Các giải pháp chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển cho công ty CP đầu tư xây dựng 24 trong giai đoạn 2011 2013 (Trang 29)

2.1.2.1 Tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực của Công ty trong đấu thầu các công trình

Trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển doanh nghiệp một trong những nhân tố dẫn đến sự thành công của Công ty là phải nắm bắt được thông tin về thị trường đặc biệt là thông tin về các đối thủ cạnh tranh khi tham gia đấu thầu. Những thông tin chính xác kịp thời và đầy đủ là điều kiện cần và tiên quyết để xác định nhiệm vụ sản xuất và tổ chức sản xuất cho Công ty.

Thông tin sai lệch, chậm trễ hoặc không đầy đủ đã dẫn đến tình trạng phải chi phí rất nhiều thời gian, công sức tiền của nhưng vẫn không đạt được kết quả mong

Xác định sứ mệnh lịch sử(B1)

Nghiên cứu và dự báo môi trường kinh doanh

(B2) Xác định mục tiêu chiến lược (B3) Xây dựng các phương án chiến lược (B4) Phân tích và lựa chọn chiến lược tối

ưu (B5)

Quyết định và thể chế hoá chiến lược

khắc phục những điểm yếu đó và vận dụng tối đa cơ hội của môi trường, Công ty cần phải thực hiện theo một số giải pháp sau:

- Đầu tư, phát triển phòng kế hoạch mạnh, có khả năng làm các hồ sơ đấu thầu, mời thầu trọn gói các công trình trong nước và quốc tế với chất lượng cao.

- Cũng cố và phát triển lực lượng làm công tác tiếp thị đấu thầu, đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành dự án từ Công ty đến các đơn vị thành viên, đảm bảo đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, có khả năng hoạt động ở tầm quốc tế.

- Tăng cường mọi khả năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin nhanh nhạy về thị trường.

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý, thi công và công nhân phù hợp với khu vực và thế giới; đào tạo hệ thống ngành nghề có đủ trình độ và có bằng cấp, chứng chỉ theo thông lệ quốc tế.

- Thực hiện quản lý chất lượng theo ISO 9000 trong xây lắp công trình và ISO 14000 về môi trường.

- Tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm.

- Tăng cường tham gia dự thầu và làm thầu chính các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do Nhà nước làm chủ đầu tư.

- Tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để tạo thêm sức mạnh trong cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, các bên cùng có lợi.

- Định hướng, phân chia thị trường cho các đơn vị thành viên trên cơ sở sở trường và khả năng của từng đơn vị, tránh sự dàn trải, phân tán, lãng phí, khó quản lý chi phí và doanh thu.

2.1.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin

Như đã phân tích ở phần thực trạng, hiện nay Công ty không có hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên Công ty cần phải xây dựng hệ thống thông tin như sau.

+ Thiết lập các nhu cầu về thông tin

Bộ phận chiến lược kinh doanh chịu trách nhiệm về việc xác lập nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược gồm các thông tin về môi trường bên ngoài, các thông tin về môi trường nội bộ Công ty.

+ Xác định nguồn thu thập thông tin Có 2 nguồn thông tin chủ yếu:

Một là thu thập thập thông tin qua hệ thống internet, các báo, tạp chí, thông tin từ văn phòng của Bộ GTVT, Sở GTVT Nghệ An, các báo chuyên ngành.

Hai là thu thập thông tin từ nội bộ Công ty. Để thu thập thông tin này bộ phận xây dựng chiến lược kinh doanh yêu cầu các bộ phận chức năng phải cung cấp thông tin cần thiết đầy đủ cho công tác xây dựng chiến lược.

+ Xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin

Để việc thu thập thông tin mang lại hiệu quả thì Công ty cần xây dựng được hệ thống thu thập và xử lý thông tin.

- Lập danh mục thông tin cần thu thập liên quan đến từng chủ đề.

- Lập danh mục nguồn thông tin tương ứng.

