Xuất mô hình hiệu quả nhất

Một phần của tài liệu TL ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT mô HÌNH PHÂN LOẠI CTRSH tại NGUỒN TRÊN địa bàn QUẬN tân BÌNH TP HCM (Trang 82 - 87)

Nhìn chung 3 mô hình đã được nhóm đề xuất đều có quy trình thực hiện khá giống nhau, chỉ khác là thực hiện phân loại các nhóm rác nào. Bước đầu tiên và quan trọng nhất để thực hiện 3 mô hình trên là tuyên truyền cho người dân để họ có ý thức và kiến thức về CTRSH, các lợi ích và ý nghĩa khi phân loại CTRSH tại nguồn, và cách thực phân loại CTRSH. Để người dân có thể chấp nhận và thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn để mô hình có hiệu quả.

 Nhận xét về hiệu quả của 3 mô hình:

Mô hình phân loại rác “ Rác dễ phân hủy – Rác khó phân hủy – Rác tái chế”

Ưu điểm: CTRSH được phân loại thành 3 nhóm riêng biệt, dễ phân hủy, khó phân hủy, tái chế được , điều này thuận tiện cho công việc thu gom và xử lí rác thải, góp phần tiết kiệm chi phí xử lý rác, giảm áp lực cho bãi chôn lấp rác trong khi hiện trạng CTRSH mỗi năm gia tăng, tránh gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Khuyết điểm: Trong mô hình chúng ta cần phân biệt 3 loại rác theo khả năng phân hủy và tái chế của CTRSH. Điều này làm cho người dân khi phân loại CTRSH phải để ý đến khả năng phân hủy của CTRSH, gây khó khăn cho người phân loại khi CTRSH không nằm trong danh sách đã hướng dẫn phân loại. Rác khó phân hủy và rác tái chế có thể có sự trùng lặp với nhau (Ví dụ nhựa là rác thải khó phân hủy nhưng nhựa có thể tái chế). Chưa phân loại được rác thải nguy hại, cồng kềnh,

Mô hình phân loại rác “ Rác hữu cơ – Rác vô cơ – Rác nguy hại ”

Ưu điểm: CTRSH được phân loại thành 3 nhóm riêng biệt, hữu cơ, vô cơ, nguy hại. Làm cho công việc thu gom và xử lí rác thải trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, góp phần tiết kiệm chi phí xử lý rác, giảm áp lực cho bãi chôn lấp rác trong khi hiện trạng CTRSH mỗi năm mỗi gia tăng, tránh gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

74

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Khuyết điểm: Trong mô hình này rác tái chế nằm trong rác vô cơ làm cho việc bán phế liệu kiếm thu nhập của người dân cần phải thêm một bước phân loại.

Mô hình phân loại “ Rác hữu cơ – Rác tái chế - Rác còn lại”

Ưu điểm: CTRSH được phân loại thành 3 nhóm riêng biệt, hữu cơ, tái chế, còn lại. Mô hình này tuy rằng phân biệt thành 3 nhóm riêng nhưng người dân khi phân loại chỉ cần tập trung vào 2 loại rác hữu cơ và tái chế được, nên công việc phân loại trở nên dễ dàng hơn, người dân cũng có thể có thu nhập từ việc bán phế liệu. Cùng với đó công việc thu gom và xử lí rác thải trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, góp phần tiết kiệm chi phí xử lý rác, giảm áp lực cho bãi chôn lấp rác trong khi hiện trạng CTRSH mỗi năm mỗi gia tăng, tránh gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Khuyết điểm: Trong mô hình này chưa phân loại rác thải nguy hại và rác cồng kềnh.

 Từ các ưu, khuyết điểm của các mô hình nhóm đề xuất mô hình phân loại “ Rác hữu cơ – Rác tái chế - Rác còn lại” là mô hình hiệu quả nhất.

75

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

76

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Trên cơ sở tìm hiểu về công tác thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận Tân Bình, đề xuất mô hình phân loại CTRSH tại nguồn, chúng em rút ra được kết luận sau:

Theo thống kê của Cty DVCI quận Tân Bình lượng CTRSH trung bình một ngày trên địa bàn quận khá lớn (khoảng 410 tấn/ngày năm 2020) và sự tính toán phát sinh CTRSH của nhóm đến năm 2030 là 207.477,590 tấn/năm. Với lượng CTR phát sinh hàng ngày cao như vậy, nếu không có biện pháp quản lý và xử lý một cách hiệu quả sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và con người.

Hiện nay, quận đảm bảo 100% các cơ sở kinh doanh, cơ quan, hộ dân trong địa phương,... trên địa bàn đã ký hợp đồng đăng ký thu gom rác. Phần lớn các chủ nguồn thải trên địa bàn quận chấp hành tốt việc lưu giữ, chuyển giao và nộp phí thu gom, vận chuyển CTRSH theo quy định. Công tác quản lý CTR trên địa bàn tương đối chặt chẽ. Cả hai lực lượng thu gom công lập và dân lập đều được các cơ quan chức năng quản lý và đều chấp hành tốt việc lưu giữ, chuyển giao và vận chuyển CTRSH theo quy định.

