Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu TL ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT mô HÌNH PHÂN LOẠI CTRSH tại NGUỒN TRÊN địa bàn QUẬN tân BÌNH TP HCM (Trang 25)

2.1.1. Vị trí địa lý

Quận Tân Bình có tọa độ 10o48’13” Bắc; 106o39’3” Đông

Quận Tân Bình là một quận nội thành nằm ở Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích 22,38 km2, trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 8,44 km2.

 Phía Bắc giáp quận Gò Vấp và quận 12.

 Phía Tây giáp quận Tân Phú, ranh giới là đường Trường Chinh và Âu Cơ.  Phía Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3 và quận 10.

 Phía Nam giáp quận 11.

Có 15 phường trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, mang số: từ phường 1 đến phường 15 ( riêng phường 14 và 15 phải điều chỉnh địa giới hành chính ở 2 quận).

17

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Hình 2.1: Bản đồ quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2. Địa hình, địa mạo

Quận Tân Bình có địa hình là vùng đất cao ráo, bằng phẳng, ít bị ngập úng. Cấu tạo địa chất thuộc đất sét pha cát, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và xây dựng các công trình công nghiệp, dân sinh. Quận có hai kênh rạch chính: kênh Tham Lương (kênh tự nhiên) và kênh Nhiêu Lộc, giúp cho hệ thống tưới tiêu và thoát nước của vùng được thuận lợi.

2.1.3. Đặc điểm khí hậu

Chịu ảnh hưởng chung của thành phố Hồ Chí Minh, quận Tân Bình có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có tính chất nóng, ẩm, nhiệt độ tương đối cao, quanh năm hầu như không bị ảnh hưởng của bão, lũ.

Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

18

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 đến 1.800 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 28oC, nhiệt độ cao nhất là 38oC, nhiệt độ thấp nhất 18oC.

Độ ẩm: có sự khác biệt giữa các mùa trong năm: - Độ ẩm bình quân: 79,5%

- Độ ẩm cao nhất: 96.8% (tháng 9) - Độ ẩm thấp nhất: 43% (tháng 2, 3)

Độ ẩm thấp nhất vào mùa mưa là 63%. Trong ngày độ ẩm tỷ lệ nghịch với nhiệt độ, thấp nhất khoảng 13 – 14 giờ, sau đó từ 15 giờ tăng dần đến 7 giờ sáng hôm sau, đạt cao nhất rồi giảm dần từ 8 giờ.

Bốc hơi: Lượng bốc hơi khá tập trung vào các tháng khô hạn: - Bình quân: 3.7 mm/ngày

- Cao nhất: 15.8 mm/ngày - Thấp nhất: 2.5 mm/ ngày

2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội

2.2.1. Cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đã có rất nhiều thay đổi theo bề dày lịch sử và ngày càng khẳng định vị thế của mình so với các khu vực khác. Biểu hiện qua những công trình hiện đại, những dự án lớn nhỏ đã và đang được đầu tư, xây dựng. Nền kinh tế quận hiện nay phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của quận đạt 29,68% mỗi năm.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm dần các ngành công, nông nghiệp, phù hợp với Nghị quyết mà Đại hội đại biểu lần thứ XI đã đề ra.

Năm 2020, tuy chịu nhiều ảnh hưởng trước dịch bệnh Covid-19, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tình

19

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

hình kinh tế - xã hội của quận Tân Bình tiếp tục giữ vững ổn định. Quận đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (đạt 9/12 chỉ tiêu); cơ cấu kinh tế quận chuyển dịch đúng định hướng cơ cấu thương mại dịch vụ. Thu ngân sách đạt 88.85% dự toán thành phố giao, chi ngân sách đạt 96.40%. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 99.39%; hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình giáo dục, dân sinh trên địa bàn.

2.2.2. Tình hình dân số và đô thị hóa

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 trên địa bàn quận Tân Bình được tập trung thực hiện trên tất cả các mặt công tác. Năm 2019 quận Tân Bình có 133.745 hộ với 474.792 nhân khẩu, tăng 30.325 hộ sau 10 năm tổng điều tra.

