Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về huyđộng và cho vay tại các

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về huy động tiền gửi và cho vay tại các ngân hàng Thương mại cổ phần. Trường hợp ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Quảng Nam (Trang 29 - 34)

các NHTM

1.5.1. Yếu tố tác động bên ngoài

a. Thể chế chính trị

Thể chế chính trị và chủ trương đường lối chính sách của Đảng cầm quyền của một nước sẽ chi phối đến mục tiêu, phương hướng phát triển các hoạt động của NHTM tại nước đó. Sự can thiệp về chính trị sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của NHTM, từ đó tác động đến nội dung và biện pháp quản lý đối với hoạt động của các NHTM.

Thể chế Nhà nước ảnh hưởng đến mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động của các NHTM; cấu trúc và chức năng của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với NHTM và hoạt động của các NHTM được thiết lập ở mô hình nào và đặt ở vị trí nào đều chịu ảnh hưởng bởi mô hình hệ thống tổ chức thiết chế nhà nước.

b. Môi trường pháp lý

Quản lý hoạt động của các NHTM thông qua việc tạo lập môi trường pháp lý phù hợp.Nếu môi trường pháp lý phù hợp sẽ kích thích hoạt động của các NHTM phát triển, ngược lại nếu môi trường pháp lý không phù hợp sẽ cản trở, kìm hãm hoạt động của các NHTM. Do đó, môi trường pháp lý là nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM.

Quản lý đối với hoạt động của các NHTM chịu sự chi phối và phụ thuộc vào môi trường pháp lý, bởi vì hiệu quả của công tác quản lý đối với hoạt động của các NHTM phụ thuộc vào năng lực hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiệu quả của công tác quản lý còn phụ thuộc vào tính đồng bộ, kịp thời, đầy đủ, chặt chẽ và nhất quán của các quy định pháp luật, cũng như ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các NHTM.

c. Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự tăng trưởng của các NHTM; từ đó giảm bớt áp lực và khó khăn cho hoạt động quản lý đối với hoạt động của các NHTM. Ngược lại, sự bất ổn kinh tế vĩ mô có thể gây tác động tiêu cực đến sự ổn định và phát triển của các NHTM; từ đó làm tăng áp lực và gây nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý đối với hoạt động của các NHTM. Cụ thể :

(i) Nếu lạm phát cao và tăng trưởng thực tế chậm làm tăng rủi ro khủng hoảng do sự phá sản của các DN và các NHTM gặp khó khăn trong việc bán các tài sản thế chấp với giá trị có thể chấp nhận được;

(ii) Nếu lạm phát cao sẽ tạo ra áp lực về sự ổn định của tỷ giá và lãi suất; (iii) Nếu lãi suất thực cao, làm tăng rủi ro khủng hoảng hệ thống do

phải trả nợ nhiều hơn, khả năng thất bại của DN sẽ cao hơn và phải cấp vốn cho các hoạt động rủi ro hơn.

d. Tình trạng Ngân sách nhà nước

Thâm hụt ngân sách địa phương của chính quyền địa phương hoặc huy động vốn của cơ quan Chính phủ khác cũng có thể tác động làm giảm lượng tiền gửi của hệ thống ngân hàng cũng như khối lượng tín dụng ngân hàng có thể cung ứng cho nền kinh tế.

e. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chủ yếu được hình thành từ việc huy động các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư. Yếu tố này lại phụ thuộc vào rất nhiều vào thu nhập của dân cư, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và đặc biệt là sự ổn định của nền kinh tế.

Yếu tố thuộc về bản thân các doanh nghiệp, trong đó tình hình tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng.

f.Môi trường cạnh tranh

Số lượng ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi ngân hàng, trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế có hạn, đã làm hạn chế tính độc quyền của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

g.Sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính thế giới

Các hiệp định pháp lý, thể chế và tác nhân kinh tế chính thức và không chính thức cùng tạo điều kiện lưu thông dòng chảy tài chính quốc tế cho các mục đích đầu tư và tài chính thương mại.Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng

tài chính toàn cầu năm 2008, nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định hệ thống tài chính thế giới ngày càng trở nên quan trọng đối với tất cả các quốc gia.

1.5.2. Yếu tố tác động bên trong

a. Nguồn nhân lực

Đối với hoạt động ngân hàng, yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng. Do đó, để đạt được hiệu quả trong kinh doanh, ngành ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân sự trình độ cao, được đào tạo hệ thống và có kiến thức sâu rộng về thị trường.

b. Sự phát triển của hệ thống tài chính

Sự phát triển của hệ thống tài chính đặc biệt là các định chế tài chính đối với ngân hàng giữ vai trò chủ đạo. Sự lớn mạnh và phát triển của các NHTM nhà nước thực hiện vai trò chi phối trong hệ thống ngân hàng, cùng với sự phát triển và ngày càng mở rộng về quy mô vốn của các NHTM, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty tài chính, chứng khoán, bảo hiểm,... làm cho thị trường tài chính ngày càng trở nên sôi động.

c. Tính độc lập của Ngân hàng trung ương trong quản lý, điều hành

NHTW thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động tiền tệ - ngân hàng, do vậy sự độc lập, chủ động của NHTW trong hoạch định và thực thi các CSTT, trong quản lý vĩ mô các hoạt động ngân hàng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định của hệ thống NHTM.

d. Tình trạng sở hữu chéo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sở hữu chéo” được xem là một vấn đề lớn và nan giải đối với hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt khi những năm gần đây, với sự phát triển của ngành tài chính- ngân hàng, thì tình trạng sở hữu chéo ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát và đã nảy sinh nhiều hệ quả xấu đối với nền kinh tế.

Trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ có một nội dung quan trọng: Tái cấu trúc đồng thời phải giảm thiểu và đi tới loại bỏ sở hữu chéo không đúng quy định của pháp luật đối với hệ thống tài chính.

Tiểu kết Chương 1

Với hệ thống các NHTM hoạt động an toàn, lành mạnh sẽ làm tốt vai trò trung gian tài chính, không ngừng huy động vốn, cấp tín dụng cho nền kinh tế và cung ứng nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Muốn hệ thống các NHTM hoạt động an toàn, lành mạnh, ngoài việc bản thân các NHTM phải nâng cao năng lực quản trị điều hành, hoàn thiện công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ,….thì vai trò quản lý của NHTW đối với hoạt động NHTM là quan trọng và cần thiết khách quan.

Từ việc làm rõ hoạt động quản lý của NHTW đối với hoạt động của các NHTM là cần thiết khách quan; thì các nội dung quan trọng kế tiếp của hoạt động quản lý cần được đề cập đến, đó là : quản lý đối với hoạt động của các NHTM nhằm đạt được mục tiêu gì? quản lý như thế nào? các nội dung trong quản lý đối với hoạt động của các NHTM được trình bày trong chương 1.

Để có căn cứ đánh giá hiệu quả quản lý của NHTW đối với hoạt động NHTM, chương 1 đã phân tích, làm rõ các tiêu chí định tính và định lượng đối với NHTW và đối với NHTM. Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý của NHTW đối với hoạt động NHTM, cũng cần chỉ ra được các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của NHTW đối với hoạt động NHTM.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HUY ĐỘNG

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về huy động tiền gửi và cho vay tại các ngân hàng Thương mại cổ phần. Trường hợp ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Quảng Nam (Trang 29 - 34)