Những hạn chế trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn quận Tân Bình.

Một phần của tài liệu TL ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT mô HÌNH PHÂN LOẠI CTRSH tại NGUỒN TRÊN địa bàn QUẬN tân BÌNH TP HCM (Trang 68 - 82)

Bình.

Nhiều hộ dân chứa rác bằng túi nilon hoặc thùng xốp để trước cửa nhà gây mất mỹ quan, khó chịu cho người qua đường và ảnh hưởng đến người dân lân cận.

Tình trạng không giữ gìn vệ sinh đường phố, vứt rác ra đường, bị bỏ ở các góc cây, lòng đường, vỉa hè, kênh rạch và nơi công cộng vẫn còn; một số hộ dân sử dụng lòng đường, vỉa hè thành nơi chứa rác thải, giao rác chưa đúng giờ thỏa thuận với các đường dây rác; nhiều công trình xây dựng vẫn còn để gạch, đá, rác phế thải trên vỉa hè các tuyến đường hoặc thuê xe chở đổ tại các khu đất trống; đồ dùng hư hỏng của hộ gia đình (nệm, ghế sofa, kính cửa, …) không đăng ký thu gom đúng quy định mà mang đổ trái phép tại các khu vực đất trống, dọc các tuyến kênh, … gây bức xúc cho người dân.

60

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Một số công ty tư nhân vẫn chưa chưa thể hiện được tác phong lao động chuyên nghiệp, chưa hòa nhã với với hộ dân, còn tự ý bỏ ngày thu gom rác mà không thông báo cho tổ trưởng dân phố.

Vì là quận có nhiều hẻm nhỏ nên sử dụng một số phương tiện thô sơ thu gom là cần thiết, nhưng phương tiện thu gom của nhân công còn thô sơ, sử dụng phương tiện đã cũ, rơi vãi rác thải, nước rỉ rác, phát tán mùi gây ô nhiễm, không đảm bảo mỹ quan.

Phần lớn VSDL là người nhập cư, thường trú ở các tỉnh; trình độ học vấn thấp, chỗ ở không ổn định, hoạt động mang tính cá nhân, tự phát, truyền từ đời này sang đời khác hoặc tự sang nhượng băng giấy tay, chủ đường dây không trực tiếp thực hiện thu gom nên rất khó khi liên hệ, triển khai các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH và giải quyết các phản ánh của người dân.

Một số VSDL do các yếu tố khách quan như gia đình có hữu sự, đau ốm,

phương tiện hư hỏng... không thông báo cho Ủy ban nhân dân phường, chủ nguồn thải hoặc không bố trí người khác thu gom dẫn đến tình trạng CTRSH bị ứ đọng trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị nhưng chưa có biện pháp chế tài để xử lý.

Các chủ đường dây rác dân lập cũng nêu ra những ý kiến khó khăn như giá thu rác còn thấp trong khi chi phí chi trả cho nhân công ngày càng cao, trả thuế 10% và phí vận chuyển cho Nhà nước, Chi phí quản lý vận hành công ty, Hợp tác xã, … Trong khi yêu cầu về chuyển đổi phương tiện thu gom ngày càng gây áp lực cho các đường dây rác.

Mặc khác, Quyết định số 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập không còn phù hợp với tình hình, thực trạng hiện nay nên gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

61

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Do các điểm hẹn nằm trên trục đường giao thông nên khi xe chuyên dụng đến lấy và trung chuyển rác thường làm cản trở giao thông, gây ùn tắc giao thông và mất mỹ quan đô thị.

Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn còn dàn trải, chưa tập trung; phương tiện, thiết bị, công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý chưa đồng bộ, hiện đại; tỷ trọng rác do lực lượng dân lập thu gom còn cao là những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý.

