Sửa chữa máy sản xuất lưới, sợi (bậc I-VII)

Một phần của tài liệu 552_1997_Qd-BTS (Trang 42 - 47)

A. Hiểu biết:

- Đọc được các bản vẽ chi tiết thông thường.

- Nắm được quy ước về dung sai lắp ghép ghi trên bản vẽ.

- Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ đo thường dùng trong sửa chữa như thước cặp 1/10 đến 1/50, thước lá, nivô, pame 1/100...

- Ký hiệu các vật liệu như gang, thép, kim loại màu, phi kim loại... - Tính năng và phạm vi sử dụng dầu, mỡ bôi trơn.

- Kết cấu truyền động của các máy đơn giản như: Máy đánh chỉ, đánh dĩa. Máy xe quay chỉ tép, máy căng lưới, máy trộn hạt, pha mầu... Phương pháp bảo quản các loại máy đó.

B. Làm được:

- Vặn tháo đai ốc, biết xử lý khi bulon bị han rỉ. - Chặt, cưa thép thanh và thép tròn.

- Dũa mài được ba via các loại sản phẩm.

- Dũa được mặt phẳng thông thường theo yêu cầu kỹ thuật.

- Mài được mũi khoan, sử dụng được các loại tarô, phân biệt được các loại răng.

- Sử dụng được các dụng cụ: Cờ lê, búa, khoan tay, kìm.

- Tháo lắp, bảo dưỡng một số bộ phận đơn giản của máy đánh dĩa, máy đánh chỉ, máy căng, máy cuốn chỉ tép, máy trộn hạt pha màu theo hướng dẫn.

B Ậ C I I

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm: A. Hiểu biết:

- Đọc được bản vẽ bộ phận của máy đánh chỉ, đánh dĩa, trộn hạt, trục vít me, bánh răng.

- Nắm vững yêu cầu về độ chính xác khi gia công và lắp ghép.

- Kết cấu truyền động cơ bản và phương pháp bảo dưỡng của các máy dệt lưới, máy kéo sợi, máy xe tao.

B. Làm được:

- Lắp được vòng bi vào máy.

- Tự tháo lắp được các máy đơn giản như máy đánh chỉ, đánh dĩa, máy xe tao, máy căng, máy tép...

- Phát hiện được một số nguyên nhân gây hư hỏng thông thường và tự sửa chữa được như máy cứng chỉ, long chỉ, cong răng móc trên, điều chỉnh giàn thu chỉ cước nhanh chậm...

- Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc cao, xây dựng bảng kê khai hư hỏng khi thực hiện các dạng sửa chữa, sửa định kỳ các máy móc ở phân xưởng mình công tác. Làm được công việc bảo dưỡng kỹ thuật máy.

- Sử dụng được các dụng cụ đo kiểm tra thường dùng như: thước đo phân số, đồng hồ nhiệt độ, thước cặp, panme...

B Ậ C I I I

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm: A. Hiểu biết:

- Đọc được bản vẽ lắp bộ phận máy đơn giản. - Vẽ được chi tiết đơn giản có 1 hình chiếu.

- Yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ và các biện pháp công nghệ thực hiện. - Nắm vững các trị số dung sai lắp ghép thường gặp.

- Cách thức sử dụng và bảo quản các dụng cụ đo kiểm .

- Tính chất, công dụng và ký hiệu của các vật liệu thường dùng như: gang, thép, kim loại màu, hợp kim, vật liệu phi kim loại.

- Kết cấu các bộ phận chủ yếu và nguyên lý truyền động của các máy: máy dệt lưới, đánh dây, đánh sợi...

B. Làm được:

- Tháo lắp, điều chỉnh được các chi tiết đơn giản của máy dệt lưới, máy đánh dây, máy căng, hấp.

- Phát hiện nguyên nhân và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của máy được giao sử dụng.

- Bảo quản kỹ thuật cho các máy dệt, máy đánh dây, máy xe tao...

- Phân loại các chi tiết bị mòn hỏng khi tháo và thực hiện công việc sửa chữa định kỳ (sửa chữa vừa).

- Vận chuyển hoặc chỉ đạo nhóm thợ bậc dưới vận chuyển máy bảo đảm an toàn.

- Tổ chức công việc cho nhóm công nhân bậc dưới sửa chữa máy (gồm tháo lắp, phân loại hư hỏng...).

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm tra.

B Ậ C I V

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm: A. Hiểu biết:

- Đọc được bản vẽ cụm hoặc bản vẽ chi tiết phức tạp như: trục chính vít me, trục cam, trục thắt gút, hệ thống điều chỉnh gút lưới... Và các biện pháp công nghệ để thực hiện. - Vẽ được chi tiết có 2 hình chiếu.

- Nắm vững cấu tạo tính năng kỹ thuật, phương pháp bảo quản dụng cụ đo kiểm thường dùng.

- Nắm vững cấu tạo và nguyên lý truyền động của một số máy công cụ có độ phức tạp sửa chữa 10R trở xuống.

B. Làm được:

- Tháo lắp được các máy dệt và một số máy công cụ thường dùng có độ phức tạp 10R trở xuống.

- Kiểm tra, đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các máy dệt lưới, máy kéo sợi... Tương đối chính xác trong phạm vi phụ trách.

- Sửa chữa được một số phức tạp của phần cơ như: hộp số, lựa chọn vòng bi... Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Sửa chữa được những hỏng hóc thông thường về điện và thuỷ lực.

