Về mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực trạng pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện (Trang 35 - 52)

Luật BHXH năm 2006 quy định:

1. Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập ngƣời lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội đƣợc thay đổi tuỳ theo khả năng của ngƣời lao động ở từng thời kỳ, nhƣng thấp nhất bằng mức lƣơng tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lƣơng tối thiểu chung (Khoản 1, Điều 100).

Nhƣ vậy mức đóng BHXH tự nguyện có sự khác biệt so với BHXH bắt buộc, cụ thể: mức đóng của BHXH bắt buộc đƣợc xác định trên cơ sở tiền công, tiền lƣơng của ngƣời lao động và không bị khống chế mức tối đa cũng nhƣ mức tối thiểu; Còn mức đóng BHXH tự nguyện đƣợc xác định trên cơ sở mức thu nhập do ngƣời lao động lựa chọn nhƣng phải nằm trong giới hạn, thấp nhất bằng mức lƣơng tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lƣơng tối thiểu chung.

Tuy căn cứ để xác định mức đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện là khác nhau, nhƣng công thức tính của hai loại hình này lại giống nhau, đều dựa trên tỷ lệ phần trăm đóng và mức tiền công/mức thu nhập. Tại Điều 26 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP có quy định công thức tính mức đóng BHXH tự nguyện nhƣ sau: Mức đóng hàng tháng = Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện

X ngƣời tham gia BHXH Mức thu nhập tháng tự nguyện lựa chọn Trong đó:

Mức thu nhập tháng ngƣời tham gia

BHXH tự nguyện lựa chọn =

Lmin + m x 50.000 (đồng/tháng) - Lmin: mức lƣơng tối thiểu chung;

Tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đƣợc quy định nhƣ sau: TT Thời gian Tỷ lệ đóng 1. Từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 16% 2. Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 18% 3. Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 20% 4. Từ tháng 01 năm 2014 trở đi 22%

Nhƣ vậy, tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện hiện nay đang áp dụng là 22%.

Đến Luật BHXH năm 2014, mức đóng BHXH tự nguyện đã có sự điều chỉnh, cụ thể tại khoản 1 Điều 87 Luật BHXH năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 quy định nhƣ sau:

1. Ngƣời lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do ngƣời lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lƣơng cơ sở. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nƣớc trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tƣợng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho ngƣời lao động tham gia BHXH tự nguyện (Điều 87).

Nhƣ vậy, Luật BHXH năm 2014 đã điều chỉnh cả tỷ lệ phần trăm đóng (cố định một mức là 22%) lẫn mức thu nhập làm căn cứ đóng (mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lƣơng cơ sở). Việc quy định mới hạ mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện từ mức lƣơng tối thiểu chung xuống mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn thể hiện rõ

mục tiêu phổ quát sự tham gia BHXH cho mọi đối tƣợng lao động của Đảng và Nhà nƣớc. Đây là một trong những điểm mới của Luật BHXH năm 2014, vừa là cơ hội cho những ngƣời có thu nhập thấp đủ khả năng tham gia hình thức BHXH tự nguyện, nhƣng không làm hạn chế nhu cầu lựa chọn mức đóng cao hơn của những ngƣời có thu nhập cao do quy định về mức trần tham gia BHXH tự nguyện không đổi. Tuy nhiên, thực tế triển khai BHXH tự nguyện thời gian qua cho thấy, mặc dù pháp luật cho phép ngƣời tham gia đƣợc quyền lựa chọn thu nhập làm căn cứ đóng trong khoảng từ tối thiểu đến tối đa, nhƣng tâm lý chung của ngƣời lao động thƣờng chọn mức đóng thấp nhất. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến việc thụ hƣởng các chế độ BHXH tự nguyện sau này của chính họ mà còn gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc cân đối và phát triển quỹ BHXH tự nguyện.

2.1.3. Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo Luật BHXH năm 2006 cũng nhƣ Luật BHXH năm 2014 thì BHXH tự nguyện ở nƣớc ta đƣợc thiết kế với hai chế độ là hƣu trí và tử tuất Điều này xuất phát từ những đặc điểm về kinh tế - chính trị - dân cƣ của nƣớc ta nhƣ đã phân tích tại mục 1.4.2 ở trên.

2.1.3.1. Chế độ hưu trí

Hiện nay, chế độ hƣu trí của đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện có ba hình thức: hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hƣu và BHXH một lần với ngƣời không đủ điều kiện hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng.

- Chế độ lương hưu hàng tháng.

