Hướng dẫn kể chuyện; * TÌM HIỂU ĐỀ BÀI:

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 30 CKTKN (Trang 40 - 42)

II. Đồ dùng dạy học:

b.Hướng dẫn kể chuyện; * TÌM HIỂU ĐỀ BÀI:

* TÌM HIỂU ĐỀ BÀI: -Gọi HS đọc đề bài.

-GV phân tích đề bàiø, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc nói về du lịch hoặc thám hiểm .

- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối đọc gợi ý 1 , 2 và 3 , 4

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện .

- GV lưu ý HS :

Trong các câu truyện được nêu làm ví du như ba câu truyện trên có trong SGK , những truyện khác ở ngoài sách giáo khoa các em phải tự đọc để kể lại . Hoặc các em có thể dùng các câu truyện đã được nghe người khác kể như : Thám hiểm vịnh ngọc trai , Hai vạn dặm dưới đáy biển ,.... + Ngoài các truyện đã nêu trên em còn biết những câu chuyện nào có nội dung nói về cuộc du lịch hay thám hiểm nào khác? Hãy kể cho bạn nghe .

+ Gọi HS đọc lại gợi ý dàn bài kể chuyện .

* Kể trong nhóm:

-HS thực hành kể trong nhóm đôi .

GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. Gợi ý:

-2 HS đọc thành tiếng. -Lắng nghe.

- 3 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Quan sát tranh và đọc tên truyện - Một nghìn ngày vòng quanh trái đất . - Gu - li - vơ ở xứ sở tí hon .

- Đất quý đất yêu.

- Một số HS tiếp nối nhau kể chuyện :

+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về "Hơn một nghìn ngày thám hiểm vòng quanh trái đất của nhà thám hiểm vĩ đại Ma - gien - lăng " Đây là một câu chuyện rất hay kể về lòng dũng cảm của nhà hằng hải Ma - gien - lăng . Tôi đã đọc câu truyện này trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2 .

+ Tôi xin kể câu chuyện " Thám hiểm vịnh ngọc trai " . Nhân vật chính là một thuyền trưởng có tên là Nê - mô đây là một câu chuyện trong số nhiều câu chuyện trong truyện " Hai vạn dặm dưới đáy biển " . + Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về "Những người chinh phục đỉnh núi Ê - vơ - rét " nhân vật chính là những con người hết sức dũng cảm vượt qua muôn vàn khó khăn cản trở để leo lên tận đỉnh núi quanh năm tuyết phủ được mệnh danh là ngôi nhà của thế giới .Đây là một câu chuyện được đăng trên báo Thiếu Niên Tiền Phong .

+ 1 HS đọc thành tiếng .

-2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe , trao đổi về ý nghĩa truyện .

+Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.

+Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện .

+ Kể chuyện ngoài sách giáo khoa thì sẽ được cộng thêm điểm .

+ Kể câu chuyện phải có đầu , có kết thúc , kết truyện theo lối mở rộng .

+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật , ý nghĩa của truyện .

* Kể trước lớp:

-Tổ chức cho HS thi kể.

-GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. -Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. -Cho điểm HS kể tốt. 3. Củng cố – dặn dò: -nhận sét tiết học.

-Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe.

+ Chuẩn bị một câu chuyện có nội dung nói về một chuyến du lịch hoặc đi cắm trại mà em được tham gia , mang đến lớp các ảnh chụp về một cuộc du lịch hay cắm trại rồi mang đến lớp .

-5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.

+ Bạn thích nhất là nhân vật nào trong câu chuyện ?Vì sao ?

+ Chi tiết nào trong chuyện làm bạn cảm động nhất ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Câu chuyện muốn nói với bạn điều gì ? + Qua câu chuyện này giúp bạn rút ra được bài học gì về những đức tính đẹp ? - HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu - HS cả lớp .

Thứ tư ngày 0 5 tháng 4 năm 2006

TẬP ĐỌCDÒNG SÔNG MẶC ÁO a. Mục tiêu: a. Mục tiêu:

* Đọc thành tiếng:

• Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngư õ như :

- lụa đào , thướt tha , mặc , trôi thơ thẩn , ráng vàng , rèm , vầng trăng , khuya , ngẩn ngơ , la đà , nhoà ... .

- Đọc trôi chảy và lưu loát toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ .

+ Biết đọc diễn cảm cả bài với giọng đọc phù hợp : thiết tha , dịu dàng và dí dỏm thể hiện niềm vui , sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương .

Đọc - hiểu:

o Hiểu nội dung bài : Bài thơ ca ngợi về vẻ đẹp của dòng sông quê hương .

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : điệu , hây hây , ráng ...

II. Đồ dùng dạy học:

• Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).

• Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC:

-Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc 3 trong bài " Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

-1 HS đọc lại cả bài.

-1 HS nêu nội dung chính của bài. -Nhận xét và cho điểm từng HS .

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và nêu câu hỏi .

+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?

+ Bài thơ Dòng sông mặc áo là những phát hiện về vẻ đẹp rất riêng , rất độc đáo của nhà thơ về một dòng sông rất duyên dáng , luôn đổi màu sắc theo thời gian , theo màu trời , màu nắng , màu cỏ cây . Các em hãy đọc bài thơ để biết về sự độc đáo đó .

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 30 CKTKN (Trang 40 - 42)