- Sửa chữa được những hư hỏng lớn đột xuất như nhảy tàu, làm lệch bàn san, móc trên, điều chỉnh lệch khuôn máy kéo sợi... Phân tích được nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa.

- Biết lựa chọn, thay thế một số vật liệu cần thiết khi sửa chữa phục hồi các chi tiết mòn mỏng (cam máy dệt, bánh xe răng) bằng biện pháp hàn đắp, làm nguội... - Tổ chức công việc sửa chữa cho một tổ hoặc một đội sửa chữa (5-10 người). - Có tay nghề về điện bậc 1.

- Lắp được máy lên móng máy và điều chỉnh cân máy.

B Ậ C V

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm: A. Hiểu biết:

- Đọc được một số bản vẽ phức tạp như: trục rỗng nhiều bậc, bánh răng ngầm, cam tổ hợp, thân bơm, thân hộp số, bản vẽ chung, gá lắp, sơ đồ động toàn máy..., Các biện pháp công nghệ để thực hiện.

- Phát hiện được các sai sót trong bản vẽ phức tạp. - Phương pháp xây dựng bản vẽ một bộ phận máy.

- Nẵm vững kết cấu và nguyên lý truyền động của các máy dệt lưới và các máy công cụ có độ phức tạp từ 11R đến 20R.

- Nguyên lý điện như bậc 2 nghề sửa chữa điện. - Nắm được nguyên tắc về tiện, bào...

B. Làm được:

- Tháo lắp các máy dệt lưới và các máy công cụ có độ phức tạp 11R-20R. - Kiểm tra đánh giá chính xác tình trạng kỹ thuật của các máy dệt, máy thổi sợi, thổi túi, trong phạm vi phụ trách.

- Lập lịch sửa chữa định kỳ với số lượng từ 5 đến 10 máy.

- Biết dự trù phụ tùng thay thế và nguyên liệu phục vụ cho một dạng sửa chữa lớn hoặc vừa (phần cơ).

- Tổ chức được công việc sửa chữa cho một phân xưởng.

- Có tay nghề sửa chữa điện thợ bậc 2 và tay nghề về tiện, bào, khoan, phay thợ bậc 1.

B Ậ C V I

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm: A. Hiểu biết:

- Đọc được các bản vẽ phức tạp, bản vẽ lắp ráp chung sơ đồ toàn máy và các biện pháp công nghệ để thực hiện.

- Vẽ được chi tiết 3 hình chiếu.

- Hiểu biết về kích thước trên bản vẽ, tự đề ra được các điều kiện dung sai lắp ghép các chi tiết tương đối phức tạp.

- Nắm được những hư hỏng của máy đang sử dụng trong phân xưởng, phân tích được nguyên nhân và đề xuất các biện pháp sửa chữa.

B. Làm được:

- Giải quyết được cơ bản các hư hỏng về phần cơ của máy dệt, máy kéo sợi. - Đề ra được các biện pháp sửa chữa hư hỏng nặng như: phục hồi, thay thế, điều chỉnh, sửa chữa nguội, thay thế vật liệu...

- Phân tích được nguyên nhân chủ yếu làm mất độ chính xác của máy đang hoạt động và đề ra biện pháp kéo dài thời gian hoạt động.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật của các máy dệt lưới, thổi lưới trong phạm vi phân xưởng.

- Lập lịch sửa chữa định kỳ với số lượng từ 10 đến 20 máy. Lập được quy trình sửa chữa các máy.

- Dự trù phụ tùng thay thế và nguyên liệu phục vụ cho một dạng sửa chữa lớn của một máy dệt lưới, máy thổi sợi... Trong phạm vi phân xưởng.

- Có tay nghề sửa chữa điện thợ bậc 3 và tay nghề về tiện, khoan, bào thợ bậc 2.

B Ậ C V I I

Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm: A. Hiểu biết:

- Phân tích đầy đủ, chính xác các bản vẽ chi tiết khó, bản vẽ lắp ráp chung, sơ đồ máy (kể cả phần điện).

- Xây dựng bản vẽ chung (định các điều kiện lắp ghép, độ chính xác, dung sai...).

- Nắm nguyên tắc về phần điện của các máy dệt, máy kéo sợi...

- Nắm vững kết cấu và truyền động của các loại máy đang sử dụng trong phân xưởng (kể cả các máy phụ như máy phát điện, máy thuỷ lực, ép hơi...)

- Nắm chắc kiến thức về sửa chữa điện của thợ bậc 3. B. Làm được:

- Tháo lắp, điều chỉnh, sửa chữa được trong mọi trường hợp các máy dệt lưới, máy kéo sợi hiện có. Bảo đảm các điều kiện kỹ thuật chính xác khi gia công.

- Thông thạo công việc sửa chữa điện của thợ bậc 3.

- Tổ chức được công việc sửa chữa cho các tổ sữa chữa trong phân xưởng mình làm việc.

- Lập được đề án cải tiến máy theo yêu cầu kỹ thuật (cải tiến từng bộ phận, thay đổi kích thước chính, trang bị thêm thiết bị an toàn, bảo hiểm).

- Tổ chức được công việc đào tạo thợ sửa chữa (từ bậc 3 trở xuống) gồm: xây dựng nội dung kèm cặp đào tạo công nhân bậc dưới, tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ theo quy định.

Một phần của tài liệu 552_1997_Qd-BTS (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w