- Cập nhật thông tin theo từng danh mục.

- Lập danh mục thông tin đang xử lý như bước 1 (danh mục này chỉ lưu những thông tin đang trong quá trình xử lý).

- Lập danh mục thông tin tinh (đã qua xử lý).

- Phân loại và lựa chọn thông tin.

- Lập danh mục thông tin nội bộ hay danh mục thông tin mật để lưu giữ các thông tin có giá trị.

- Lập nơi lưu trữ và cất giữ thông tin an toàn và mang tính hệ thống sao cho thuận lợi nhất cho công tác xây dựng chiến lược kinh doanh và quản lý Công ty.

2.1.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

+ Xác định rõ con người là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển và tăng lợi thế cạnh tranh so với các DN khác, do đó Công ty cần xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân kĩ thuật có tay nghề cao, lao động với năng suất chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.

+ Một số biện pháp tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ nhân viên và cơ chế quản lý:

- Cơ cấu ngành nghề của cán bộ kĩ thuật, quản lý, kĩ sư xây dựng, kĩ sư cầu đường, kinh tế còn thiếu. Cần có kế hoạch quan tâm quy hoạch, tuyển dụng thông qua liên kết với một số trường đại học, lựa chọn nhân tài hoặc đặt trước chỉ tiêu.

- Quy hoạch tuyển dụng cán bộ theo vùng để giảm khó khăn xa nhà. Bố trí hợp lý, có chính sách luân chuyển, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ công nhân viên.

- Hàng năm tổ chức tuyển chọn và hỗ trợ kinh phí thích đáng để cử cán bộ công nhân viên có thành tích, triển vọng phát triển tốt và nguyện vọng gắn bó lâu dài với Công ty đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên ngành, tay nghề tại các trường chuyên ngành.

- Thực hiện phương châm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: đào tạo qua trường lớp, hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ quản lý; Thực

sắp xếp phân công cụ thể theo chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường xây dựng đội ngũ làm dự án, đặc biệt là ban điều hành, kĩ sư, giám sát, cán bộ chuyên về hợp đồng kinh tế, về công tác thanh quyết toán.

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cụ thể đối với từng chức danh quản lý, kĩ thuật và công nhân kĩ thuật.Thực hiện tốt việc tổ chức thi tuyển theo tiêu chuẩn,quy chế tuyển dụng,có chế độ đãi ngộ,thu hút người giỏi, chuyên gia tài năng về với Công ty.

- Xây dựng và thực hiện tác phong công nghiệp.

- Hoàn thành chế độ chính sách trả lương, xem xét lại các hồ sơ trách nhiệm, độ phức tạp của công việc được giao, các hình thức giao khoán sản phẩm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ cho hợp lý. Coi trọng áp dụng quy chế khen thưởng vật chất.

- Giải quyết chế độ chính sách, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho lao động.

2.1.2.4. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp được xem là sức mạnh cạnh tranh vô hình nó có thể đóng góp vào- hay gây trở ngại cho việc thực hiện chiến lược của Công ty. Một số giải pháp để xây dựng văn hoá doanh nghiệp như sau:

+Tạo lập và xây dựng triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh được người đứng đầu DN nêu ra, đó chính là sự thể hiện ra bên ngoài tầm nhìn, khát vọng và mục đích phấn đấu của DN, thông qua nó DN có thể tạo ra sự đồng thuận, gắn kết giữa các nhân viên trong DN. Đồng thời, triết lý kinh doanh của DN cũng là phương tiện để DN quảng bá hình ảnh của mình tới khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các cơ quan hữu quan. Triết lý kinh doanh nêu ra cần đầy đủ, ngắn gọn xúc tích và phải thể hiện được một cách sinh động nhất bản sắc không thể trộn lẫn của DN. Công ty xem nó như một bản định hướng trong kinh doanh và phải thường xuyên giáo dục cho nhân viên công ty thấm nhuần triết lý kinh doanh của DN mình.

