trong mỗi cuộc kiểm toán,đem lại niềm tin cho người sử dụng thông tin, nâng cao tính tuân thủ chế độ, chính sách của Nhà Nước.
Tuy chỉ thực tập ở Công ty TNHH DV Tài Chính Kế Toán và Kiểm toán Nam Việt trong ba tháng, nhưng em đã được tìm hiểu những thông tin chung nhất về Công ty và có được cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm toán nói chung và kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền nói riêng. Từ đó, em nhận thức được mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn cũng như những khó khăn trong công tác kiểm toán mà hầu hết các công ty kiểm toán hiện nay đang gặp phải.
Luận văn này đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đó là:
(i) Hệ thống hóa kiến thức những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền nói riêng và Kiểm toán báo cáo tài chính nói chung;
(ii) Làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty AASCN, đánh giá ưu nhược điểm, hạn chế của thực trạng;
(iii) Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiềntại Công ty TNHH DV Tài Chính Kế Toán và Kiểm toán Nam Việt.
Do sự hạn chế về mặt nhận thức và thời gian nên Luận văn tốt nghiệp của em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô và
các anh chị kiểm toán viên trong Công ty để Luận văn có giá trị hơn trên cả mặt lý luận và thực tiễn.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Ban giám đốc và các anh chị kiểm toán viên trong Công ty AASCN Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt Luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS.NGND Ngô Thế Chi và PGS.TS Trương Thị Thủy đồng chủ biên (2013), “Giáo trình Kế toán tài chính”, NXB Tài chính.
2. TS. Nguyễn Viết Lợi và Th.S. Đậu Ngọc Châu đồng chủ biên (2013), “Giáo
trình Lý thuyết kiểm toán”, NXB Tài chính.
3. PGS.TS Thịnh Văn Vinh và TS. Đinh Thị Thu Hà đồng chủ biên (2013),
“Giáo trình Tổ chức quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính”, NXB Tài
Chính.
4. TS. Lưu Đức Tuyên và TS. Phạm Tiến Hưng đồng chủ biên (2012), “Giáo trình Kiểm toán các thông tin tài chính khác”, NXB Tài chính.
5. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – Bộ Tài chính.
6. Hồ sơ năng lực và các tài liệu khác của Công ty TNHH DV Tài Chính Kế Toán và Kiểm toán Nam Việt.