0
Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Khái quát về Ngânhàng Nhà nước Việt Nam và hoạtđộng của các ngânhàng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI VÀ CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN. TRƯỜNG HỢP NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH QUẢNG NAM (Trang 34 -38 )

TRƯỜNG HỢP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á

CHI NHÁNH QUẢNG NAM

2.1. Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hoạt động của các ngânhàng thương mại hàng thương mại

2.1.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sự hình thành và phát triển

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam kể từ ngày thành lập 6/5/1951 đến nay, qua hơn 62 năm hoạt động đã không ngừng được đổi mới và phát triển, cùng với công cuộc cải cách và phát triển của nền kinh tế. Có thể khái quát lại sự hình thành, phát triển và các hoạt động chủ yếu của NHNN và hệ thống các NHTM từ năm 1986 đến nay như sau:

- Giai đoạn 1986 – 1989:

Trên cơ sở Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, hệ thống ngân hàng được tách thành 2 hệ thống ngân hàng : hệ thống NHNN và hệ thống ngân hàng chuyên doanh. Theo đó tổ chức, hoạt động của NHNN được kiện toàn, sắp xếp lại để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, đồng thời làm chức năng ngân hàng của các ngân hàng; các ngân hàng chuyên doanh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng chuyên doanh được thành lập trên cơ sở chuyển và tách ra từ NHNN, gồm 4 ngân hàng chuyên doanh : Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

- Giai đoạn 1990 – 1996:

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam chính thức chuyển cơ chế hoạt động từ 1 cấp chuyển sang 2 cấp theo hai Pháp lệnh ngân hàng được ban hành và có hiệu lực từ tháng 5/1990. Hai Pháp lệnh ngând hàng ra đời, là căn cứ pháp lý lần đầu tiên quy định tách biệt rõ ràng đối tượng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của hệ thống NHNN và hệ thống các ngân hàng chuyên doanh.

Giai đoạn này, quan hệ hợp tác giữa hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB..) được tái lập và bắt đầu được khơi thông.

- Giai đoạn 1997 – 2007:

Hai Pháp lệnh ngân hàng được nâng cấp thành hai luật : Luật NHNN và Luật các TCTD được Quốc hội thông qua năm 1997. Quá trình thực hiện, hai luật được sửa đổi bổ sung vào năm 2003 và 2004 cho phù hợp với thực tiễn; tạo cơ sở pháp lý cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động theo nguyên tắc thị trường, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, để góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, NHNN đã thực hiện việc điều hành CSTT linh hoạt; chú trọng việc hoàn thiện cơ chế điều hành CSTT, đặc biệt là cơ chế điều hành lãi suất; chấn chỉnh, củng cố hệ thống các TCTD, NHTM; xử lý nợ xấu, tăng cường năng lực tài chính. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ ngân hàng, đưa vào vận hành chính thức hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng từ tháng 5/2002. Thí điểm áp dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking, Internet banking,...). NHNN tích cực việc tham gia đàm phán ký kết gia nhập WTO và triển khai thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

- Giai đoạn 2008 - đến nay:

Trước tình hình tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 đến nền kinh tế nước ta. NHNN thực hiện việc điều hành CSTT một cách chủ động và linh hoạt hơn, từ ưu tiên kiềm chế lạm phát cao năm 2008 sang tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009, khôi phục đà tăng trưởng kinh tế năm 2010 và kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô từ năm 2011 đến nay.

Trên cơ sở quy định của Luật NHNN ban hành năm 1997, sửa đổi bổ sung năm 2003, ngày 26/8/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2008/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN trong việc xây dựng và thực thi CSTT. Nghị định 96/2008/NĐ-CP của Chính phủ cho phép NHNN thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, góp phần phát triển hệ thống NHTM Việt Nam an toàn, lành mạnh.

Năm 2010, Quốc hội thông qua 2 luật : Luật NHNN và Luật các TCTD có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 để thay thế 2 luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Theo Luật NHNN (2010), NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là NHTW của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

2.1.2. Quá trình phát triển các ngân hàng thương mại Việt Nam

a. Phát triển tổ chức ngân hàng thương mại trong nền kinh tế

Hệ thống tài chính ở Việt Nam hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào các NHTM. Trong số các TCTD ở Việt Nam hiện nay, thì hệ thống các NHTM chiếm tỷ trọng lớn và có thể chia ra thành 4 nhóm ngân hàng chính : các NHTM Nhà nước, các NHTMCP, các NHTM nước ngoài và các ngân hàng liên doanh.