+ Tạo lập môi trường văn hoá nội bộ doanh nghiệp nhằm tạo động lực cho nhân viên

Công ty cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tạo động lực về mặt kinh tế và về mặt tinh thần.

Về mặt kinh tế: Cần có chế độ lương thưởng công bằng rõ ràng và ngoài ra cần có những chính sách hỗ trợ về mặt tài chính như hỗ trợ nhân viên mua nhà, hỗ trợ cán bộ nhân viên đi học...

Về mặt tinh thần: Công ty cần xác định một không gian văn hoá cởi mở trong DN, ở đó mọi cấp dưới cũng như cấp trên trò chuyện với nhau một cách thân tình cởi

mở, cùng nhau chia sẻ khó khăn cũng như nhiềm vui trong công việc và trong cuộc sống. Thường xuyên quan tâm đến cuộc sống tinh thần của nhân viên bằng cách tổ chức những bữa tiệc sinh nhật tập thể, thăm hỏi lúc nhân viên đau ốm, sinh con hay đến chia buồn khi đồng nghiệp có người thân qua đời.

+ Xây dựng văn hoá doanh nhân nhằm tạo hình ảnh của người đứng đầu doanh nghiệp

Để trở thành một người doanh nhân thành đạt trước hết người đứng đầu DN phải hội tụ được những tố chất của một doanh nhân như: tầm nhìn chiến lược, khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh, tính độc lập tự chủ, quyết đoán, năng lực quan hệ xã hội... nhưng để tạo lập hình ảnh riêng của mình thì bên cạnh những tố chất đó người lãnh đạo của công ty còn phải là người có năng lực, phong cách và đạo đức của một doanh nhân. Vì vậy, bản thân người lãnh đạo phải luôn có ý thức học tập nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên tu dưỡng đạo đức và rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp.

2.2.Đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lược phát triển của công ty CP đầu tư và xây dựng 24

2.2.1.Những ưu điểm

- Công ty CP đầu tư xây dựng 24 là một công ty có truyền thồng, có thương hiệu lớn trong lĩnh vực xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đó là một điều kiện tốt để công ty ký thêm nhiều hợp đồng mới có giá trị lớn.

- Tập thể ban điều hành công ty là những người luôn nhiệt tình, có tâm huyết với sự tồn tại và phát triển của công ty.

- Lực lượng cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn có tinh thần trách nhiệm với công việc đang đảm nhận, năng động hơn và giám làm giám chịu.

- Được sự chia sẻ khó khăn của các cổ đông và người lao động trong công ty, đặc biệt có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng công ty, Tổng công ty đã đầu tư sức người, sức của cho Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng 24 nhằm thúc đẩy sự phát triển của Công ty.

2.2.2.Những nhược điểm và nguyên nhân

Những năm qua mặc dù Công cuộc cổ phần hóa Công ty đã đạt được nhiều thành công nhưng thực tế công tác hoạch định chiến lược phát triển của Công ty CP đầu tư xây dựng 24 vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm.Xảy ra tình trạng đó là do các nguyên nhân sau:

2.2.2.1 .Nguyên nhân khách quan

Mặc dù nền kinh tế nước ta đang hoạt động theo mô hình nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng sau hơn 20 năm nước ta chuyển sang cơ chế thị trường

- Đảng và Nhà nước mặc dù đã quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh ở các DN nhưng chưa có những chính sách và biện pháp hữu hiệu thúc đẩy các DN sử dụng các chiến lược kinh doanh như là một công cụ để phát huy các lợi thế kinh doanh.

- Các DN Nhà nước hoặc tiền thân là DN Nhà nước vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.Do vậy, hiện nay đội ngũ các nhà lãnh đạo còn chịu ảnh hưởng nặng nề nên thường bảo thủ lạc hậu trong suy nghĩ nhất là trong công tác hoạch định chiến lược phát triển, chưa thật sự năng động,đổi mới tư duy trong nền kinh tế thị trường,không chịu chấp nhận cái mới.

