Kết quả kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 84 - 88)

Bảng 4.5. Hệ số hồi quy của các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc

Hệ số hồi quy S.E. C.R. P XUNGDOT <--- GANKET -0.219 .147 -1.489 .037 XUNGDOT <--- TRACHNHIEM -0.020 .112 -0.180 .027 THAIDO <--- SUCKHOE 0.282 .087 3.246 .001 THAIDO <--- HOTRO 0.031 .144 0.213 .031 THAIDO <--- TRACHNHIEM 0.035 .098 0.355 .022 HIEUBIET <--- SUCKHOE 0.148 .083 1.783 .005 HANHVI <--- SUCKHOE 0.116 .075 1.556 .020 HIEUBIET <--- HOTRO 0.068 .144 0.473 .036 HIEUBIET <--- TRACHNHIEM 0.115 .098 1.172 *** HIEUBIET <--- GANKET 0.041 .128 0.323 .046 THAIDO <--- GANKET 0.154 .129 1.200 .030 HANHVI <--- GANKET 0.002 .115 0.015 .048 HANHVI <--- TRACHNHIEM 0.124 .089 1.397 .012 HANHVI <--- HOTRO 0.089 .131 0.683 .005 HIEUBIET <--- XUNGDOT -0.207 .095 -2.184 .029 THAIDO <--- XUNGDOT -0.295 .098 -3.015 .003 HANHVI <--- XUNGDOT -0.366 .090 -4.046 ***

(Ghi chú: *p<0,1; **p<0,05; ***p<0,001; ns: không có ý nghĩa thống kê)

 Ảnh hưởng trực tiếp của hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc

Kết quả kiểm định cho thấy hỗ trợ xã hội góp phần thúc đẩy tăng mức độ tự chủ chăm sóc của NCS trên cả ba khía cạnh: Hiểu biết, Thái độ, Hành vi với mức ý nghĩa 95%. Trong ba khía cạnh này, thì hỗ trợ xã hội có tác động mạnh nhất tới khía cạnh hành vi với hệ số ước lượng là 0.089. Cụ thể, khi mức độ hỗ trợ xã hội tăng 1 đơn vị thì mức độ tự chủ trên khía cạnh hành vi tăng 0.089 đơn vị. Hỗ trợ xã hội cũng đóng góp đáng kể cải thiện mức độ tự chủ của người chăm sóc trên khía cạnh hiểu biết với hệ số ước lượng là 0.068. Trong khi đó, hỗ trợ xã hội tác động yếu nhất tới mức độ tự chủ chăm sóc trên khía cạnh thái độ với hệ số ước lượng là 0.031. Như vậy, giả thuyết H1a, H1b, H1c được chứng minh.

Dựa trên kết quả bảng hệ số hồi quy chuẩn hóa (Phụ lục 04) cũng cho thấy trong ba nguồn lực HTXH chính bao gồm hỗ trợ từ gia đình, hỗ trợ từ những người xung quanh và hỗ trợ từ tổ chức cộng đồng Nhà nước thì nguồn lực hỗ trợ tác động lớn nhất tới mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc là hỗ trợ từ những người xung quanh, tiếp đó là hỗ trợ từ các tổ chức cộng đồng Nhà nước, cuối cùng là hỗ trợ từ phía gia đình cho thấy mức độ đóng góp nhỏ nhất cho mức độ tự chủ của người chăm sóc.

3

Biến phụ thuộc Y

2

Biến trung gian M

niềm tin trách nhiệm gia đình có tác động mạnh nhất tới mức độ tự chủ trên khía cạnh hành vi với hệ số ước lượng là 0.124, mức ý nghĩa 95%. Sau đó tác động lần lượt tới khía cạnh thái độ và hiểu biết của người chăm sóc với hệ số lần lượt là 0.035 và 0.115, mức ý nghĩa 95%.

Đối với niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình thì kết quả cho thấy niềm tin này càng lớn thì mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT càng cao. Cụ thể, niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình có tác động mạnh nhất tới mức độ tự chủ trên khía cạnh thái độ với hệ số ước lượng là 0.154, mức ý nghĩa 95%. Sau đó tác động lần lượt tới khía cạnh hiểu biết và hành vi của người chăm sóc với hệ số lần lượt là 0.041 và 0.002, mức ý nghĩa 95%. Như vậy giả thuyết H2a “Niềm tin về trách nhiệm gia đình có mối quan hệ thuận chiều tới tự chủ chăm sóc” và giả thuyết H2b “Niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình có mối quan hệ thuận chiều với tự chủ chăm sóc” được chứng minh.

