Các chỉ tiêu lý – hóa [15]

Một phần của tài liệu PECTIN và ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨM (Trang 27 - 29)

Tên tiêu chí Mức

1. Hao hụt khối lượng sau khi sấy, % khối lượng, không lớn hơn 12 2. Hàm lượng lưu huỳnh dioxit, mg/kg, không lớn hơn 50 3. Dư lượng dung môi, tính theo methanol, ethanol và 2-propanol ở

dạng đơn lẻ hoặc kết hợp, % khối lượng, không lớn hơn

1 4. Hàm lượng tro không tan trong axit, % khối lượng, không lớn hơn 1 5. Hàm lượng chất không tan tổng số, % khối lượng, không lớn hơn 3 6. Hàm lượng nitơ (sau khi rửa bằng axit và etanol), % khối lượng,

không lớn hơn

2,5 7. Hàm lượng axit galacturonic, % khối lượng tính theo chất khô

không tro, không nhỏ hơn

65 7. Hàm lượng axit galacturonic, % khối lượng tính theo chất khô

không tro, không nhỏ hơn

25

9. Hàm lượng chì, mg/kg, không lớn hơn 2

Bảng 1.3 Chỉ tiêu lý - hóa của pectin

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA PECTIN1. Giá trị và thành phần dinh dưỡng của Pectin trong thực phẩm 1. Giá trị và thành phần dinh dưỡng của Pectin trong thực phẩm

Trong mỗi loại thực phẩm khác nhau tác dụng của Pectin đối với cơ thể người cũng khác nhau.

1.2. Tác dụng của Pectin trong mỗi loại trái câyTrong bí đỏ: Trong bí đỏ:

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện và chỉ ra rằng trong bí đỏ có lượng lớn chất Pectin và nhiều thành phần khác.

Chất Pectin sau khi hấp thụ đầy đủ nước trong đường ruột sẽ hình thành một dạng chất keo, kéo dài chất keo ở đường ruột, do đó mà khống chế sự tăng trưởng cao chất mỡ và chất đường trong máu. Như vậy có tác dụng phòng chữa các bệnh cao huyết áp, bệnh đái tháo đường.

Chất Pectin có trong bí đỏ có thể bảo vệ đường dạ dày và ruột khỏi bị kích thích bởi thức ăn khô ráp, có tác dụng phòng chữa rất tốt bệnh loét. Nó còn có thể dính kết với chất cholesterol quá thừa trong cơ thể, do đó mà hạ thấp được hàm lượng cholesterol trong máu, có tác dụng chữa rất tốt các bệnh xơ cứng động mạch.

Trong bưởi: Bưởi giúp hạ cholesterol.

Bưởi chứa vitamin C nhưng nó còn chứa nhiều hoạt chất y học khác rất có lợi. Một trong những chất đó là Pectin một dạng chất xơ, giúp hạ bớt nồng độ cholesterol. Các nhà nghiên cứu thị trường đại học Texas (Mỹ) đã khám phá Pectin có công dụng kiềm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên ăn sống có lợi hơn là uống nước ép vì chính trong xác bưởi mới có nhiều Pectin.

Trong cùi bưởi tươi chứa 1 đến 2% Pectin (khô) nhưng khi phơi cùi bưỡi khô thì chỉ còn 0,5-1% Pectin khô. Quanh vỏ hạt bưởi có từ 13-16% Pectin khi phơi khô vỏ hạt bưởi thì chỉ còn 4-20% Pectin (khô).

Trong carot: Pectin trong cà rốt sẽ kết hợp với Hg, làm giảm nồng đọ ion Hg trong máu,

giúp tăng tốc bài trừ ion Hg.

Cà chua: Pectin có trong cà chua làm giảm hấp thu năng lượng kích thích bài tiết dịch vị,

xúc tiến nhu động đường ruột.

Đu đủ: Thành phần Pectin có trong đu đủ giúp tẩy sạch độc tố đường ruột.

Táo: Trong táo chất có tác dụng cho sức khỏe là Pectin. Pectin là đại phân tử do sự trùng

hợp cao của axit D-Galacturonic. Pectin được coi là chất không được tiêu hóa khi chúng ta ăn táo, nhưng khi đến ruột già thì 90% Pectin được enzym của vi khuẩn phân hủy thành axit fomic, axit axetic, axit propionic, butyric, cabonic… Ngày nay người ta cần lưu

ý nhiều về chất Pectin như một chất xơ thực phẩm, nhằm làm giảm bớt trầm trọng tác động của glucozo huyết do ăn uống ở người đái tháo đường. Quả táo hay bưởi chứa nhiều Pectin sẽ làm chậm sự vận chuyển thức ăn qua dạ dày, ruột dãn đến điều này có lợi cho những người ăn kiên chống mập.

Tóm lại quả táo được lưu ý ở điểm giàu Pectin. Đây là một chất có lợi nhiều mặt cho sức khỏe.

Một phần của tài liệu PECTIN và ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w