Bất kỳ một doanh nghiệp nào yếu tố nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định làm nên hiệu quả kinh doanh. Nguồn nhân lực của Công ty bao gồm số lượng và chất lượng lao động; số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh, góp phần quan trọng vào năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện qua các chỉ tiêu: năng suất lao động (W) và tỷ suất tiền lương trên doanh thu. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Thăng Long còn phản ánh mức sống của người lao động của Công ty như thế nào.
Bảng 1: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THĂNG LONG TRONG 3 NĂM: 2008-2009-2010. Đơn vị tính: đồng
Các chỉ tiêu
Thực hiện So sánh
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2009/2008 2010/2009 Chênh lệch (+/_) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (+/_) Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần (M) 175.266.017.82 8 178.116.557.153 247.869.911.939 2.850.539.32 5 1,6 69.753.354.786 39,16 2. Lợi nhuận (LN) 7.114.337.339 7.727.374.879 4.446.727.073 613.037.540 8,62 -3.280.647.086 --42,45 3. Tổng số lao động (LĐ) 2065 2120 2060 55 2,66 -60 -2,83 4. Tổng quỹ lương (QL) 4.543.000.000 5.300.000.000 6.592.000.000 757.000.000 16,7 1.292.000.000 24,4 5. Năng suất bình quân chung 84.874.584,9 84.017.243,9 120.325.200 -857.341 -1,01 36.351.183,72 43,3 6. Thu nhập TLBQ/năm 26.400.000 30.000.000 38.400.000 5.600.000 21,2 8.400.000 28,0 7. Tỷ suất tiền lương/DTT. (QL/M)*100 2,59 2,97 2.66 0,38 14,8 -0,31 -10,6 8. Tỷ số tiền lương (M/QL) 38,6 33,6 37,6 -5,0 -12,9 4,0 11.9 9. Khả năng
*Năng suất lao động bình quân. (W=M/LĐ)
Năng suất lao động bình quân được xác định bằng cách chia doanh thu thuần trong kỳ cho tổng số lượng lao động bình quân trong kỳ. Năng suất lao động bình quân chung cho biết hiệu quả lao động trong kỳ của Công ty như thế nào tăng hay giảm. Trong 3 năm kinh doanh của Công ty 2008 – 2009 – 2010 năng suất lao động bình quân chung tăng không đều nhau, so sánh giữa các năm ta thấy:
- Năm 2008, năng suất lao động bình quân chung một công nhân, viên củaCông ty là: 84.874.584,9 đồng/người.
- Năm 2009, năng suất lao động bình quân chung một công nhân, viên của Công ty là: 84.017.243,94 đồng/người, về số tuyệt đối giảm 857.341đồng , về số tương đối giảm -1,01% so với năm 2008. Số liệu trên cho thấy, năm 2009 hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giảm hơn so với năm 2008. Sự giảm sút này là do hai nguyên nhân: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do năm 2009 có sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự điều tiêt vĩ mô về kinh tế của Nhà nước,… Nguyên nhân chủ quan là do sự quản lý về lao động không được tốt. Công ty cần xem xét và có biện pháp thích hợp nhằm tăng năng suất lao động của Công ty hơn.
- Năm 2010, năng suất lao động bình quân một công nhân, viên của Công ty là: 120.325.200 đồng/người, về số tuyệt đối tăng 36.307.956 đồng/người, về số tương đối tăng 43,21% so với năm 2009; so với năm 2008 về số tuyệt đối tăng 35.450.615,07 đồng/người, về số tương đối tăng 41,76%. Số liệu trên cho thấy năng suất bình quân chung một công nhân, viên của Công ty đang có những tiến triển tốt và mức tăng trưởng khá cao. Điều này cho thấy, Công ty có sự đánh giá , rút kinh nghiệm khá tốt đối với sự sụt giảm năng suất lao động của năm 2009, từ đó có thể nói rằng Công ty rất chú trọng đến công tác nâng cao năng suất lao động của công nhân viên trong Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng phân tích đánh giá rất đúng các nhân tố tác động từ đó có nhũng biện pháp nâng cao năng suất lao động của Công ty.
Tuy nhiên, năng suất lao động bình quân chung còn chịu tác động của nhiều nhân tố thay đổi theo từng kỳ kinh doanh của Công ty, do đó để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng lao động của công ty chúng ta cần xem xét thêm các chỉ tiêu khác liên quan.