 Điều kiện hƣởng: ngƣời lao động muốn hƣởng chế độ hƣu trí tự nguyện hàng tháng cần phải có đủ hai điều kiện là tuổi đời và thời gian tham gia bảo hiểm, cụ thể: "Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi; Và đủ

hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên" (Điều 70, Luật BHXH năm 2006). Quy định này là thống nhất với chế độ hƣu trí trong BHXH bắt buộc và

phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, BHXH tự nguyện hiện không có quy định điều kiện hƣởng chế độ hƣu trí hàng tháng cho các lao động đặc thù (lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Ở góc độ này thì chế độ BHXH bắt buộc có quy định mềm dẻo hơn khi cho phép lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đƣợc hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng khi thỏa mãn điều kiện: nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm đóng BHXH. Quy định này xuất phát từ đặc điểm quan hệ BHXH tự nguyện không có sự tham gia của giới chủ, đối tƣợng tham gia là những ngƣời không có công việc ổn định, tốc độ di chuyển công việc cao do đó việc xác định môi trƣờng làm việc của họ rất khó khăn. Ngoài ra, quy định cũng một phần xuất phát từ yêu cầu của việc cân đối thu – chi quỹ BHXH tự nguyện.

 Mức lƣơng hƣu hàng tháng của BHXH tự nguyện đƣợc tính theo công thức: Lƣơng hƣu hàng tháng = Tỷ lệ hƣởng lƣơng hƣu (%) x Mbq

Trong đó, Mbq là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và đƣợc tính: Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện = Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện Nhƣ vậy, để xác định đƣợc mức lƣơng hƣu hàng tháng cần phải xác định tỷ lệ hƣởng và mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Về vấn đề này, Luật BHXH năm 2006 quy định tại khoản 1 Điều 71 nhƣ sau:

Mức lƣơng hƣu hằng tháng đƣợc tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tƣơng ứng với mƣời lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì đƣợc tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Còn tại Điều 74 Luật BHXH năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 quy định:

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trƣớc ngày 01/01/2018 mức lƣơng hƣu hằng tháng đƣợc tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tƣơng ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%; 2.Từ ngày 01/01/2018, mức lƣơng hƣu hằng tháng đƣợc tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tƣơng ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội nhƣ sau:

a) Lao động nam nghỉ hƣu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hƣu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, ngƣời lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này đƣợc tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Chúng ta có thể nhận thấy, trong thời gian đầu, Luật BHXH năm 2014 giữ nguyên cách tính lƣơng hƣu hàng tháng của Luật BHXH năm 2006. Nhƣng từ ngày 01/01/2018, luật BHXH đã thay đổi cách tính tỷ lệ hƣởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ hƣởng lƣơng hƣu 45% mức bình

quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của lao động nam đƣợc điều chỉnh tăng theo lộ trình năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Thứ hai, sau khi đủ điều kiện để hƣởng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội thì cứ thêm mỗi năm đóng BHXH ngƣời lao động đƣợc tính thêm 2% vào tỷ lệ hƣởng cho tới khi đạt tỷ lệ 75%, không phân biệt đối tƣợng là lao động

nam hay nữ. Sự điều chỉnh trong quy định của pháp luật BHXH nhằm phòng tránh nguy cơ mất cân đối và vỡ Qũy BHXH tự nguyện, đảm bảo Qũy này có thể phát triển bền vững.

Ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu hằng tháng bị tạm dừng hƣởng lƣơng hƣu khi thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây: Chấp hành hình phạt tù nhƣng không đƣợc hƣởng án treo; Xuất cảnh trái phép; Bị Toà án tuyên bố là mất tích. Lƣơng hƣu hằng tháng đƣợc tiếp tục thực hiện từ tháng liền kề khi ngƣời bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi ngƣời đƣợc Toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc ngƣời xuất cảnh trở về định cƣ hợp pháp. Trong trƣờng hợp Toà án có kết luận bị oan thì ngƣời lao động đƣợc truy hoàn tiền lƣơng hƣu trong thời gian bị tạm dừng.

-Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Về mức hƣởng, Luật BHXH năm 2014 giữ nguyên cách tính của luật BHXH năm 2006. Theo đó, cứ mỗi năm đóng BHXH vƣợt mức quy định ngƣời lao động đƣợc trợ cấp 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Về điều kiện hƣởng, Luật BHXH năm 2014 đã thắt chặt quy định hơn. Cụ thể: Điều 72Luật BHXH năm 2006 quy định:

Ngƣời lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mƣơi năm đối với nam, trên hai mƣơi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hƣu, ngoài lƣơng hƣu còn đƣợc hƣởng trợ cấp một lần. Luật BHXH năm 2014 tại Điều 75 quy định: Ngƣời lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tƣơng ứng với tỷ lệ hƣởng lƣơng hƣu 75%, khi nghỉ hƣu, ngoài lƣơng hƣu còn đƣợc hƣởng trợ cấp một lần [48].