- Các thông tin về chiến lược phát triển trong kinh doanh nhất là trong lĩnh vực xây dựng chưa được phổ biến rộng rãi đến các DN.Những tài liệu về chiến lược kinh doanh và phát triển chủ yếu là tài liệu được dịch từ nguồn tài liệu nước ngoài và một số ít sách ,giáo trình của các trường đại học.

-Ngoài ra,nguyên nhân khiến Công ty không thực hiện được kế hoạch đặt ra là do sự biến động bất thường của thị trường hiện nay ,đặc biệt là thị trường nguyên vật liệu cụ thể là :sắt ,thép, xi măng,... bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình.Trong thời gian qua,giá những loại này tăng gấp đôi có khi là gấp ba so với thời gian Công ty trúng thầu.Điều này làm cho Công ty không thể hoàn thành kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận.

2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

-Cán bộ lãnh đạo trong công ty chưa thật sự chú ý đến kế haochj dài hạn(chiến lược) mà chủ yếu tập trung vào kế hoạch ngắn hạn. Họ thường có suy nghĩ rằng mọi thứ tốt đẹp đang ở phía trước,kế hoạch cho tương lai đơn thuần chỉ là sự nối tiếp các kế hoạch đã và đang có của DN nên dẫn tới tư tưởng chủ quan hoặc cho rằng chiến lược phát triển là viển vông , xa rời thực tế do vậy họ nản chí.

- Việc hoạch định chiến lược không được thực hiện thường xuyên do vậy khi bắt tay và hoạch định chiến lược thì mới thu thập thông tin,điều này làm cho chất lượng thông tin còn nhiều hạn chế và không thu thập được nhiều thông tin cần thiết. - Do đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định chiến lược còn thiếu kiến thức cơ bản và kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược phát triển nên việc xác định các vấn đề quan trọng cần phải phân tích đôi khi lệch lạc và còn nhiều hạn chế.

- Do không đầy đủ thông tin cần thiết để có thể đưa các dự báo theo các phương pháp hiện đại mặt khác việc sử dụng các phương pháp hiện đại đẻ dự báo vẫn chưa

được quan tâm, cán bộ làm công tác xây dựng chiến lược còn mỏng và hầu như chưa biết cách sử dụng các phương pháp dự báo hiện đại.

- Do việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh còn nhiều sơ sài ,việc phân tích các điểm mạnh,điểm yếu của bản thân cũng còn nhiều vẫn đề ,thường chỉ nhìn vào điểm mạnh của mình mà chưa thẳng thắn nhìn vào các điểm yếu và bản thân việc nhìn nhận điểm mạnh cũng mang tính chủ quan vì không được so sánh với các đối thủ.

- Ngoài ra, công tác quản lí của Công ty cũng còn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chiến lược trong thời gian qua.Cụ thể là:

+ Về công tác tổ chức:

Cuối tháng 2010 Công ty tiến hành đại hội cổ đông nhiệm kỳ 2, do đó có sự thay đổi xáo trộn lớn trong công tác nhân sự của Hội đồng quản trị, của Ban điều hành. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ trong công tác ổn định, điều hành SXKD của Công ty.

+ Về cơ chế quản lí tài chính:

Ban điều hành công ty tiếp nhận một thực trạng tài chính mất cân đối trầm trọng do những năm trước để lại, đòi hỏi phải tăng cường SXKD nhiều năm có lợi nhuận cao mới có thể bù đắp được.

Từ chỗ mất cân đối tài chính nên các khoản nợ ngân hàng và chi phí lãi vay ngân hàng thường xuyên là áp lực lớn đối với sản xuất. Các khoản tiền tạm ứng, tiền

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển cho công ty CP đầu tư xây dựng 24 trong giai đoạn 2011 2013 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w