Hạn chế trong thực hiện pháp luật Bảo hiễm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực trạng pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện (Trang 58 - 64)

Số lượng người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện dù có tăng theo từng năm nhưng còn rất hạn chế

so với số ngƣời thuộc diện tham gia (mới chỉ chiếm khoảng 0,22%) và chủ yếu là nhóm đối tƣợng đã từng tham gia BHXH bắt buộc nhƣng chƣa đủ điều kiện hƣởng nay muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm để đủ điều kiện hƣởng các chế độ nhất định (chiếm trên 70% tổng số đối tƣợng tham gia) và những cán bộ bán chuyên trách cấp xã đƣợc chính quyền địa phƣơng hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện.

Nhƣ vậy, kết quả thu đƣợc sau bảy năm triển khai chế độ BHXH tự nguyện chƣa đạt kỳ vọng ban đầu, số ngƣời tham gia loại bình bảo hiểm này chƣa phản ánh đúng nhu cầu thực tiễn của ngƣời dân. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân nhƣ:

Thiết kế các chế độ BHXH tự nguyện chƣa đủ hấp dẫn đối với ngƣời dân: hiện BHXH tự nguyện mới chỉ quy định hai chế độ hƣu trí và tử tuất – là những chế độ dài hạn mà chƣa có các chế độ ngắn hạn, thiết thực với đời sống ngƣời dân nhƣ thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

Độ tuổi của các đối tƣợng tham gia bị pháp luật hạn chế: Theo đó, đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động và không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Hoặc là ngƣời lao động đã đủ tuổi nghỉ hƣu nhƣng thời gian tham gia BHXH còn thiếu không quá 5 năm để đủ điều kiện hƣởng lƣơng hƣu, thì họ đƣợc đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm. Những quy định này đƣợc đánh giá là không phù hợp với đặc điểm của phần lớn đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện – là nông dân, lao động tự do. Kết quả khảo sát cho thấy, những ngƣời có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thƣờng phải sau 30 tuổi mới có thu nhập ổn định, đủ khả năng đóng phí bảo hiểm. Nhƣ vậy, nếu khuôn vào độ tuổi lao động chung thì những đối tƣợng này sẽ không có đủ số năm đóng bảo hiểm cần thiết để hƣởng lƣơng hƣu tƣơng đƣơng 75% thu nhập tháng bình quân cả quá trình đóng. Điều này vô hình chung đã làm hạn chế cơ hội thụ hƣởng chế độ bảo

hiểm ở mức cao hơn của ngƣời tham gia, dẫn tới tâm lý chƣa thiết tha với chính sách BHXH tự nguyện.

Thêm vào đó, thủ tục tham gia còn phức tạp, phƣơng thức đóng phí chƣa linh hoạt, khó tiếp cận với ngƣời dân, một số cán bộ bảo hiểm còn gây khó dễ cho ngƣời tham gia bảo hiểm khi đến thực hiện thủ tục thụ hƣởng chế độ,… khiến ngƣời dân vẫn ngại tham gia BHXH tự nguyện mặc dù họ luôn mong muốn có một khoản tiền phòng thân khi về già cũng nhƣ luôn tin tƣởng loại hình này hơn các loại bảo hiểm thƣơng mại vì tính an toàn cao khi đƣợc Nhà nƣớc bảo trợ.

Luật BHXH năm 2014 đã phần nào khắc phục đƣợc những hạn chế nêu trên (bãi bỏ quy định tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện, cải cách chế độ làm việc của các cơ quan, cán bộ bảo hiểm,...) hứa hẹn sẽ là động lực thúc đẩy BHXH tự nguyện thực sự đi vào cuộc sống, phát huy đầy đủ vai trò mà nó đƣợc kỳ vọng mang lại cho chế độ an sinh xã hội của Đảng và Nhà nƣớc.