Song để công tác quản lý CTRSH nói chung cũng như công tác thu gom - vận chuyển nói riêng được tốt hơn thì các cơ quan ban ngành cần triển khai các chương trình phân loại CTRSH tại nguồn một cách hiệu quả hơn nữa. Nhóm cũng đã đề xuất được 3 mô hình phân loại CTRSH tại nguồn như sau: Mô hình phân loại rác “ Rác dễ

phân hủy – Rác khó phân hủy – Rác tái chế”; Mô hình phân loại rác “ Rác hữu cơ – Rác vô cơ – Rác nguy hại ”; Mô hình phân loại rác “ Rác hữu cơ – Rác tái chế - Rác còn lại” nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm bớt một phần chi phí cho

việc xử lý CTRSH trên địa bàn quận Tân Bình.

Để đảm bảo thực hiện công tác phân loại CTRSH tại nguồn có hiệu quả cần đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, chia sẻ kiến thức, cách thức phân loại, động

77

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

viên tất cả nguồn lực bao gồm: Cơ quan quản lý, đơn vị thu gom, người dân phối hợp thực hiện mô hình đã đề xuất, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Nhìn chung, công tác áp dụng mô hình phân loại CTRSH trên địa bàn quận Tân Bình là một quá trình nổ lực thay đổi từ nhận thức đến hành động của người dân. Đòi hỏi cần sự hỗ trợ nhiệt tình từ cơ quan, chính quyền có trách nhiệm và sự hưởng ứng từ người dân, để mô hình được thực hiện một cách có hiệu quả và mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường như đúng mong đợi đã được đặt ra.

KIẾN NGHỊ

Công tác quản lý CTRSH của toàn thành phố nói chung cũng như quận Tân Bình nói riêng trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, song song đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Trong thời gian tới để việc triển khai mô hình phân loại CTRSH có hiệu quả hơn, chúng ta cần tìm ra một số giải pháp thích hợp như:

Phòng TN – MT cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và thống kê công tác thu gom rác của các cơ sở công lập và dân lập, đảm bảo quá trình được thực hiện đầy đủ và tuân theo quy định hiện hành.

Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông, các chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài, sản xuất phóng sự, tài liệu tuyên truyền phổ biến thực trạng ô nhiễm CTRSH hiện nay tại quận Tân Bình; Tác hại của CTRSH đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Từ đó vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen thực hiện phân loại CTRSH tại nguông theo mô hình đã đề xuất.

Tổ chức, sắp xếp hoạt động thu gom - vận chuyển CTRSH đã được phân loại của người dân theo lịch trình đã được đề xuất để mô hình được thực hiện một cách hiệu quả.

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tuyên truyền, phân loại CTRSH tại nguồn, thu gom, vận chuyển CTRSH. Chỉ đạo các cơ quan, Ủy ban nhân dân 15 phường tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm

78

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

đối với chủ nguồn thải, hệ thống công lập và dân lập trong hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn, quản lý, thu gom và vận chuyển CTRSH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

[1] Nguyễn Văn Phước, Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, Hà Nội, Nhà xuất bản Xây dựng, năm 2008.

[2] Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, Chương 2: Nguồn phát sinh, thành phần, tính chất chất thải rắn sinh hoạt, Giáo trình Quản lý chất thải rắn sinh

hoạt, giáo trình điện tử của Công ty Môi trường tầm nhìn xanh, năm 2016.

[3] Nguyễn Trung Việt, TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Chương 5: Thu gom chất chất thải rắn, Giáo trình Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, giáo trình điện tử của Công ty Môi trường tầm nhìn xanh, năm 2016.

[4] Theo báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, Tp.HCM. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt qua các năm, năm 2020

Website [5]http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/default.aspx [6]https://tanbinh.hochiminhcity.gov.vn [7]http://dvcitanbinh.com [8]https://congnghiepmoitruong.vn/xu-ly-hieu-qua-chat-thai-ran-sinh-hoat- 1757.html [9]http://mattran.org.vn/chuong-trinh-phoi-hop/van-dong-nhan-dan-phan-loai-rac- thai-tai-nguon-36698.html [10] https://congnghiepmoitruong.vn/mo-hinh-quan-ly-phan-loai-chat-thai-ran-thu- gom-tai-nguon-4427.html [11] http://phuthohoa.tanphu.hochiminhcity.gov.vn/gioi-thieu/mo-hinh-to-chuc- phan-loai-va-thu-gom-rac-thai-nguy-hai-rac-thai-tai-che-tai-dia-c747-5651.aspx 79

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Một phần của tài liệu TL ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT mô HÌNH PHÂN LOẠI CTRSH tại NGUỒN TRÊN địa bàn QUẬN tân BÌNH TP HCM (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w