Về mạng lưới hoạt động trong cả nước hiện nay, các NHTM NN và NHTMCP đang dẫn đầu so với NHLD và ngân hàng nước ngoài. Hệ thống các ngân hàng nước ngoài chiếm số lượng nhỏ về đầu mối mạng lưới hoạt động, cho thấy còn đang thăm dò thị trường và sẽ mở rộng phát triển trong tương

b. Hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hoạt động và vai trò của NHTM không phải là bất biến, mà liên tục phát triển theo điều kiện kinh tế xã hội. Ngày nay, hoạt động của NHTM rất phong phú và đa dạng, tuỳ điều kiện kinh tế và mức độ phát triển kỹ thuật của mỗi quốc gia mà các nghiệp vụ kinh doanh của các NHTM có thể khác nhau về phạm vi và công nghệ.

Nếu căn cứ vào bảng tổng kết tài sản của NHTM thì hoạt động của NHTM bao gồm: Các hoạt động trong bảng tổng kết tài sản và Các hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản.

(i) Các hoạt động trong bảng tổng kết tài sản

Bảng tổng kết tài sản của NHTM phản ánh ba lĩnh vực nghiệp vụ cơ bản là: Huy động vốn, Sử dụng vốn và Nghiệp vụ môi giới trung gian.

Huy động vốn

Đây là nghiệp vụ khởi đầu, tạo điều kiện cho mọi hoạt động của NHTM. Khi một NHTM cần vốn cho hoạt động kinh doanh của mình thì có thể huy động ở một số nguồn chính như : Nguồn từ chủ sở hữu, Nguồn tiền gửi, Nguồn vay mượn và một số nguồn khác.

Sử dụng vốn

Huy động được vốn nhàn rỗi, NHTM phải cân nhắc để hiệu quả hoá những nguồn vốn huy động được. Với mục tiêu chủ yếu là an toàn và sinh lời, hoạt động sử dụng vốn của NHTM tập trung ở ba nghiệp vụ chính: Dự trữ, Cho vay và Đầu tư.

Hoạt động môi giới trung gian

Kinh tế càng phát triển dẫn đến các dịch vụ Ngân hàng cũng phát triển để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của công chúng. Thực hiện các hoạt động trung gian mang tính dịch vụ sẽ đem lại cho các NHTM những khoản thu nhập khá quan trọng. Hoạt động trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ khác nhau như : Dịch vụ chuyển tiền, Dịch vụ chuyển khoản, Dịch vụ khấu trừ tự động, Thu chi hộ,... Qua đó NHTM sẽ thu được một khoản phí dịch vụ.

(ii) Các hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản

Ngoài các giao dịch được phản ánh trong nội bảng ( huy động vốn, sử dụng vốn, môi giới trung gian), các NHTM còn tham gia vào hoạt động chưa được thừa nhận là tài sản nợ hoặc tài sản có. Các hoạt động này hiện đang được theo dõi ở các tài khoản ngoại bảng. Một số hoạt động ngoại bảng chủ yếu như: Bảo lãnh công nợ, các hợp đồng có liên quan đến lãi suất, các giao dịch về hối đoái như giao dịch Swaps, Options, Futrues, các chứng từ có giá,... Mặc dù sự biến động của các giao dịch ngoại bảng không làm thay đổi kết cấu, cân số của bảng tổng kết tài sản, nhưng vì nó cũng là một hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá tình kinh doanh nên độ rủi ro của nó cũng tác động mạnh mẽ đến độ an toàn của NHTM.

Hoạt động của NHTM luôn gắn liền với nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển cao, hoạt động của NHTM càng đa dạng và phong phú.Hơn nữa, các hoạt động của NHTM có mối quan hệ rất chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI VÀ CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN. TRƯỜNG HỢP NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH QUẢNG NAM (Trang 34 -38 )

×