Ở góc độ khác, do thiếu quỹ đất nên rất nhiều nơi trên địa bàn quận đã tận dụng vỉa hè, lòng lề đường, thậm chí là công viên để làm nơi tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt. Việc không được đầu tư đúng yêu cầu kỹ thuật dẫn đến tình trạng nhiều điểm tập kết rác gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

62

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI CTRSH SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH

4.1. Mô hình phân loại rác “ Rác dễ phân hủy – Rác khó phân hủy – Rác tái chế”

 Quy trình thực hiện

Tuyên truyền nâng cao ý thức và nhận thức của người dân về về tác hại của của CTRSH, và lợi ích của việc phân loại CTRSH tại nguồn, cách thức phân loại RTRSH tại nguồn. Việc này phải được tiến hành toàn diện, trong một thời gian dài, phát huy tối đa tính tiếp cận của phương tiện truyền thông, báo chí, đài, vô tuyến, hình poster, xây dựng trang web, clip (tuyên truyền trong thời gian dài hạn). Đơn vị phụ trách tuyên truyền theo sơ đồ: UBND quận Tân Bình triển khai kế hoạch tuyên truyền → UBND các phường trên địa bàn quận Tân Bình → Các khu phố của phường → Tổ dân phố. Chính quyền địa phương tuyên truyền bằng các tờ gấp tuyên truyền, tặng nhãn dán và vận động nhân dân tại các cuộc họp tổ dân phố (trong thời gian ngắn), tham gia phân loại rác tại nguồn, đăng ký thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt theo quy định; bố trí địa điểm tập kết, thống nhất thời gian thu gom rác với đơn vị thu gom, vận chuyển rác để thực hiện bảo đảm thời gian, không để tồn đọng rác thải gây ô nhiễm môi trường, ký kết các bản cam kết thực hiện phân loại CTRSH.

Việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn người dân cần bố trí 3 thùng rác riêng biệt, (nếu không đủ điều kiện thì có thể chứa trong 3 túi nilon lớn), trên thùng (túi nilon) có dán các nhãn (kích thước 6 cm x 2,5 cm) lần lượt ghi là: “Rác dễ phân hủy”, “Rác khó phân hủy”, “Rác tái chế”. Dán kèm theo poster về danh sách các loại rác dễ phân hủy, rác khó phân hủy, rác tái chế.

+ Thùng 1: Chứa chất thải rắn dễ phân hủy, là chất hữu cơ xuất phát từ việc nấu ăn và thải ra trong ăn uống hàng ngày của người dân (thực phẩm dư thừa, bã chè, cà phê, giấy vụn, lá cây). Chất thải này được sử dụng làm phân bón vi sinh, thức ăn chăn nuôi.

63

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

+ Thùng 2: chứa chất thải rắn khó phân hủy là những thành phần rác vô cơ và chất rắn trơ (túi ni long, cành cây, bùn đất, hộp xốp). Chất thải này đưa về khu xử lý đốt hoặc chôn lấp;

+ Thùng 3: chứa chất thải rắn có thể tái chế (chai nhựa, chai thủy tinh, bìa cacton, vỏ đồ hộp kim loại). Chất thải này bán cho cơ sở thu mua phế liệu.

Hình 4.1. Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo mô hình phân loại rác “ Rác dễ phân hủy – Rác khó phân hủy – Rác tái chế”

Phối hợp với các đơn vị thu gom như tổ thu gom dân lập, Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận Tân Bình, đưa ra thời gian thu gom cụ thể: Chất thải dễ phân hủy thu gom thứ 2, 4, 6, Chủ nhật hàng tuần; Chất thải khó phân hủy 3, 5, 7 hàng tuần.

64

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Lực lượng thu gom sẽ không lấy rác nếu không phân loại đúng quy định. Xử lý theo quy định đối với các hộ gia đình, chủ nguồn thải không chấp hành phân loại, chuyển giao không đúng nhóm chất thải theo quy định (sau khi đã được chủ thu gom, vận chuyển nhắc nhở 3 lần trở lên/tuần). Với rác thải tái chế thì người dân có thể bán cho các người thu mua, vựa ve chai trên địa bàn phường (có thể phối hợp với các app mua ve chai); số tiền bán ve chai có thể dùng để đóng tiền rác hoặc đầu tư mua các thùng phân loại rác.

Thời gian thực hiện mô hình: từ năm 2022 – 2025 nếu mô hình đạt hiệu quả có thể triển khai tiếp.