Nhƣ vậy, trong thời gian đầu, điều kiện hƣởng trợ cấp một lần khi nghỉ hƣu của Luật BHXH năm 2014 giống với Luật BHXH năm 2006. Tuy nhiên, từ năm 2018 luật quy định điều kiện hƣởng chế độ này ở mức cao hơn, cụ thể: lao động nữ phải có thời gian đóng BHXH trên 30 năm; lao động nam phải có

thời gian đóng BHXH tƣơng ứng với năm nghỉ hƣu là năm 2018 là trên 31 năm, năm 2019 là trên 32 năm, năm 2020 là trên 33 năm, năm 2021 là trên 34 năm, và từ năm 2022 là trên 35 năm.

- Chế độ Bảo hiểm xã hội một lần.

 Điều kiện hƣởng: Về vấn đề này, Luật BHXH năm 2014 đã có những sửa đổi cơ bản so với Luật BHXH năm 2006. Tại Điều 73 Luật BHXH năm 2006 quy định ngƣời lao động tham gia BHXH tự nguyện đƣợc hƣởng trợ cấp một lần trong ba trƣờng hợp:

1.Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi mà chƣa đủ 20 năm đóng BHXH (trừ trƣờng hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhƣng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định để hƣởng chế độ hƣu trí thì đƣợc đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm); 2.Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chƣa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; 3.Ra nƣớc ngoài để định cƣ.

Theo quy định mới tại Điều 77 Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã bỏ chế độ trợ cấp một lần đối với trƣờng hợp:

Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chƣa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội” và bổ sung trƣờng hợp “ngƣời đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhƣ ung thƣ, bại liệt, xơ gan cổ chƣớng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Quy định mới này cũng đƣợc áp dụng cho các đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc. Theo lý giải của các nhà làm luật, mục đích của quy định mới nhằm hạn chế các trƣờng hợp đóng BHXH ngắn hạn và hạn chế việc hƣởng BHXH một lần, từ đó giúp cân đối quỹ, tránh nguy cơ vỡ quỹ, đảm bảo sự phát triển bền vững các chế độ an sinh xã hội.

Tuy nhiên, ngay khi vừa đƣợc Quốc hội thông qua (dù chƣa có hiệu lực trên thực tế) quy định này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía ngƣời lao động. Đây là nguyên nhân chính khiến gần 90.000 công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Q.Bình Tân, TP.HCM) tiến hành đình công trong 2 ngày 26 và 27/3/2015. Đối với BHXH tự nguyện, do các đối tƣợng tham gia hiện nay chủ yếu là ngƣời đã tham gia BHXH bắt buộc, nay không tham gia nữa nhƣng chƣa đủ điều kiện hƣởng chế độ hƣu trí nên tiếp tục đóng bảo hiểm nên quy định mới chƣa tác động trực tiếp đến tâm lý của họ. Nhƣng xét về lâu dài thì quy định này sẽ ảnh hƣởng nhiều đến tâm lý của ngƣời lao động khi quyết định tham gia BHXH tự nguyện, bởi nếu họ không có khả năng đóng BHXH đủ 20 năm thì độ rủi ro rất cao. Trƣớc tình hình này, Quốc hội đã thảo luận và ngày 22/6/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hƣởng BHXH một lần đối với ngƣời lao động sau một năm nghỉ việc. Theo đó, ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, ngƣời tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng mà chƣa đủ 20 năm đóng BHXH, khi có yêu cầu thì đƣợc nhận BHXH một lần. Đồng thời Nghị quyết nêu rõ giao Chính phủ hƣớng dẫn việc tổ chức thực hiện chính sách này, tổ chức tƣ vấn đầy đủ về chính sách cho ngƣời lao động.

 Mức hƣởng BHXH một lần: tuy cùng căn cứ vào số năm đã đóng BHXH tự nguyện để tính mức trợ cấp BHXH tự nguyện một lần, nhƣng Luật BHXH năm 2014 đã quy định cụ thể hơn và nâng cao mức hƣởng cho ngƣời tham gia. Theo Luật BHXH năm 2006, cứ mỗi năm đóng BHXH tự nguyện ngƣời lao động đƣợc hƣởng trợ cấp BHXH một lần tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Những trƣờng hợp tham gia BHXH tự nguyện chƣa đƣợc một năm không đƣợc luật quy định cách tính mức hƣởng. Đến luật BHXH năm 2014, mức hƣởng của ngƣời tham gia BHXH tự nguyện đƣợc tính cao hơn, cụ thể: mức hƣởng BHXH một lần đƣợc tính

bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trƣớc năm 2014 và tính bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Luật BHXH năm 2014 cũng đã quy định cách tính mức hƣởng cho đối tƣợng gia BHXH dƣới

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực trạng pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện (Trang 35 - 52)