Chính sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là một công cụ giúp Đảng và Nhà nƣớc đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện công bằng thu nhập cho ngƣời lao động; Mở ra cơ hội đƣợc tham gia, thụ hƣởng BHXH tới đông đảo ngƣời dân. Đƣợc chính thức ghi nhận từ Luật BHXH năm 2006 nhƣng đến năm 2008, BHXH tự nguyện mới đƣợc triển khai thực hiện và đến nay đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu đáng ghi nhận.
Về đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo kết quả cuộc điều tra về triển vọng tham gia BHXH tự nguyện của ngƣời lao động khu vực phi chính thức đƣợc tiến hành tại 10 tỉnh năm 2005 của Viện Khoa học Lao động và xã hội, có khoảng 39% số ngƣời đƣợc hỏi có thể sẵn sàng tham gia chế độ hƣu trí và 68,1% sẵn sàng tham gia chế độ bảo hiểm tử tuất mà không cần có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Nếu có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc thì có thêm khoảng 17% số ngƣời đƣợc hỏi sẽ tham gia. Điều này đã minh chứng nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của ngƣời lao động là rất cao [34]. Và kết quả thu đƣợc sau bảy năm triển khai chế độ BHXH tự nguyện càng khẳng định điều này.
Bảng 2.1: Số ngƣời tham gia BHXH giai đoạn 2008- 2013
Đơn vị tính: Người
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Số ngƣời tham gia
BHXH tự nguyện 6.110 41.193 81.319 96.400 139.643 173.584
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Dựa trên số liệu này ta thấy, số lƣợng ngƣời tham gia BHXH qua các năm không ngừng tăng lên. Năm 2008 (năm đầu tiên triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện), số ngƣời tham gia là 6.110 ngƣời. Có thể thấy rằng, đây là một con số khá khiêm tốn so với gần 30 triệu lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện thời điểm này. Hơn nữa, đa số ngƣời tham gia loại hình BHXH tự nguyện ở thời điểm này là cán bộ không chuyên trách cấp xã đƣợc chính quyền địa phƣơng hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện, ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc đã nghỉ việc nhƣng chƣa đủ điều kiện hƣởng hƣu trí hoặc trợ cấp một lần nên tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (chiếm trên 70% tổng số đối tƣợng tham gia). Bƣớc sang năm thứ 2 thực hiện (năm 2009) đã có 41.193 ngƣời tham gia BHXH tự nguyện, nhƣng phần đa sự tăng lên này là do đối tƣợng từ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang để tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện(25.650 ngƣời). Đến năm 2012, số lƣợng ngƣời tham gia BHXH tự nguyện đã tăng nhanh hơn và đạt 139.643 ngƣời (tăng gấp 22,9 lần so với năm 2008); đến cuối năm 2013 có 173.584 ngƣời tham gia BHXH tự nguyện, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2012; số thu BHXH tự nguyện năm 2013 ƣớc đạt 552 tỷ đồng, vƣợt 12,63% kế hoạch, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2012 [7].
Tuy nhiên sau 7 năm thực hiện BHXH tự nguyện, số lƣợng ngƣời tham gia có gia tăng theo từng năm nhƣng con số này là khá khiêm tốn so với lực
lƣợng lao động tự do của nƣớc ta. Qua số liệu thống kê tại báo cáo “đề án đánh giá tình hình hoạt động quỹ BHXH, BHYT; dự báo cân đối quỹ đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030” cho thấy: tính đến cuối năm 2012, cả nƣớc có hơn 19.000 hợp tác xã, 54 liên hiệp hợp tác xã và khoảng trên 370.000 tổ hợp tác, thu hút khoảng 13 triệu xã viên, thành viên tham gia. Trong đó, có khoảng hơn 03 triệu ngƣời có quan hệ lao động, làm công hƣởng lƣơng trong diện thực hiện BHXH bắt buộc, khoảng 10 triệu ngƣời còn lại là đối tƣợng tiềm năng của BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, số ngƣời lao động trong khu vực kinh tế hợp tác xã thực tế tham gia BHXH, BHYT chỉ đạt khoảng trên 15% [10]. Nếu so sánh số lƣợng ngƣời tham gia BHXH tự nguyện với số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc thì con số này chỉ chiếm khoảng 1,3 -2%. Có thể thấy, BHXH tự nguyện chƣa thu hút đƣợc đông đảo ngƣời lao động có nhu cầu quan tâm và tham gia. Điều này xuất phát từ một số nguyện nhân nhƣ: do các đối tƣợng thuộc diện tham gia chƣa nhận thức hết ý nghĩa và tầm quan trọng của chế độ BHXH tự nguyện; Mức hƣởng theo chính sách hiện hành chƣa hấp dẫn; Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về loại hình bảo hiểm này còn hạn chế (có tới 60% ngƣời tham gia BHXH tự nguyện là qua giới thiệu của ngƣời thân); Chƣa có cơ chế khuyến khích mở rộng phát triển đối tƣợng với cơ quan thực hiện chính sách BHXH tự nguyện,… [21].