 Ảnh hưởng gián tiếp của giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc qua biến trung gian xung đột công việc – chăm sóc

“Một biến được gọi là biến trung gian khi nó tham gia giải thích cho mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc” (Baron & Kenny, 1986). Một biến trung gian phải thỏa mãn:

+ Điều kiện 1: Biến độc lập X giải thích được sự biến thiên của biến trung gian M (2  0)

+ Điều kiện 2: Biến trung gian M giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc Y (3  0)

+ Điều kiện 3: Sự hiện diện của biến trung gian (có mặt 2 và 3) sẽ tác động làm chiều ảnh hưởng của biến độc lập X đến biến phụ thuộc (1M

< 1), với 1 là trọng số hồi quy giữa X và Y khi chưa có sự xuất hiện của biến trung gian M.

1

Hình 4.2: Mô hình Biến trung gian

2007). Theo Iacobucci & cộng sự (2007): i) Biến đóng vai trò trung gian toàn phần khi ảnh hưởng trực tiếp của biến độc lập lên biến phụ thuộc không có ý nghĩa thống kê và tác động gián tiếp có ý nghĩa thống kê; ii) Biến đóng vai trò trung gian một phần khi tác động trực tiếp_của biến_độc lập lên biến phụ thuộc (khi có biến trung gian) có ý nghĩa thống kê và tác động gián tiếp có ý nghĩa thống kê.

Kết quả SEM cho thấy niềm tin về trách nhiệm gia đình (TNGD) và niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình (GKGD) đều tác động nghịch chiều tới xung đột công việc – chăm sóc (XD) với mức ý nghĩa thống kê 95%. Đồng thời xung đột công việc –chăm sóc cũng tác động nghịch chiều tới mức độ tự chủ chăm sóc (TCCS) với mức ý nghĩa thống kê 95%. Do vậy điều kiện 1 và 2 khi chứng minh vai trò trung gian của xung đột công việc – chăm sóc thỏa mãn.

Bảng 4.6. Bảng tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng giữa các biến trong mô hình – Hệ số chuẩn hóa

Biến phụ thuộc Tác động Trách nhiệm Gắn kết

Xung đột Trực tiếp -.024 -.203 Gián tiếp 0 0 Tổng -.024 -.203 Thái độ Trực tiếp .045 .153 Gián tiếp .008 .044 Tổng .053 .197 Hiểu biết Trực tiếp .154 .042 Gián tiếp .006 .046 Tổng .160 .088 Hành vi Trực tiếp .175 .002 Gián tiếp .010 .017 Tổng .185 .019

lượt là 0.045 và 0.153 (có ý nghĩa thống kê với p-value < 5%). Ở khía cạnh hiểu biết, ảnh hưởng của biến niềm tin về trách nhiệm gia đình và niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình là 0.154 và 0.042. Ở khía cạnh hành vi thì hệ số ước lượng lần lượt là 0.175 và 0.002.

Khi biến xung đột công việc – chăm sóc tham gia vào mô hình nghiên cứu, ảnh hưởng gián tiếp của niềm tin về trách nhiệm gia đình và niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình tới mức độ tự chủ chăm sóc ở khía cạnh thái độ lần lượt là 0.008 và 0.044 ; ở khía cạnh hiểu biết lần lượt là 0.006 và 0.046 ; ở khía cạnh hành vi là 0.010 và 0.017. Vì vậy, biến xung đột công việc – chăm sóc là biến trung gian một phần trong mối quan hệ giữa giá trị gia đình (bao gồm niềm tin về trách nhiệm gia đình và niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình) và tự chủ chăm sóc bao gồm cả ba khía cạnh Hiểu biết, Thái độ và Hành vi. Điều này có nghĩa rằng, niềm tin giá trị gia đình càng lớn sẽ làm giảm mức độ xung đột công việc – chăm sóc mà người chăm sóc nhận thấy, từ đó nâng cao mức độ tự chủ chăm sóc của họ ở cả ba khía cạnh thái độ, hiểu biết, hành vi. Như vậy, giả thuyết H3a “Niềm tin về trách nhiệm gia đình làm giảm xung đột công việc – chăm sóc, kết quả làm tăng mức độ tự chủ chăm sóc” và giả thuyết H3b “Niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình làm giảm xung đột công việc – chăm sóc, kết quả làm tăng mức độ tự chủ chăm sóc” được chứng minh.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w