2.4.2.1. Hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền
Mặc dù công ty đã có những quy định về quy trình thực hiện kiểm toán theo các khoản mục nhưng do tính chất nghề nghiệp nên vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Công ty chưa lập được chương trình kiểm toán cho từng loại hình doanh nghiệp mà chỉ dựa vào chương trình kiểm toán chung cùng với kinh nghiệm của KTV nên gây một số khó khăn cho cuộc kiểm toán.
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán và lập kế hoạch.
Thứ nhất, khi tìm hiểu thông tin về khách hàng, nhất là các khách hàng mới,
về hình thức sổ kế toán, kiểm soát nội bộ của khách hàng, nên gây khó khăn khi tiếp cận khách hàng và thu thập bằng chứng kiểm toán.
Thứ hai, việc bố trí, sắp xếp nhân sự cho từng nhóm kiểm toán còn bị chồng
chéo, chưa hợp lí.
Thứ ba, các thủ tục phân bổ mức trọng yếu còn sơ sài, chưa bám sát vào thực
tế tình hình của khách thể kiểm toán.
- Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thứ nhất, về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền:
Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng là một công việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kiểm toán. Tuy nhiên việc sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ mang tính chất máy móc, không linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng. Do đó, việc đánh giá mức trọng yếu cho khoản mục này chưa chính xác.
Việc đánh giá hệ thống KSNB mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát của khách hàng mà chưa tiến hành các thủ tục khác hợp lý hơn để khẳng định hệ thống KSNB hoạt động có thường xuyên, liên tục và hiệu quả.
Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đôi khi chỉ tìm kiếm giải trình thông qua kế toán và kế toán trưởng mà không có sự phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của các bộ phận khác, khi nhận được giải trình thì ít kiểm tra tính xác thực của lời giải trình.
Thứ hai, về việc gửi thư xác nhận: Việc gửi thư độc lập xác nhận số dư cuối
kỳ tại ngân hàng đem lại độ tin cậy cao tuy nhiên có thể tốn thời gian, chi phí, và có khả năng không nhận được xác nhận của ngân hàng vì một lí do nào đó. Điều này cho thấy việc xin xác nhận độc lập về số dư tại ngân hàng chưa được hoàn thiện và AASCN cần có biện pháp để khắc phục điều này.
Thứ ba, phương pháp chọn mẫu: Quy trình chọn mẫu kiểm tra chi tiết chưa có
tính khoa học. Quá trình chọn mẫu dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu, tập trung vào các mẫu có giá trị cao mà không đặt nhiều sự chú ý vào các mẫu có giá trị nhỏ. Chính vì vậy, việc chọn mẫu có thể bỏ sót các nghiệp vụ có giá trị nhỏ nhưng tổng
mức ảnh hưởng và sai sót lớn. Việc chọn mẫu chủ yếu dựa theo kinh nghiệm của KTV nên đối với những KTV chưa có nhiều kinh nghiệm với khoản phải thu khách hàng, các mẫu được chọn có thể không mang tính đại diện cho toàn bộ khoản mục.
- Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Thứ nhất, Công ty chưa có các mẫu bảng tổng hợp ý kiến và bút toán điều
chỉnh cho từng khoản mục riêng biệt. Điều này làm cho trưởng nhóm mất nhiều thời gian hơn trong việc tổng hợp kết quả kiểm toán.
Thứ hai, trong giai đoạn này, khi hoàn tất hồ sơ kiểm toán và giấy tờ làm việc
thì việc đánh số tham chiếu trên giấy tờ làm việc không đúng trình tự các công việc đã thực hiện trên giấy tờ làm việc điều này gây khó khăn cho KTV trong việc lưu trữ và thiết kế chương trình kiểm toán sau này.
2.4.2.2. Hạn chế khác
Hiện nay, công nghệ tin học là một phần không thể thiếu đối với các DN. Đối với khách hàng, hầu hết các khách hàng đều sử dụng phần mềm kế toán (MISA, FAST,...) để quản lý đòi hỏi các KTV phải biết sử dụng và chiết xuất các thông tin trên đó. Đối với Công ty DV Tài Chính Kế Toán và Kiểm toán Nam Việt nói riêng và các công ty trong lĩnh vực kiểm toán nói chung, công việc kiểm toán đều được thực hiện trên máy tính, do đó các kỹ năng, kỹ xảo đối với tin học là rất cần thiết.
2.4.2.3. Nguyên nhân của hạn chế
Kiểm toán là một nghề còn đang phát triển trên thị trường Việt Nam, các KTV và đặc biệt là các trợ lý kiểm toán còn khá trẻ nên kinh nghiệm còn hạn chế. Do đặc thù của ngành kiểm toán nên mùa kiểm toán diễn ra từ tháng 1 đến hết tháng 3, với thời gian gấp rút, áp lực công việc cao, làm hiệu quả của cuộc kiểm toán chưa cao.