Về hoạt động chi trả các chế độ BHXH tự nguyện
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì Quỹ BHXH tự nguyện đƣợc chi trả cho hai chế độ là hƣu trí và tử tuất.
Đối với chế độ hƣu trí, các số liệu thống kê cho thấy, đến hết năm 2012 (tức là chỉ khoảng 5 năm sau khi triển khai thực hiện chế độ BHXH tự nguyện) đã có trên 3.000 ngƣời đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí từ Quỹ BHXH tự nguyện, chiếm khoảng 2,2% tổng số ngƣời tham gia. Đem so sánh thời gian
triển khai BHXH tự nguyện với điều kiện hƣởng chế độ hƣu trí tự nguyện (Luật BHXH tự nguyện năm 2006 quy định để hƣởng lƣơng hƣu, các đối tƣợng tham gia cần hội đủ 2 điều kiện: về tuổi đời phải đủ 60 tuổi trở lên đối với nam và đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; Điều kiện về số năm đóng BHXH là 20 năm trở lên) để thấy đƣợc số ngƣời đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí tự nguyện là những ngƣời trƣớc đó đã tham gia BHXH bắt buộc nhƣng chƣa đủ 20 năm đóng BHXH nên tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hƣởng lƣơng hƣu theo quy định.
Đối với chế độ tử tuất, do mới triển khai thực hiện từ năm 2008 nên đến nay Quỹ BHXH tự nguyện chƣa phát sinh nhiều trƣờng hợp yêu cầu giải quyết hƣởng chế độ tử tuất. Nhƣng nhìn chung, về cơ bản việc thụ hƣởng chế độ trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần đƣợc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Về xây dựng và quản lý tài chính quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, số ngƣời tham gia BHXH tự nguyện trong 5 năm (từ năm 2008 đến năm 2012) liên tục tăng và số thu của Quỹ BHXH tự nguyện cũng tăng theo [13].
Bảng 2.2: Thu Quỹ BHXH từ đóng góp của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động giai đoạn 2008- 2012
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
1 Quỹ BHXH bắt buộc 30.939,4 37.487,9 49.740 62.257,7 89.613
2 Quỹ BHXH tự nguyện 10,8 69,4 174,4 251,2 379,4
Tổng cộng 30.950,2 37.557,3 49.914,4 62.508,9 89.992,4
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Nhƣ vậy, 5 năm liền số thu của Quỹ BHXH tự nguyện tăng liên tiếp. Cụ thể: năm 2008 số thu vào quỹ BHXH tự nguyện là 10,8 tỷ đồng - đây là năm đầu tiên thực hiện BHXH tự nguyện nên nguồn thu còn thấp; bƣớc sang năm 2009 thì số thu vào quỹ BHXH tự nguyện là 69,4 tỷ đồng, tăng 542,6% so với năm 2008 trong đấy phần nhiều là do Qũy BHXH nông dân tỉnh Nghệ An chuyển sang; năm 2010 Qũy BHXH tự nguyện thu về 174,4 tỷ đồng tăng 251,2% so với năm 2009; năm 2011 thu từ BHXH tự nguyện là 251,2 tỷ đồng và đến năm 2012 thu BHXH tự nguyện là 379,4 tỷ đồng, đạt 156,4% so với kế hoạch đƣợc giao. Mặc dù số thu của quỹ BHXH tự nguyện tăng rất nhanh, năm sau gấp đôi năm trƣớc với ƣu thế không có nợ đọng bảo hiểm, nhƣng so với số lƣợng lao động ở khu vực phi chính thức tại Việt Nam hiện nay thì con số này còn rất khiêm tốn. Do đó cần khuyến khích đƣợc đông đảo lực lƣợng lao động tự do tham gia thì quỹ BHXH tự nguyện sẽ ngày càng phát triển và thực hiện hiệu quả hơn vai trò của mình đối với an sinh xã hội.
