B. Phần nội dung
1.6.2 Trao đổi thông tin
Giao tiếp ứng xử về phương diện nào đó có thể coi như quá trình nhận tin và truyền tin giữa các cá nhâan. Muốn cho quá trình trao đổi thông tin diễn ra có hiệu quả trước hết phụ thuộc vào người phát và nhận tin.Họ phải có chung một hệ thống hóa và mã giải.Những khác biệt về ngôn ngữ,trình độ nghề nghiệp,vốn
hiểu biết,.. sẽ làm cho quá trình trao đổi thông tin gặp cản trở.Giao tiếp trao đổi thông tin không có sự phân cực rạch ròi người phát tin và nhận tin mà cả hai là chủ thể giao tiếp tích cực,luôn thay đổi vị trí,đổi vai trò cho nhau.Trao đổi thông tin trong giao tiếp đứng về phía tâm lí học xã hội người ta quan tâm đến hoàn cảnh giao tiếp trực tiếp.Ở đó các cá nhân bộc lộ đầy đủ,phong phú những phẩm chất tâm lý của mình.
Quá trình trao đổi thông tin trong giao tiếp bao gồm các bộ phận cấu thành sau :
+ Các chủ thể giao tiếp + Nội dung giao tiếp + Hệ thống tín hiệu + Hoàn cảnh giao tiếp
+ Quan hệ xã hội trong giao tiếp
Giao tiếp có chức năng cơ bản là trao đổi thông tin,thường thì các kênh giao tiếp như: giao tiếp ngôn ngữ,giao tiếp phi ngôn ngữ đều hoạt động trong quá trình phát và nhận tin.Do đó nắm vững quy luật vân động của các kênh giao tiếp,từ đó rút ra thủ thuật giao tiếp,ứng xử như là một nghệ thuật chinh phục con người.Các nhà tâmlí học đã đi sâu vào nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến sự thành công hoặc thất bại trong giao tiếp của mỗi cá náan,mỗi lĩnh vực hoạt động xã hội như: ngoại giao,thương mại,chính trị,xã hội,giáo dục,..từ đó giúp cho con người hiểu nhau,thông cảm với nhau và xít lại gần nhau hơn.