Các KTV chịu nhiều áp lực về thời gian và khối lượng công việc, hầu hết các khách hàng đều mong muốn thực hiện kiểm toán với thời gian nhanh chóng và yêu cầu phải phát hành Báo cáo kiểm toán sớm nhất có thể nên KTV không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền nói riêng một cách quá tỉ mỉ và chi tiết. Sự cạnh tranh giữa
các công ty kiểm toán đòi hỏi các công ty kiểm toán phải nâng cao năng lực, tiết kiệm chi phí kiểm toán và thực hiện kiểm toán trong thời gian nhanh nhất có thể.
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DV TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT THỰC HIỆN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Hiện nay các công ty kiểm toán độc lập ra đời ngày càng nhiều với sự đa dạng về dịch vụ cung cấp cũng như chất lượng kiểm toán đang đặt ra một áp lực cạnh tranh lớn đối với AASCN. Vì vậy, AASCN phải khẳng định được ưu thế riêng của mình, Công ty đã chủ động tuyển chọn, đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên. Do đó Công ty có đội ngũ nhân viên đạt trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực hoạt động của mình. “Không bao giờ ngừng” là phương châm cung cấp dịch vụ của AASCN và giúp cho công ty vượt trên các đối thủ cạnh tranh khác. Trong thực tế, cam kết này đã trở thành kim chỉ nam cho hành động của mọi thành viên từ Ban Giám đốc, các Chủ nhiệm kiểm toán, đến từng nhân viên trong Công ty. Chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ với tính chuyên nghiệp và chất lượng cao nhất cho các khách hàng đã trở thành giá trị và niềm tin của công ty, và giờ đây trở thành một phần không thể tách rời trong văn hoá của Công ty.
Công ty có quan hệ hợp tác với các hãng kiểm toán hàng đầu ở Việt Nam trong việc liên doanh kiểm toán các dự án, và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức quốc tế ở Việt Nam. Bằng cách này, công ty đạt được mục tiêu quốc tế hoá đội ngũ nhân viên và đưa tên tuổi của chúng tôi lên tầm cao mới, nhằm phục vụ khách hàng với tiêu chuẩn quốc tế.
AASCN luôn phấn đấu trở thành một đối tác cho sự thành công của khách hàng với mục tiêu phát triển là trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thông qua việc trao quyền để đội ngũ tư vấn viên thể hiện phong cách lãnh đạo
táo bạo, mang đến cho khách hàng dịch vụ xuất sắc và chuyên biệt; để tạo ra các giá trị: Minh bạch, khoa học, chuyên nghiệp, hiệu quả, tận tâm, hợp tác và dẫn đầu.
Sứ mệnh: AASCN là một Công ty kiểm toán phục vụ cho sự minh bạch và tăng cường giá trị cho hệ thống tài chính kế toán và quản trị, góp phần vào việc nâng cao thương hiệu của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội Việt Nam và quốc tế.
Tầm nhìn: Công ty sẽ trở thành một trong những Công ty Kiểm toán hàng
đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán Báo cáo tài chính, Báo cáo Quyết toán vốn
đầu tư dự án hoàn thành, kiểm toán chấp thuận, thẩm định giá, các dịch vụ chuyên ngành tư vấn Tài chính kế toán, tư vấn thuế...
AASCN tự hào về phương châm luôn vì khách hàng của mình. Đó là một nét văn hoá làm việc khiến chúng tôi phải không ngừng tự phát triển và đổi mới. Chúng tôi cam kết tiếp tục cung cấp các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của các khách hàng với chất lượng vượt trên sự mong đợi.
3.2. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁNKHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện
Để đảm bảo cho việc hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính có tính khả thi thì các nội dung đưa ra phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương
đương tiền trong kiểm toán BCTC nói riêng và quy trình kiểm toán BCTC nói chung phải phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng hội nhập, hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng chế độ tài chính, tuân thủ Luật Kế toán, kiểm toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán, luật, thông tư, nghị định về khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền đã được ban hành hoặc thừa nhận rộng rãi. Đây là nguyên tắc bắt buộc không chỉ đối với hoạt động hoàn thiện quy trình kiểm toán mà còn bắt buộc đối với mọi hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán. Nguyên tắc này đảm bảo cho các hoạt động kiểm toán đi đúng hướng, trong sự quy chuẩn chung của cả hệ thống, đồng thời cũng đảm bảo mục tiêu quản lý thống nhất của Nhà nước..
Thứ hai, việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản
tương đương tiền phải phản ánh được đầy đủ, bao quát các vấn đề liên quan. Nguyên tắc này yêu cầu việc hoàn thiện tuy hướng tới những vấn đề cơ bản thiết yếu nhưng cũng không được bỏ qua các vấn đề ít cơ bản, chi tiết hơn. Điều đó thể hiện đúng tính chất của việc hoàn thiên.