Không chỉ liên tiếp tăng trƣởng về số thu, vấn đề quản lý tài chính của quỹ BHXH tự nguyện cũng đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ. Trong suốt 5 năm triển khai BHXH tự nguyện, quỹ luôn đƣợc đảm bảo cân đối giữa thu và chi, không để xảy ra tình trạng thâm hụt quỹ.
Bảng 2.3: Cân đối thu – chi Quỹ BHXH tự nguyện giai đoạn 2008- 2012
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
1 Số thu Quỹ BHXH tự nguyện 10,8 69,4 174,4 251,2 379,4
2 Chi chế độ Quỹ BHXH tự nguyện 0,003 0,67 25,4 23,8 54,6
Chênh lệch 10,797 68,73 149 227,4 324,8
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Tuy nhiên, khi đánh giá kết quả cân đối thu – chi Quỹ BHXH tự nguyện trong giai đoạn từ năm 2008 đến hết năm 2012 chúng ta cần lƣu ý do đây là những năm đầu triển khai BHXH tự nguyện nên các trƣờng hợp cần chi trả chế độ là chƣa nhiều. Chẳng hạn, năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện BHXH tự nguyện, mức chi cho BHXH tự nguyện chỉ là 0,003 tỷ đồng, khoản chi này chủ yếu liên quan đến chi quản lý, chi dự phòng chứ chƣa phát sinh các trƣờng hợp cần chi trả chế độ. Năm 2009, số chi tăng thành 0,67 tỷ đồng; Năm 2010 số chi tăng đột biến lên 25,4 tỷ đồng, đến năm 2012 chi cho BHXH tự nguyện đã tăng thành 54,6 tỷ đồng. Nhƣ vậy, số chi của Quỹ BHXH có xu thế tăng theo hàng năm, do đó cơ quan quản lý cần có phƣơng án nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho Quỹ.
Ngoài những thành công trong việc cân đối thu – chi, việc quản lý tài chính đối với Quỹ BHXH còn có những thành tự trong việc triển khai đầu tƣ quỹ. Theo số liệu thống kê, trong năm 2012 đã thực hiện đầu tƣ 199,5 tỉ đồng từ quỹ BHXH tự nguyện, thu hồi 148 tỉ đồng và tổng số dƣ nợ đầu tƣ đến cuối năm 2012 là 233.611 tỉ đồng [15]. Trong đó, đầu tƣ mua trái phiếu chính phủ là 42.500 tỉ đồng (chiếm 18,2%); cho ngân sách nhà nƣớc vay 129.000 tỉ đồng (chiếm 55,2%); cho các ngân hàng thƣơng mại của Nhà nƣớc, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội vay 58.363 tỉ đồng (chiếm 25%); cho vay đầu tƣ xây dựng Thủy điện Lai Châu 3.748 tỉ đồng
(chiếm 1,6%). Các khoản vay này đã có số tiền sinh lời là 18.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, Nhà nƣớc cần kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động đầu tƣ quỹ, tránh tình trạng đầu tƣ không có khả năng thu hồi nhƣ trƣờng BHXH Việt Nam cho Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank) vay số tiền lên tới 1.010 tỉ đồng. Tính đến thời điểm 31/12/2011, công ty này còn nợ BHXH Việt Nam số tiền 787,5 tỉ đồng tiền gốc (trong đó nợ quá hạn là 357,5 tỉ đồng) cùng 264,5 tỉ đồng tiền lãi không có khả năng thanh toán.
Công tác quản lý đã có nhiều cải cách, đổi mới
Trong những năm qua, đồng bộ với các biện pháp cải cách các thủ tục hành chính của Chính phủ, công tác quản lý chế độ BHXH tự nguyện bƣớc đầu có những thành tựu đáng ghi nhận. Đầu tiên, phải kể tới đổi mới của BHXH tự nguyện trong việc triển khai thực hiện thu nộp và chi trả qua bƣu điện. Điều này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời tham gia khi thực hiện đóng phí bảo hiểm cũng nhƣ thụ hƣởng các chế độ, nhất là đối với ngƣời lao động ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHXH đã góp phần thay đổi tác phong và phƣơng thức tổ chức công việc từ hành chính sang phục vụ theo hƣớng một cửa, loại bỏ các giấy tờ, biểu mẫu, thủ tục không cần thiết, đơn giản hoá các bƣớc công việc trong quy trình quản lý thu, chi và quản lý quỹ BHXH. Vì vậy, quy trình quản lý và xử lý nghiệp vụ đƣợc tổ chức lại phù hợp hơn, khoa học hơn và đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ viên chức quản lý của ngành bảo hiểm.