Quy định mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện còn khá cao, hạn chế sự tham gia của các đối tượng

Đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện ở nƣớc ta chủ yếu là nông dân và lao động tự do, thu nhập của họ thƣờng thấp và không ổn định. Vì vậy, việc quy định mức đóng không phù hợp sẽ là trở ngại ngăn cản những đối tƣợng này tham gia BHXH tự nguyện. Luật BHXH năm 2006 quy định mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng đƣợc tính theo công thức:

Mức đóng hằng tháng = Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện X Mức thu nhập tháng ngƣời tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn Trong đó:

-Mức thu nhập tháng ngƣời tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn đƣợc giới hạn thấp nhất bằng mức lƣơng tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mƣơi tháng lƣơng tối thiểu chung.

Theo quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014, mức lƣơng tối thiểu chung hiện đƣợc chia thành bốn mức tƣơng ứng với bốn vùng. Áp dụng công thức tính, ta có mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng theo vùng nhƣ sau:

Bảng 2.4: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng hiện nay

Đơn vị: Đồng/tháng

Tiêu chí Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV

Lƣơng tối thiểu vùng

(1) 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000

Mức đóng BHXH tự nguyện tối tiểu

(2) = 22% x (1)

682.000 605.000 528.000 473.000

Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa

(3) = 22% x 20 x (1)

13.640.000 12.100.000 10.560.000 9.460.000

Mức đóng này có thể chấp nhận đƣợc nếu đem so sánh với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc (theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam năm 2014 là 169 USD/tháng, tƣơng đƣơng 3.620.000 đồng/tháng). Tuy nhiên, nếu so sánh với mức thu nhập của những đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện là các diêm dân (thu nhập 16.000 nghìn đồng/ngày), nông dân (thu nhập 600 nghìn đồng/tháng)... thì mức đóng này là khá cao và họ không dễ theo đƣợc. Bên cạnh mức đóng cao thì thời gian đóng lại kéo dài, ngƣời tham gia BHXH tự nguyện phải đóng phí bảo hiểm đủ 20 năm trở lên mới đủ điều kiện hƣởng chế độ hƣu trí. Điều này càng làm hạn chế số lƣợng ngƣời tham gia BHXH tự nguyện.

Để tăng tính hấp dẫn của hình thức bảo hiểm này, theo Ông Phạm Đỗ Nhật Tân - nguyên Vụ trƣởng Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH trả lời trên Báo đại biểu nhân dân, cần linh hoạt độ tuổi ngƣời tham gia để phù hợp với điều kiện của ngƣời dân nƣớc ta; nghiên cứu điều chỉnh mức đóng theo hƣớng thấp hơn mức hiện hành; linh hoạt hơn về phƣơng thức đóng; cho phép đóng bù một lần cho số năm còn thiếu đối với ngƣời đủ tuổi nghỉ hƣu nhƣng chƣa đủ số năm... Với mức đóng BHXH tự nguyện, nên đƣa ra ba hình thức là mức tiền lƣơng cơ sở, mức tiền lƣơng tối thiểu vùng hoặc chuẩn nghèo bình quân của giai đoạn để phù hợp với nhu cầu đa dạng của ngƣời dân [14].

Công tác đầu tư, sử dụng Qũy Bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hiệu quả

Tuy hoạt động quản lý Qũy BHXH tự nguyện thời gian qua chƣa để xảy ra thâm hụt, nhƣng thực tế cho thấy dù nhu cầu rất lớn nhƣng số lƣợng ngƣời tham gia loại hình BHXH tự nguyện còn hạn chế, chi phí cho công tác quản lý khá cao nên tính hiệu quả thấp. Luật BHXH hiện hành quy định tổ chức BHXH là tổ chức sự nghiệp nhƣng lại quy định chi phí quản lý của tổ chức BHXH bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nƣớc, điều này là chƣa thật sự phù hợp.