65

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Nguồn phát sinh CTRSH hộ gia đình

Rác thải dễ phân

hủy Rác thải khó phân hủy Rác thải tái chế

Cơ sở thu mua phế liệu

Điểm tập kết Điểm tập kết

Xử lí chất thải làm

phân bón hữu cơ Xử lý đốt hoặc chôn lấp Sản xuất nguyên liệu tái chế

Hình 4.2. Quy trình phân loại rác tại nguồn mô hình phân loại rác “ Rác dễ phân hủy – Rác khó phân hủy – Rác tái chế”

4.2. Mô hình phân loại rác “ Rác hữu cơ – Rác vô cơ – Rác nguy hại ”

 Quy trình thực hiện:

Chính quyền địa phương cần tuyên truyền cho người dân thông qua các tờ gấp tuyên truyền, tặng các nhãn dán (kích thước 6 cm x 2,5 cm) lần lượt ghi là: “Rác hữu cơ” “Rác vô cơ” , “Rác nguy hại”. Vận động người dân tham gia phân loại rác thải. Ký cam kết tham gia. Cán bộ hướng dẫn, hướng dẫn cụ thể người dân cách phân loại rác.

Việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn theo mô hình phân loại rác “ Rác hữu cơ – Rác vô cơ – Rác nguy hại ”; người dân cần bố trí 3 thùng rác riêng biệt, (nếu không đủ điều kiện thì có thể chứa trong 3 túi nilon lớn), trên thùng (túi nilon) có dán các nhãn (kích thước 6 cm x 2,5 cm) lần lượt là: “Rác hữu cơ” “Rác vô cơ” , “Rác nguy hại”. Dán kèm theo poster về danh sách các loại rác hữu cơ, rác vô cơ, rác nguy hại. Lưu ý đối với rác thải nguy hại thùng cần có nắp đậy kín.

+ Thùng 1: Chứa chất thải rắn hữu cơ, xuất phát từ việc nấu ăn và thải ra trong ăn uống hàng ngày của người dân (thực phẩm dư thừa, bã chè, cà phê, giấy vụn, lá cây, xác động vật). Chất thải này được sử dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi.

+ Thùng 2: Chứa chất thải rắn vô cơ (nhựa, kim loại, cao su, túi nilon, thủy tinh). Chất thải này đưa về các nhà máy tái chế, khu xử lý đốt hoặc chôn lấp

+ Thùng 3: chứa chất thải nguy hại. Chất thải này được thu gom riêng vào ngày thứ 7 của tuần cuối tháng tại trụ sở UBND các phường. Được xử lý bằng phương pháp đốt, chất thải nguy hại được cho vào lò đốt, khí thải trước khi thoát ra môi trường được làm sạch, phần xỉ than sẽ được đem đi chôn lấp.

Danh sách rác thải nguy hại:

66

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

 Sơn các loại: sử dụng trong trang trí nội thất, xây dựng.

 Pin (ví dụ như pin điện di động, ô tô, điện thoại di động hoặc pin gia dụng thông thường), chất thải điện tử.

 Các loại dầu mỡ đã qua sử dụng (ví dụ từ ô tô, xe máy, máy cắt cỏ…).

 Hóa chất làm sạch và đánh bóng, các loại nước tẩy rửa.

 Nhiệt kế, ống huỳnh quang, đèn compact.

 Thuốc diệt côn trùng (muỗi, ruồi, …)

 Chất tẩy rửa nhà bếp và phòng tắm, các loại bình xịt

 Sơn móng tay

 Dung môi và keo

 Bình dập lửa

67

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Hình 4.3. Danh sách rác vô cơ và rác hữu cơ

68

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Hình 4.4: Danh sách rác thải nguy hại

Phối hợp với các đơn vị thu gom như tổ thu gom dân lập, Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận Tân Bình, đưa ra thời gian thu gom cụ thể: Chất thải hữu cơ thu gom thứ 2, 4, 6, Chủ nhật hàng tuần; Chất thải vô cơ 3, 5, 7 hàng tuần; Chất thải nguy hại. Chất thải này được thu gom riêng vào ngày thứ 7 của tuần cuối tháng tại trụ sở UBND các phường. Lực lượng thu gom sẽ không lấy rác nếu không phân loại đúng quy định. Xử lý theo quy định đối với các hộ gia đình, chủ nguồn thải không chấp hành phân loại, chuyển giao không đúng nhóm chất thải theo quy định (sau khi đã được chủ thu gom, vận chuyển nhắc nhở 3 lần trở lên/tuần).

Thời gian thực hiện mô hình: từ năm 2022 – 2025 nếu mô hình đạt hiệu quả có thể triển khai tiếp.