Phân tích kết quả sơ bộ cho thấy dân số và số hộ quận Tân Bình tăng qua các thời kỳ; số người bình quân hộ năm 2019 là 3,55 người. Cơ cấu hộ từ 1 đến 3 người có xu hướng tăng và năm 2019 chiếm tỷ trọng cao nhất với 52,41%. Ngược lại quy mô hộ từ 7 người trở lên năm 2019 chỉ chiếm tỷ trọng 5,14%.

Dân số theo giới tính cho thấy tỷ trọng giới tính nữ ngày càng giảm, thời điểm năm 1979 là 54,84% thì đến thời điểm 2019 tỷ trọng giới tính nữ chỉ chiếm 51,55%. Quận Tân Bình có số lượng người dân các tỉnh, vùng miền khác nhau trên cả nước về sinh sống nhiều.

2.2.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

Với một vị trí chiến lược cùng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh ngày nay thu hút rất nhiều khách hàng, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các dự án cơ sở hạ tầng, bất động sản ngày càng nở rộ trên địa bàn quận như minh chứng cho sự phát triển từng ngày và mức sống cũng như nhu cầu về vật chất, tinh thần của người dân nơi đây đang tăng dần.

Sự phát triển về cơ sở hạ tầng đã tạo nên cho Tân Bình không ít những địa điểm nổi bật thu hút người dân như: Chùa Phổ Quang Tân Bình là một trong những ngôi

20

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

chùa có bề dày lịch sử tại Tp.HCM, Chùa Phật Bảo là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch tại Tân Bình,…

Hình 2.2: Chùa Phổ Quang Tân Bình là một trong những ngôi chùa có bề dày lịch sử tại Tp.HCM

21

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Hình 2.3: Chùa Phật Bảo là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch tại Tân Bình

Tân Bình là quận có công viên rộng lớn được coi là biểu tượng của thành phố như: Công viên Hoàng Văn Thụ và công viên Gia Định. Hai công viên này có hệ sinh thái cây xanh, khuôn viên rộng rãi thoáng đãng, là địa điểm đến yêu thích của mọi lứa tuổi.

22

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Hình 2.4: Công viên Hoàng Văn Thụ được mệnh danh là Ốc đảo xanh

23

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI CTRSH TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH TP.HCM

3.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH tại nguồn của quận Tân Bình

3.1.1. Nguồn gốc phát sinh CTRSH tại nguồn của quận Tân Bình

Bảng 3.1: Nguồn gốc phát sinh CTRSH của quận Tân Bình

STT Nguồn gốc phát sinh

Vị trí phát sinh Loại chất thải sinh hoạt

1 Khu dân cư Căn hộ, nhà ở, khu chung cư, tuyến dân cư,…

Rác hữu cơ: thực phẩm hỏng, giấy, tro, đồ gỗ,… Rác vô cơ: bao bì, túi nilon, vải, cao su, nhựa, hộp xốp,…

2 Dịch vụ Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở mua bán, kinh

doanh, chợ,…

Rác hữu cơ: thực phẩm hỏng, giấy, tro, đồ gỗ,… Rác vô cơ: bao bì, túi nilon, vải, cao su, nhựa, hộp xốp,…

3 Công sở Cơ quan, trường học, nhà văn hóa, các cơ quan hành

chính, bệnh viện,…

Rác thải sinh hoạt, bao bì, chai nhựa, túi nilon, hộp xốp, lá cành thân của các cây trồng,…

Chất thải rắn y tế thường được xem là chất thải nguy hại, được thu gom và xử lý riêng.

