Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ và nhân viên ngân hàng:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hưng nguyên nghệ an (Trang 40 - 43)

Con người luôn là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của công việc. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực phải được coi là mục tiêu hết sức quan trọng, thường xuyên và lâu dài trong sự vận động phát triển của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Hưng Nguyên nói riêng. Muốn có được những con người thật sự giỏi để luôn đáp ứng được đòi hỏi của công việc thì hoạt động giáo dục và đào tạo của chi nhánh cần được đặc biệt quan tâm một cách thường xuyên.

- Trước hết chi nhánh cần có chế độ khuyến khích cán bộ công nhân viên ngân hàng học tập bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí học tập, nghiên cứu. Đồng thời, phải làm cho cán bộ thấy rõ được lợi ích cũng như trách nhiệm của mình với việc nâng cao kiến thức trong việc xây dựng chi nhánh ngày càng vững mạnh.

- Định kỳ, chi nhánh nên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ mới , công nghệ mới và kĩ năng quản lí trong ngân hàng hiện đại để cán bộ ngân hàng được tiếp cận.

- Chi nhánh cần có chính sách tuyển dụng cán bộ công nhân viên về làm việc hợp lí sao cho có thể thu hút được nhân tài, những người thực sự có khả năng về chuyên môn về làm việc, để đưa chi nhánh trở thành NHTM thực sự vững mạnh trong nước và hội nhập quốc tế.

Marketing là công cụ kết nối hoạt động của các ngân hàng thương mại với thị trường. Định hướng thị trường đã trở thành điều kiện tiên quyết trong hoạt động của các NHTM ngày nay. Có gắn với thị trường, hiểu được sự vận động của thị trường, nắm bắt sự biến đổi liên tục của nhu cầu khách hàng trên thị trường cũng như khả năng tham gia của bản thân ngân hàng thì mới có thể có chính sách hợp lí nhằm phát huy tối đa nội lực, giành lấy thị phần. Như vậy, NHTM nào có độ gắn kết với thị trường càng cao, khả năng thành công của ngân hàng đó càng lớn và ngược lại.

+ Marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng.

+ Marketing trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trường.

+ Marrketing góp phần tạo vị thế cạnh tranh cho ngân hàng trên thị trường.

Nhận thức rõ vai trò to lớn của Marketing, hiện nay NHNo&PTNT Hưng Nguyên đang cố gắng ứng dụng và sử dụng Marketing như một cánh tay đắc lực của mình. Tuy nhiên bên cạnh nhiều mặt đạt được, hiện

NHNo&PTNT Hưng Nguyên vẫn chưa có phòng Marketing cụ thể. Hoạt động Marketing được lồng vào hoạt động của các phòng ban khác nên rất khó khăn và bất cập cho chi nhánh trong việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng một cách cụ thể hơn. Vì vậy trong thời gian tới, ngân hàng nên chủ động thành lập phòng ban giao dịch Marketing, đào tạo cán bộ ngân hàng nắm vững kiến thức Marketing để việc phân loại khách hàng, phân đoạn thị trường sẽ có hiệu quả, giúp ngân hàng lúc nào cũng có thể tra lời được câu hỏi: khách hàng cần sản phẩm gì? để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất. Có chính sách để khách hàng có thể nắm bắt được những thông tin cập nhật, từ đó thu hút được khách hàng tham gia giao dịch với chi nhánh.

KẾT LUẬN

Trong xu thế mở cửa hiện nay, các ngành nghề kinh tế của chúng ta đang trên con đường thay đổi mạnh mẽ cả về nội dung lẫn hình thức. Sự chuyển biến

rõ nét nhất thể hiện trong ngành ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng trong cả nước đang ra sức cơ cấu lại hoạt động và phát triển SPDV của mình. Chính vì vậy việc phát triển các SPDV là con đường ngắn nhất đưa các doanh nghiệp tới cầu nối hội nhập. Nó đòi hỏi các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng ở nước ta nói chung phải không ngừng đổi mới hoạt động, đưa ra các giải pháp thích hợp với từng vùng kinh tế, từng khu vực để làm sao cung ứng SPDV được tốt nhất đến khách hàng.

Tại chi nhánh NHNo&PTNT Hưng Nguyên hoạt động cung ứng SPDV còn có những hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước và ngân hàng cấp trên chi nhánh đã thu được những kết quả đáng kể.

Bài viết của em trên cơ sở phân tích thực trạng cung ứng SPDV tại NHNo&PTNT Hưng Nguyên từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cung ứng SPDV ngân hàng. Hy vọng rằng những giải pháp này sẽ phát huy tác dụng góp phần vào sự thành công của ngân hàng.

Do kiến thức lí luận và thực tiễn còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo hướng dẫn và góp ý để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Diệu Ánh và các cán bộ công nhân viên trong chi nhánh NHNo&PTNT Hưng Nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài viết này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hưng nguyên nghệ an (Trang 40 - 43)