Tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN QUẾ SƠN TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 55 - 60)

- Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình Giao đất; bồi thường, hỗ trợ tái định cư

2.3.7.Tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư

Quản lý vốn đầu tư từ NSNN có thể được đánh giá theo nội dung quản lý vốn đầu tư từ NSNN.

- Về phân cấp quản lý

Đánh giá phân cấp quản lý được thực hiện trên một số khía cạnh như sau: Tính hợp pháp của việc phân cấp, tính hợp lý, hiệu quả. Tính hợp pháp của phân cấp đòi hỏi việc phân cấp được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tính hợp lý của phân cấp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, số lượng và quy mô các dự án, các công trình ở địa phương, trình độ năng lực của cán bộ quản lý cấp dưới... Tính hiệu quả của việc phân cấp quản lý của cấp dưới được phân cấp. Việc phân cấp quản lý được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến hiệu quả vốn đầu tư của huyện

- Về việc lập kế hoạch

Việc đánh giá được thực hiện trên các mặt:

a. Căn cứ để lập kế hoạch ngân sách đầu tư tại địa phương: Kế hoạch phát triển KT – XH của năm.

Nhiệm vụ chi ngân sách địa phương.

Tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách đầu tư công năm trước.

b.Yêu cầu khi lập kế hoạch ngân sách đầu tư công là đảm bảo vốn chi đầu tư từ NSNN lớn hơn các khoản chi thường xuyên và các khoản chi trả nợ. Ngoài ra, lập kế hoạch vốn đầu tư phải đảm bảo mức độ, trật tự, cơ cấu nguốn vốn hợp lý

Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước do cơ quan ngân sách đảm nhận. Cơ quan ngân sách căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm của Nhà nước; căn cứ chính sách, chế độ vốn ngân sách nhà nước; căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá của năm trước để dự kiến số vốn ngân sách tổng thể, số vốn ngân sách theo lĩnh vực, ngành, từng địa phương và đưa ra các biện pháp thực hiện để đảm bảo đạt được số vốn ngân sách đầu tư phát triển đó.

c. Quy trình lập kế hoạch ngân sách đầu tư bao gồm các bước sau: - Chuẩn bị lập kế hoạch: Nội dung của bước này là tạo dựng các điều kiện vật chất và nhân lực cần thiết để tiến hành lập kế hoạch có chất lượng, trong đó dữ liệu và cán bộ có năng lực là điều kiện quan trọng.

- Dự thảo kế hoạch: Công việc chính là sử dụng các căn cứ, vận dụng các chính sách để đưa ra được các chỉ tiêu ngân sách hợp lý. Kế hoạch ngân sách phải đáp ứng các yêu cầu:

+ Xác định được từng chỉ tiêu của kế hoạch.

+ Tổng hợp các chỉ tiêu, lên cân đối toàn bộ và phản ánh theo biểu mẫu quy định.

+ Lập bản thuyết minh về các điều kiện, các lý do và tính khả thi của việc thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch.

+ Đề xuất các biện pháp chủ yếu để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đưa ra. - Xét duyệt kế hoạch

Đây là khâu phê chuẩn để kế hoạch trở thành văn bản pháp lý có giá trị thi hành. Công việc chính là hiệp thương giữa cơ quan bảo vệ kế hoạch và cơ quan xét duyệt kế hoạch. Việc xét duyệt kế hoạch được thực hiện từ dưới lên trên.

- Giao kế hoạch: Kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển, sau khi đã được phê chuẩn, được giao cho cơ quan ngân sách đầu tư phát triển các cấp thực hiện. Việc giao kế hoạch thực hiện tuần tự từ cấp cao xuống cấp thấp.

Việc lập kế hoạch tốt giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình cụ thể và có những quyết định chính xác tác động đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển tại tỉnh.

* Về tổ chức thực hiện kế hoạch

- Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thường có những việc sau:

+ Lập kế hoạch quý, tháng, kế hoạch được duyệt tính cho cả năm. Khi tổ chức thực hiện, cơ quan quản lý vốn đầu tư thường cân nhắc tính chất thời vụ của các nguồn vốn đầu tư để thích hợp cho từng tháng, quý, trên cơ sở đó có biện pháp điều hành thích hợp.

+ Triển khai thực hiện sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Kế hoạch quý, tháng được giao đến từng cấp thực hiện vốn đầu tư, các cơ quan quản lý vốn đầu tư thường tiến hành các biện pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư.

+ Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Đây là công việc được làm khi nền kinh tế có những biến động lớn làm thay đổi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước dự kiến. Có hai cấp độ điều chỉnh là điều chỉnh toàn phần kế hoạch và điều chỉnh từng phần kế hoạch.

Điều chỉnh toàn phần kế hoạch, thực chất là lập lại kế hoạch mới. Cấp độ này hãn hữu mới áp dụng.

Điều chỉnh từng phần kế hoạch, chủ yếu là điều chỉnh một số chỉ tiêu cho phù hợp với khả năng vốn đầu tư.

* Việc thực hiện kế hoạch càng khẩn trương, càng nhanh chóng sẽ giúp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển.

* Về kiểm tra - kiểm soát việc thực hiện kế hoạch

Kiểm tra - kiểm soát việc thực hiện kế hoạch là một khâu rất quan trọng, không những giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình thực hiện kế hoạch mà còn có thể thấy được những bất cập, những thiếu sót cần bổ sung trong quá trình thực hiện kế hoạch đã được đề ra. Thông qua công tác kiểm tra - kiểm soát cũng có thể thấy những sai phạm đó thuộc cơ chế, chính sách hay sai phạm trong quá trình thực hiện cơ chế chính sách đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, sai phạm nào thuộc đối tượng quản lý,... Đánh giá kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đòi hỏi xác định những thất thoát, lãng phí, tham nhũng có thể có trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, xác định mức độ, hiệu quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh,...

Việc kiểm tra kiểm soát giúp nhà quản lý nhanh chóng phát hiện những chỗ chưa phù hợp để từ đó khẩn trương khắc phục tránh tình trạng thất thoát lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

* Về phối kết hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công việc này giúp đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước với các đơn vị sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Quá trình đánh giá này đòi hỏi xác định tính hợp lý trong phân công, phân nhiệm, đánh giá trách nhiệm trong phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan, các bộ phận trong bộ máy quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Đánh giá sự phối hợp trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

đòi hỏi xác định những bất hợp lý có thể có trong phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các bộ phận trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Thông qua công tác đánh giá phối hợp nhằm có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình thực hiện đầu tư của các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

Bảng 2.4 Thống kê giá trị trung bình của công tác quản lý đầu tư công

Chỉ tiêu đánh giá Mẫu

Giá trị trung

bình Chất lượng thiết lập cơ chế chính sách và các quy định pháp

luật 20 3.50

Chất lượng hoạch định đầu tư 20 3.60 Chất lượng công tác quy hoạch 20 4.15 Chất lượng công tác thẩm định và phê duyệt dự án, duyệt

tổng dự toán 20 3.45

Chất lượng công tác đấu thầu và chỉ định thầu 20 4.05

Chất lượng vốn đầu tư 20 3.60

Chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư 20 3.90 Chất lượng công tác quản lý thực hiện đầu tư 20 3.35 Chất lượng công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện

đầu tư 20 3.60

Chất lượng công tác nghiệm thu và thanh quyết toán công

trình 20 3.90

Chất lượng công tác đánh giá hiệu quả sử dụng công trình 20 3.90 Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN QUẾ SƠN TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 55 - 60)