4 Khu công cộng Công viên, khu viên chơi, giải trí, đường phố,…

Rác thải sinh hoạt, bao bì, chai lọ, túi nilon, hộp xốp, thực phẩm hỏng, lá thân cành của cây trồng, xác

24

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

chết động vật,… 5 Cơ sở sản xuất,

kinh doanh

Doanh nghiệp, hộ cá thể, gia công

Rác thải sinh hoạt, thực phẩm, bao bì, hàng hóa (giấy, vải, gỗ, cao su, nhựa, thủy tinh, bao nilon,…)

(Nguồn: công ty TNHH MTV DVCI Quận Tân Bình, 2020)

Chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn thải khác nhau được chia theo hai nhóm chính: (theo hướng dẫn phân loại mới nhất của Sở TNMT TP)

 Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: là nhóm chất thải được tái sử dụng hoặc sử dụng trực tiếp hoặc qua sơ chế thành nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.

 Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát từ hộ gia đình, chủ nguồn thải: chất thải không thuộc nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế.

3.1.2. Khối lượng CTRSH của quận Tân Bình

Hiện nay, khối lượng CTRSH trên địa bàn quận Tân Bình thải ra khoảng 410 tấn/ngày.

Bảng 3.2: Bảng thống kê khối lượng CTRSH trên địa bàn quận Tân Bình năm 2010 – 2020

Năm Tấn/năm Tấn/ngày % khối lượng so với

năm trước 2010 147.163,81 403,19 105,88 2011 144.818,38 396,76 98,41 2012 141.095,795 386,56 97,43 2013 139.117,54 381,14 98,60 2014 145.835 399,55 104,83 2015 143.319,86 392,66 98,28 2016 143.576,56 393,36 100,18 2017 145.034 397,35 101,02 2018 148.622 407,18 101,47 2019 151.639 415,45 102,03 25

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

2020 148.420 406,63 97,88

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên – Môi Trường Quận Tân Bình, 2020)

Qua thống kê khối lượng CTRSH của quận có một số đặc điểm đáng chú ý:  Giai đoạn 2010 – 2013, lượng CTRSH giảm đều do quận đã bắt đầu ổn định

nền kinh tế cũng như công tác quản lý và thu gom CTRSH ngày một hoàn thiện.

 Biến động lượng rác tăng vọt trong năm 2014 từ việc lượng dân nhập cư tăng lên, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, ăn uống của người dân tăng cao dẫn đến lượng CTRSH phát sinh lớn. Từ giai đoạn năm 2014 đến nay, tình hình CTRSH trên địa bàn vẫn tăng đều nhờ tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, mức sống của người dân tăng cao.

 Giai đoạn từ năm 2020, có hiện tượng giảm nhẹ lượng rác thải do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 và công tác quản lý CTRSH trên địa bàn được cải thiện và được quan tâm.

3.1.3. Thành phần của CTRSH quận Tân Bình

Các thành phần chất thải rắn ở quận Tân Bình chủ yếu là:  Chất hữu cơ: thức ăn thừa, rau, củ, lá cây;

 Giấy: sách, báo, bìa, các loại bao bì giấy, carton;

 Thủy tinh: chai lọ, bóng đèn, đồ đựng bằng thủy tinh,…;  Nhựa: chai nhựa, bao bì nilon các loại;

 Kim loại: lon nhôm, các vật dụng bằng kim loại;  Các chất độc: pin, ắc quy, sơn;

 Xà bần: sành sứ, bê tông, gạch,…

26

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

 Các chất có thể đốt cháy: cành cây, vải sợi, gỗ;  Chất hữu cơ khó phân hủy: cao su, da, vải da,…

Trong đó, thành phần CTRSH không đồng nhất và có nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là các loại CTRSH có nguồn gốc từ hữu cơ.

3.1.4. Dự báo CTRSH từ năm 2021 đến năm 2030 của quận Tân Bình

Theo “Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” của Tổng Cục Thống Kê dân số tính đến 01/04/2019 474.792 người. Tỷ lệ gia tăng dân số là 1,2%

Phương pháp toán học dùng để dự báo dân số là phương pháp Euler cải tiến, công thức của Euler cải tiến được biểu diễn như sau:

Ni+1 = Ni + r.Ni.