* Tỷ số tiền lương. (M/QL)
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu mà Công ty đạt được trên một đồng chi phí tiền lương, cụ thể như sau:
- Năm 2008, Công ty đã đạt được 38,6 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí tiền lương.
- Năm 2009, Công ty đã đạt được 33,6 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí tiền lương, giảm 5,0 đồng doanh về số tuyệt đối, giảm 12,9% doanh thu về số tương đối so với năm 2008.
- Năm 2010, Công ty đã đạt được 37,6 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí tiền lương, tăng 4 đồng doanh thu về số tuyệt đối, tăng 11,9% doanh thu về số tương đối so với năm 2009; so với năm 2008 giảm 1,0 đồng doanh thu về số tuyệt đối, giảm 2,5% về số tương đối.
So sánh giữa hai giá trị tỷ số tiền lương, ta thấy năm 2010 Công ty đã có sự gia tăng về tỷ số tiền lương, điều đó thể hiện: năm 2010/2008 Công ty đã đạt được -1,0 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí tiền lương trong khi đó năm 2009/2008 Công ty chỉ đạt được -5,0 đồng doanh thu khi bỏ ra 1đồng chi phí. Giá trị đó thể hiện sang năm 2010 Công ty sử dụng chi phí tiền lương ngày càng tiết kiệm và có hiệu quả cao. Mặc dù, năm 2010 giá cả leo thang, lạm phát gia tăng. Năm 2009, tỷ số tiền lương giảm là do có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương của Công ty.
* Tỷ suất tiền lương. (QL/M)
Chỉ tiêu này cho biết để đạt được 100 đồng doanh thu thuần cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng tiền lương, chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng lao động càng tốt. Cụ thể:
- Năm 2008, tỷ suất tiền lương của Công ty là 2,59, tức là để thực hiện được 100 đồng doanh thu thuần Công ty cần bỏ ra 2,59 đồng tiền lương.
- Năm 2009, tỷ suất tiền lương của Công ty là 2,97, tức là để thực hiện được 100 đồng doanh thu thuần Công ty cần bỏ ra 2,97 đồng tiền lương, so với năm 2008 tăng 0,38 đồng về số tuyệt đối; tương ứng tăng 14,8% về số tương đối. - Năm 2010, tỷ suất tiền lương của Công ty là 2,66, tức là để thực hiện được 100 đồng doanh thu Công ty cần bỏ ra 2,66 đồng tiền lương, so với năm 2009 giảm 0,31 đồng về số tuyệt đối, tương ứng giảm 10,6% về số tương đối.
So sánh giữa hai giá trị năm 2010/2008 là tăng 0,07 đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 2,7%, và năm 2009/2008 là tăng 0,38 đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 14,8% về số tương đối. Số liệu trên cho thấy năm 2010 Công ty đã sử dụng chi phí tiền lương hiệu quả hơn so với năm 2009 cho thấy Công ty đã phân tích, đánh giá đúng các nguyên nhân tác động đến tỷ suất tiền lương từ đó có những phương pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí lao động hơn trong những năm tới để Công ty ngày càng phát huy được thế mạnh và giảm bớt được thách thức từ đó khẳng định được vị thế của Công ty.
* Khả năng sinh lời bình quân của một lao động. (LN/LĐ)
Qua bảng 1, ta thấy lợi nhuận bình quân trên một lao động được biểu hiện cụ thể như sau:
- Năm 2008, một lao động của Công ty đem lại 3.445.199,7đồng lợi nhuận bình quân.
- Năm 2009, một lao động của Công ty đem lại 3.644.988,2 đồng lợi nhuận bình quân, tăng 199.788,5 đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 5.8% so với năm 2008.
- Năm 2010, một lao động của Công ty đem lại 2.158.605,4 đồng lợi nhuận bình quân, giảm 1.486.382,8 đồng về số tuyệt đối, tương ứng giảm 40,7% so với năm 2009.
Qua việc phân tích những con số trên ta thấy: năng suất của Công ty Thăng Long có sự tăng, giảm theo từng năm phân tích. Công ty cần có những giải pháp khắc phục để Công ty có thể sử dụng lao động một cách hiệu quả hơn, nâng cao trình độ cũng như sự cống hiến của công nhân viên trong Công ty nhằm nâng cao sự phát triển của Công ty trong giai đoạn tới.