Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển cho công ty CP đầu tư xây dựng 24 trong giai đoạn 2011 2013 (Trang 38 - 40)

Về đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay, số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành là rất lớn đặc biệt là các đối thủ ngang sức trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế công trình, sản xuất mua bán vật liệu,sửa chữa xe,máy,thiết bị công trình… Công ty có các đối thủ như: Tổng công ty xây dựng Vinaconex, Công ty cổ phần cầu Hà Tĩnh, công ty cổ phần xây dựng Trung Đô… và các nhà máy,đại lí phân phối sản xuất vật liệu xây dựng,các xưởng cơ khí khác…

Qua phân tích trên ta thấy cường độ cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh của Công ty là rất lớn, do vậy đòi hỏi Công ty phải chú trọng tới việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Số lượng các đối thủ cạnh tranh là khá nhiều cho nên trong khi xây dựng chiến lược Công ty cần phải lựa chọn đối thủ cạnh tranh trực tiếp để tiến hành phân tích.

Về khách hàng

Do đặc điểm về sản phẩm của Công ty mà khách hàng của Công ty cũng rất đa dạng, khách hàng chủ yếu của Công ty là chủ các công trình, các dự án như các Bộ, Sở GTVT, các cơ quan chủ quản, địa phương được Nhà nước đầu tư xây dựng công trình.Vì thế mà Công ty thường xuyên phải chịu nhiều sức ép từ khách hàng chẳng hạn như: xu hướng hạ thấp giá giao thầu xây dựng công trình,chiếm dụng vốn kinh doanh do các chủ công trình không thanh toán kịp thời cho Công ty khi công trình đã hoàn thành hay gây sức ép khi chậm trễ,ách tắc trong việc đảm bảo các điều kiện khởi công và xây dựng công trình.Ngoài ra sức ép về chất lượng công trình cũng là một yếu tố không nhỏ.Với lượng sức ép ấy đòi hỏi Công ty phải có chính sách,chiến lược hợp lí để nâng cao uy tín của Công ty,giữ được các khách hàng trung thành…

Về nhà cung cấp:

Nhà cung cấp của Công ty bao gồm các nhà cung cấp máy móc,thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng.Hiện nay máy móc sử dụng trong Công ty chủ yếu được nhập từ các nước như: Nhật,Nga,Hàn Quốc,Trung Quốc,Đức … họ là những nhà cung cấp độc quyền máy móc thiết bị nên gây nhiều sức ép về mặt giá cả và chất lượng.Đối với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng hoặc chính quyền địa phương nơi khai thác nguồn nguyên vật liệu thì sức ép của họ là nâng giá vật liệu hoặc gây phiền nhiễu trong các thủ tục cho việc khai thác của Công ty.

Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Ngoài việc phân tích các vấn đề nêu trên, trong môi trường ngành Công ty còn phải chú trọng phân tích các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Đó chính là các tập đoàn xây dựng nước ngoài đã và sẽ tham gia trên thị trường xây dựng Việt Nam, một số công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Có thể nói đây là những đối thủ rất mạnh về khả năng tài chính cũng như công nghệ. Công ty cần phân tích kĩ để tìm ra giải pháp khống chế như liên kết với một số Công ty xây dựng khác nhằm tạo ra hàng rào cản trở sự xâm nhập đối với họ.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên ngoài tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP đầu tư xây dựng chúng ta có thể xác định một số cơ hội và nguy cơ lớn sau:

4. Hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn 5. Chính trị, xã hội ổn định

6. Nguồn lao động lớn, chất lượng lao động có xu hướng tăng

Những nguy cơ:

1. Yêu cầu về chất lượng công trình, sự ép giá của chủ đầu tư 2. Tỷ giá hối đoái, giá vàng biến động khó lường

3. Giá xăng dầu thế giới tăng mạnh 4. Giá sắt, thép, xi măng tăng mạnh 5. Lạm phát, lãi suất tăng

6. Xoá bỏ hàng rào thuế quan 7. Suy thoái kinh tế thế giới 8. Đối thủ cạnh tranh mạnh

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển cho công ty CP đầu tư xây dựng 24 trong giai đoạn 2011 2013 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w