Thứ ba, phải phù hợp với đặc điểm của từng công ty kiểm toán và có ảnh
hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty. Mô hình, cơ cấu, cách thức hoạt động của mỗi công ty kiểm toán là khác nhau. Việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền phải phù hợp với từng công ty kiểm toán mới có thể thực sự hiệu quả.
Thứ tư, hoàn thiện trên cơ sở đơn giản, tiết kiệm chi phí, thời gian, dễ quản lý
nhưng vẫn đầy đủ, khoa học để vừa đảm bảo chất lượng kiểm toán vừa kinh doanh có hiệu quả. Tức là hiệu quả mà nó mang lại phải cao hơn chi phí để thực hiện công việc đó, khi đó biện pháp được đưa ra mới nên áp dụng trong hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính.
3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện
Trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh ngày càng cao, yêu cầu hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp luôn được đặt lên hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp, ở mọi loại hình. Đối với ngành kiểm toán, yêu cầu này lại càng được đề cao khi các nghiệp vụ kinh tế ngày càng phức tạp, rủi ro thông tin ngày càng cao, yêu cầu đối với tính trung thực, hợp lí của thông tin cung cấp ngày càng lớn từ phía người sử dụng thông tin. Việc hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung và khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền nói riêng giúp nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, đem lại uy tín cho công ty kiểm toán, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững. Để đạt được điều đo, hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền nói riêng và qui trình kiểm toán BCTC nói chung phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, việc hoàn thiện quy trình kiểm toán phải phù hợp với điều kiện thực
tế của doanh nghiệp kiểm toán.
Thứ hai, hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền
phải phù hợp với trình độ của KTV bởi KTV chính là người trực tiếp vận dụng những đổi mới nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán trong thực tế.
Thứ ba, đơn vị được kiểm toán phải có sự phối hợp chặt chẽ với đoàn kiểm
toán trong suốt quá trình kiểm toán, cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, giải đáp đầy đủ các thắc mắc của KTV.
Thứ tư, phải có hệ thống giấy tờ làm việc đầy đủ, bảng biểu đầy đủ, khoa học,
dễ hiểu.
Thứ năm, việc hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương
tiền cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, không ngừng bổ sung để phù hợp với thông lệ quốc tế, xu hướng hội nhập cũng như yêu cầu của khách hàng.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DV TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT THỰC HIỆN
3.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch
Thứ nhất, Công ty cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc biệt là trong
việc kiểm soát họp nhóm kiểm toán trước khi đi khách hàng để các thành viên nắm được các thông tin cần thiết về khách hàng, tránh bỏ sót rủi ro.
Thứ hai, Công ty cần chú ý bổ sung thêm nguồn nhân lực, bố trí nhân sự cho
hợp lý, tránh chồng chéo.
Thứ ba, Công ty nên thiết kế bổ sung thủ tục phân bổ mức trọng yếu cho các
khoản mục trước khi thực hiện kiểm toán vào phần mềm kiểm toán. Việc phân bổ này chẳng những giảm thiểu rủi ro kiểm toán mà còn giúp giảm khối lượng công việc, nâng cao chất lượng kiểm toán. Việc phân bổ mức trọng yêu cho từng khoản mục kiểm toán có thể được thực hiện theo hai cách như sau:
Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục = A X B1C1 ∑ BiCi Trong đó :
A : Mức trọng yếu kế hoạch cho cả BCTC B1 : Giá trị của chỉ tiêu thuế trên BCTC C1 : Hệ số phân bổ cho chỉ tiêu cần phân bổ Bi : Giá trị của từng chỉ tiêu trên BCTC Ci : Hệ số phân bổ cho các chỉ tiêu đó
Đối với Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản mục cần phân bổ là: Tiền và các khoản tương đương tiền đầu vào, Tiền và các khoản tương đương tiền đầu ra.
- Cách 2: Áp dụng mức trọng yếu phân bổ chung cho tất cả các khoản mục
Ví dụ: KTV xác định mức trọng yếu phân bổ chung cho tất cả các khoản mục BCTC dựa trên công thức:
Mức trọng yếu phân bổ = 20% x Mức trọng yếu kế hoạch
KTV sẽ quyết định phần trăm mức kế hoạch dựa trên đánh giá của KTV về những thông tin thu thập được về khách hàng như loại hình hoạt động, rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thứ nhất, hoàn thiện việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng: Đối với
khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, công ty cần xây dựng bảng câu hỏi cụ thể, chi tiết hơn để KTV đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ về tiền và các khoản tương đương tiền của khách hàng và đưa ra các câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB áp dụng riêng cho các khách hàng cũ, khách hàng mới