Hiệu quả hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH chƣa cao, theo Báo cáo thuyết minh dự án Luật BHXH sửa đổi (2014) của Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội thì lãi thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH chƣa bảo tồn đƣợc giá trị của quỹ, lãi suất đầu tƣ luôn ở dƣới chỉ số tăng giá tiêu dùng (lãi suất đầu tƣ bình quân của giai đoạn 2007 - 2012 chỉ khoảng 9,5%/năm, trong khi CPI bình quân là 13,2%/năm, tỷ lệ điều chỉnh lƣơng hƣu bình quân là 15,2%/năm). Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiệu quả đầu tƣ quỹ chƣa cao là do hình thức đầu tƣ đƣợc quy định trong luật chƣa thật đa dạng, đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tƣ của cơ quan bảo hiểm xã hội chƣa chuyên nghiệp...

Về công tác quản lý và tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện

Hiện nay, Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ hệ thống BHXH; Nhà nƣớc giao cho hệ thống cơ quan BHXH Việt Nam từ trung ƣơng tới địa phƣơng trực tiếp quản lý và thực hiện cả loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện. Tuy nhiên, BHXH tự nguyện có những đặc thù riêng, nên việc không tách biệt trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện đã dẫn tới một số tồn tại, hạn chế nhất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, công tác triển khai thực hiện BHXH tự nguyện vẫn còn chậm, bộ máy tổ chức cấp huyện còn mỏng, cấp xã hầu nhƣ không có. Định kỳ hàng quý, cơ quan BHXH cấp huyện mới cử cán bộ xuống cấp xã để thực hiện công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn chính sách, chế độ BHXH và thủ tục cho ngƣời tham gia BHXH tự nguyện [9]. Do đó, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng nhƣ hƣớng dẫn cụ thể các thủ tục tham gia BHXH tự nguyện không đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên và chƣa đáp ứng nhu cầu cho đông đảo ngƣời dân. Mặt khác, các đại lý thu BHXH tự nguyện ở cấp huyện và cấp xã ở một số địa phƣơng còn tỏ ra lúng túng, vƣớng mắc ở nhiều khâu thủ tục hành chính nhƣ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hƣởng chế độ cho các đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện.

Thứ hai, thiếu sự kết nối giữa đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện và

các cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện, chƣa xây dựng đƣợc mã số BHXH tự nguyện cho ngƣời lao động. Trong thực tế, ngƣời tham gia BHXH tự nguyện đa phần là lao động tự do, công việc không ổn định, khả năng di chuyển địa điểm làm việc cao,… vì vậy quy định việc giải quyết chế độ phải thực hiện tại nơi đăng ký tham gia BHXH tự nguyện còn gây khó khăn, trở ngại cho ngƣời giam gia. Thiết nghĩ, cần có giải pháp để tăng cƣờng sự kết nối thông tin giữa cơ quan BHXH với ngƣời tham gia và giữa cơ quan BHXH ở các địa phƣơng với nhau, đảm bảo thống nhất và thông suốt nguồn

dữ liệu khách hàng để tạo điều kiện cho ngƣời tham gia thực hiện nghĩa vụ nộp tiền bảo hiểm cũng nhƣ thụ hƣởng các chế độ ngay cả khi phải di chuyển nơi cƣ trú do yêu cầu công việc.

Thứ ba, việc cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin, quản

lý khoa học đối với hệ thống cơ quan BHXH tự nguyện vẫn còn hạn chế. Các quy định về thủ tục, hồ sơ tham gia và thụ hƣởng các chế độ BHXH tự nguyện còn rƣờm rà; Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thống kê, điều hành, giám sát thực hiện BHXH còn thấp; trình độ nghiệp vụ và công nghệ của cán bộ ngành bảo hiểm còn nhiều hạn chế,... dẫn tới những khó khăn trong giảm thiểu và đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với ngƣời tham gia và thụ hƣởng BHXH tự nguyện.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực trạng pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện (Trang 58 - 64)