69

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

70

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Hộ gia đình

Rác thải hữu cơ Rác thải vô cơ Rác thải nguy

hại Điểm tập kết Điểm tập kết Điểm tập kết Nhà máy sản xuất Compost

Cơ sở thu mua phế liệu (Rác có thể tái chế) Làm sạch khí thải Chôn lấp xỉ than Xử lí bằng phương pháp đốt Xử lí đốt hoặc chôn lấp

Hình 4.5: Quy trình phân loại rác tại nguồn của mô hình phân loại rác “ Rác hữu cơ – Rác vô cơ – Rác nguy hại ”

4.3. Mô hình phân loại “ Rác hữu cơ – Rác tái chế - Rác còn lại”

 Quy trình thực hiện

Chính quyền địa phương cần tuyên truyền cho người dân thông qua các tờ gấp tuyên truyền có hướng dẫn cách phân loại rác, tặng các nhãn dán (kích thước 6 cm x 2,5 cm) lần lượt ghi là: “Rác hữu cơ” “Rác tái chế” , “Rác còn lại”. Vận động người dân tham gia phân loại rác thải. Ký cam kết tham gia phân loại rác tại nguồn. Cán bộ hướng dẫn, hướng dẫn cụ thể người dân cách phân loại rác.

Việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn theo mô hình phân loại rác “ Rác hữu cơ – Rác tái chế - Rác còn lại” người dân cần bố trí 3 thùng rác riêng biệt, (nếu không đủ điều kiện thì có thể chứa trong 3 túi nilon lớn), trên thùng (túi nilon) có dán các nhãn (kích thước 6 cm x 2,5 cm) lần lượt là: “Rác hữu cơ” “Rác tái chế” , “Rác còn lại”. Dán kèm theo poster về danh sách các loại rác hữu cơ, rác tái chế, rác còn lại.

+ Thùng 1: Chứa chất thải rắn hữu cơ, xuất phát từ việc nấu ăn và thải ra trong ăn uống hàng ngày của người dân (thực phẩm dư thừa, bã chè, cà phê, giấy vụn, lá cây, xác động vật). Chất thải này được sử dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi.

+ Thùng 2: Chứa chất thải tái chế (các loại đồ nhựa, đồ kim loại, đồ nhôm, đồ cao su, túi nilon, thủy tinh, giấy). Chất thải này được bán cho các cơ sở phế liệu, đưa đi cái nhà máy tái chế.

+ Thùng 3: Chứa chất thải còn lại, (không bao gồm chất thải nguy hại hộ gia đình). Rác thải này được đưa đi các nhà máy xử lí rác tập trung, được xử lí bằng phương pháp đốt và chôn lấp.

71

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Hình 4.6: Hướng dẫn phân loại theo mô hình phân loại “ Rác hữu cơ – Rác tái chế - Rác còn lại”

Phối hợp với các đơn vị thu gom như tổ thu gom dân lập, Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận Tân Bình, đưa ra thời gian thu gom cụ thể: Chất thải hữu cơ thu gom thứ 2, 4, 6, Chủ nhật hàng tuần; Chất thải còn lại 3, 5, 7 hàng tuần. Lực lượng thu gom sẽ không lấy rác nếu không phân loại đúng quy định. Xử lý theo quy định đối với các hộ gia đình, chủ nguồn thải không chấp hành phân loại, chuyển giao không đúng nhóm chất thải theo quy định (sau khi đã được chủ thu gom, vận chuyển nhắc nhở 3 lần trở lên/tuần). Với rác thải tái chế thì người dân có thể bán cho các người thu

72

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

mua, vựa ve chai trên địa bàn phường (có thể phối hợp với các app mua ve chai ); số tiền bán ve chai có thể dùng để đóng tiền rác hoặc đầu tư mua các thùng phân loại rác.

Thời gian thực hiện mô hình: từ năm 2022 – 2025 nếu mô hình đạt hiệu quả có thể triển khai tiếp.

Hình 4.7: Quy trình phân loại rác tại nguồn của mô hình phân loại rác “ Rác hữu cơ – Rác tái chế - Rác còn lại”

73

GVHD: ThS Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Đinh Thị Ngọc Hương Phạm Thị Hương

Một phần của tài liệu TL ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT mô HÌNH PHÂN LOẠI CTRSH tại NGUỒN TRÊN địa bàn QUẬN tân BÌNH TP HCM (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w