Sản phẩm tín dụng:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hưng nguyên nghệ an (Trang 25 - 28)

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, ngân hàng Hưng nguyên đặc biệt coi trọng việc cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác này có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của ngành ngân hàng đã đưa ra chính sách hợp lí nhằm tăng dư nợ đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn thông qua một số chính sách sau đây:

- Tập trung phân tích tiềm năng kinh tế của từng xã và quy hoạch phát triển của huyện, tỉnh để lập kế hoạch cung cấp sản phẩm tín dụng, phát huy lợi thế kinh tế của địa bàn; ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả, kinh tế trang trại,

vùng chuyển đổi kinh tế cây con, phát triển chăn nuôi và các ngành nghề có giá trị kinh tế cao; thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh và huyện. - Phối hợp với các công ty, trung tâm xuất khẩu lao động; khai thác doanh nghiệp mới có chất lượng để tuyên truyền cho vay và giải ngân kịp thời. - Phối hợp với hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện, chủ động tiếp cận và có chính sách ưu đãi thu hút khách hàng là doanh nghệp có quan hệ với ngân hàng Hưng Nguyên trên cơ sở khảo sát, thẩm định chặt chẽ, mở rộng nhưng phải đảm bảo an toàn, lấy hiệu quả dự án là chính gắn với tài sản đảm bảo nợ vay.

Chính vì vậy mặc dù chịu sức ép cạnh tranh giữa các TCTD trong và ngoài địa bàn, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng chi nhánh NHNo&PTNT Hưng Nguyên đã vượt qua được khó khăn thử thách trong công tác tín dụng để khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của địa phương. Để có được kết quả này, trong thời gian qua NHNo&PTNT Hưng Nguyên đã kết hợp đồng thời nhiều hình thức cấp tín dụng với các kì hạn khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng dựa trên nguồn vốn huy động được.

* Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm thường cho vay để bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Có các hình thức cấp tín dụng ngắn hạn như:

+ Chiết khấu thương phiếu. + Thấu chi.

+ Tín dụng theo mùa. + Cho vay đồng tài trợ.

Dư nợ ngắn hạn năm 2009 đạt 132.648 Triệu đồng và lên tới 171.233 Triệu trong năm 2010 chiếm 83% trong tổng dư nợ, tăng so với năm 2009 là 38.585 Triệu đồng, tốc độ tăng 24%. Trong năm 2010, người dân lo sợ sự biến

động lãi suất nên chỉ vay ngắn hạn và chủ trương của ngân hàng cũng chỉ cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro trong lãi suất.

* Tín dụng trung và dài hạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam.

+ Thời hạn cho vay trung hạn: từ 12 đến 60 tháng.

+ Thời hạn cho vay dài hạn: từ 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại của Doanh nghiệp và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

Trong năm 2010 dư nợ trung, dài hạn đạt 35.612 Triệu chiếm 17% trong tổng dư nợ so với năm 2009 tăng 2.433 Triệu tốc độ tăng 6%. Tình hình dư nợ cụ thể theo bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ.

Đơn vị: Triệu đồng

TT Dư nợ Năm 2009 Năm 2010

Tăng, Giảm Tỉ lệ % 1 Hộ nông dân 81.928 88.623 6.650 108 2 Cá nhân tiêu dùng 25.136 34.623 9.487 137 3 Hộ kinh doanh 25.618 29.513 3.895 115 4 Doanh nghiệp NN 1.045 0 - 1.045 5 Doanh nghiệpVVN 8.244 32.736 24.492 397 6 Cho vay khác 23.856 21.350 - 2.461 -89 Tổng cộng 165.827 206.485 41.018 125

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kết quả kinh doanh năm 2009,2010 của NHNo&PTNT huyện Hưng Nguyên)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình cung cấp sản phẩm tín dụng của NHNo&PTNT Hưng Nguyên nhìn chung là đạt chỉ tiêu đề ra .SPTD được cung

cấp cho đối tượng khách hàng là người nông dân tương đối lớn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ, sản phẩm tín dụng cung cấp tăng trưởng mạnh nhất là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt mức tăng 397% điều đó cho thấy ngân hàng đã và đang từng bước nâng cao được chất lượng cung ứng SPDV đối với các nhóm khách hàng khác nhau. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần xem xét và tìm hiểu nguyên nhân của sự sụt giảm của loại hình dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp Nhà nước và cho vay khác để ngày càng hoàn thiện hơn tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng có nhu cầu đều tiếp cận và sử dụng loại hình dịch vụ này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hưng nguyên nghệ an (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w