Trong đó: Ni+1 : dân số của năm cần tính Ni : dân số hiện tại

r : tốc độ gia tăng dân số (%) : độ chênh lệch giữa các năm (thường )

Áp dụng công thức trên ta tính được số dân qua các năm: Tốc độ gia tăng dân số hằng năm là 1,2%

N2020 = N2019 + r.N2019. = 474.792 + 1,2% 474.792 1 = 480.490 người N2021 = N2020 + r.N2020. = 480.490+ 1,2% 480.490 1 27

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

= 486.255 người

Tương tự với các năm tiếp theo, ta được bảng sau:

Bảng 3.3 : Tỷ lệ tăng dân số của giai đoạn 2020 – 2030

Năm Tốc độ tăng dân số (%) Dân số

2020 1,2 480.490 2021 1,2 486.255 2022 1,2 492.090 2023 1,2 497.995 2024 1,2 503.971 2025 1,2 510.019 2026 1,2 516.139 2027 1,2 522,333 2028 1,2 528.601 2029 1,2 534.944 2030 1,2 541.363

Dự báo về CTRSH phát sinh của quận Tân Bình đến năm 2030

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt nên dựa theo (Báo cáo hiện trạng

môi trường quốc gia 2019) thì lượng chất thải rắn phát sinh là 1,05 kg/người/ngày.

Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2030, áp dụng công thức:

Khối lượng rác phát sinh = Số dân Hệ số phát thải 365 (kg/năm)

Áp dụng công thức trên ta tính được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt năm 2020:

Khối lượng rác phát sinh năm 2020 = Số dân năm 2020 x 1,05 x 365 (kg/năm).

= 480.490 x 1,05 x 365 = 184.147.602,4 (kg/năm). Tính toán tương tự với các năm tiếp theo, ta được bảng sau:

28

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Bảng 3.4: Lượng rác tính toán từ năm 2020 đến năm 2030 Năm Dân số Hệ số phát sinh (kg/người/ngày ) Khối lượng rác (kg/năm) Khối lượng rác (tấn/năm) 2020 480.490 1,05 184.147.602,4 184.147,6024 2021 486.255 1,05 186.357.373,6 186.357,3736 2022 492.090 1,05 188.593.662,1 188.593,6621 2023 497.995 1,05 190.856.786,1 190.856,7861 2024 503.971 1,05 193.147.067,5 193.147,0675 2025 510.019 1,05 195.464.832,3 195.464,8323 2026 516.139 1,05 197.810.410,3 197.810,410 2027 522.333 1,05 200.184.135,2 200.184,135 2028 528.601 1,05 202.586.344,8 202.586,345 2029 534.944 1,05 205.017.381 205.017,381 2030 541.363 1,05 207.477.589,6 207.477,590

Từ dự báo trên, ta thấy được lượng rác thải sinh hoạt đến năm 2030 là

207.477,590 tấn/năm. Nhìn chung tốc độ phát sinh CTRSH ở quận Tân Bình tăng đều qua các năm. Lượng rác thải này sẽ còn tăng nhiều hơn nữa trong tương lai vì dân số của quận ngày càng tăng lên do dân nhập cư từ nơi khác đến sinh sống và làm việc tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn ngày càng tăng. Tốc độ gia tăng dân số tỷ lệ thuận với khối lượng phát sinh CTRSH hằng năm, nếu công tác phân loại rác không được thực hiện tốt thì sẽ thì sẽ tạo áp lực rất lớn đối với hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lí CTRSH trên địa bàn quận Tân Bình và gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường.

3.2. Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quậnTân Bình. Tân Bình.

3.2.1 Cơ sở pháp lý

29

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

 Luật số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội: Luật bảo vệ môi trường.

 Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2009;  Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường;

 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

 Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;

 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại;

 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 giữa Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế;

Một phần của tài liệu TL ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT mô HÌNH PHÂN LOẠI CTRSH tại NGUỒN TRÊN địa bàn QUẬN tân BÌNH TP HCM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w