Thực trạng quản lý nhà nước về huyđộng tiền gửi và cho vay tại các NHTM.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về huy động tiền gửi và cho vay tại các ngân hàng Thương mại cổ phần. Trường hợp ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Quảng Nam (Trang 38)

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về huy động tiền gửi và cho vay tại các NHTM. Trường hợpNHTMCP Đông Á CN Quảng Nam NHTM. Trường hợpNHTMCP Đông Á CN Quảng Nam

2.2.1. Cơ chế, chính sách về huy động tiền gửi và cho vay tại các NHTM

Các quy định về huy động tiền gửi và cho vay trong giai đoạn vừa qua được đổi mới theo hướng mở rộng quyền tự chủ nhưng đồng thời cũng nâng

cao trách nhiệm của các NHTM khi họ quyết định huy động và cho vay.

a. Cơ chế, chính sách về huy động tiền gửi tại các NHTM

Quy chế huy động tiền gửi của TCTD đối với khách hàng hiện nay sẽ có hiệu vào ngày 05/07/2019 với thông tư số 48/2018/TT-NHNN và số 49/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018.

Tiền gửi thanh toán là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ.Đây là một trong những dịch vụ nhận tiền gửi lâu đời nhất mà ngân hàng cung cấp. Mục đích của người gửi tiền là để thanh toán, không vì mục tiêu lợi nhuận nên lãi suất đối với khoản tiền gửi này rất thấp,thay vào đó, chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp.

Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, đây là nguồn tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội gửi vào ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định đã được thoả thuận trước để hưởng lãi.

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là khoản tiền nhàn rỗi của dân cư gửi vào ngân hàng với mục tiêu bảo toàn vốn và sinh lời.Tiền gửi tiết kiệm gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế cho khách hàng cá nhân có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Khách hàng có thể gửi và rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng.Ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn tiền gửi tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn tiền gửi của ngân hàng, là nguồn vốn ngân hàng có thể chủ động sử dụng kinh doanh.Khách hàng không được sử dụng các dịch vụ thanh toán như tiền gửi giao dịch, nhưng có thể được cầm cố để vay vốn nếu

được ngân hàng cho phép.Lãi suất chi trả cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường cao nhất trong số các nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, đây là nguồn vốn mà các tổ chức tín dụng khác gửi ở ngân hàng nhằm mục đích như nhờ thanh toán hộ.Quy mô nguồn vốn này thường không lớn.

Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Quảng Nam như sau:

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu về kết quả hoạt động huy động vốn của DAB Quảng Nam trong giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Huy động vốn tính đến 31/12 702 931 1.039

Nguồn vốn huy động cuối kỳ theo kế

hoạch của Chi nhánh 700 900 1100

Thị phần huy động vốn của Chi nhánh

trên địa bàn (%) 15,4 15,6 14,9

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018 của DAB Quảng Nam

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động huy động vốn theo hình thức huy động của DAB Quảng Nam trong giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1. Tiền gửi thanh toán 60 130 108

2. Tiền gửi có kỳ hạn 41 78 83

3. Tiền gửi tiết kiệm 601 723 848

4. Tiền gửi của TCTD khác 0 0 0

Tháng 8/2015 DAB bị kiểm soát đặc biệt từ ngân hàng Nhà nước, nhưng DAB đã có nhiều nỗ lực duy trì ổn định nguồn vốn hoạtđộng , tích cực thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng tăng tỷ trọng huyđộng từ dân cư và doanh nghiệp, giảm huy động từ thị trường liên ngân hàng, từng bướcđiều chỉnh cân đối nguồn vốn sử dụng vốn, bao gồm cả cân đối dần về kỳ hạn trongtoàn hệ thống để nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn thanh khoản của ngânhàng.

b.Cơ chế, chính sách về cho vay tại các NHTM

Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng hiện nay được thực hiện theo thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặccam kết giao cho KH một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trongmột thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi.Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng

Cho vay từng lần: Áp dụng cho các trường hợp KH vay vốn bổ sungvốn lưu động không thường xuyên hoặc KH có vòng quay vốn kinh doanh dài

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Áp dụng trong các trường hợp kháchhàng có nhu cần bổ dung vốn lưu động thường xuyên, có mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có uy tín với NH. Khi hợp đồng tín dụng theo hạn mức có hiệu lực, KH cần rút vốn sẽ không cần phải ký thêm hợp đồng tín dụng mà chỉ cần lập giấy nhận nợ kèm bảng kê và bản sao chứng từ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay.

Cho vay theo dự án đầu từ: NH cho KH vay vốn để thực hiên các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

Cho vay hợp đồng (đồng tài trợ): Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của KH; trongđó, có

một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp với các tổ chức tín dụngkhác để thực hiện.

Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay và phải cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: NH cam kết đảm bảo sẵn sàng cho KH vay vốn trong phạm vi hạn mức TD nhất định. NH và KH thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức TD dự phòng, mức phí trả cho hạn mức TD dự phòng.

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NHchấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mứctín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng.

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NH thỏa thuận cho KH chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng trong phạm vi hạn mức tín dụng.

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động cho vay của DAB Quảng Nam giai đoạn từ 2016 - 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1 Tổng dư nợ cho vay cuối kỳ 1.723 2.282 3.195 2 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ (% trên tổng dư nợ) 53 63 75 3 Tỷ lệ nợ nhóm 2 (% trên tổng dư nợ) 11,5 8,7 6 4 Tỷ lệ nợ xấu (% trên tổng dư nợ) 0,8 0,61 0,76 5 Tỷ trọng dư nợ cho vay của Chi nhánh

cuối kỳ/ Tổng dư nợ cuối kỳ của các Chi nhánh NH trên toàn địa bàn

10,5 12,5 14,3

Qua bảng các chỉ tiêu về cho vay, ta thấy sau kiểm soát đặc biệt năm 2015 Ngân hàng TMCP Đông Á Quảng Nam đã dần lấy lại được vị thế của mình.Khi lệnh kiểm soát đặc biệt được tháo gỡ một phần thị phần cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Á Quảng Nam tăng lên qua từng năm.

2.2.2. Quản lý rủi ro hoạt động tại DAB chi nhánh Quảng Nam

Trên thực tế, rủi ro ngân hàng khá đa dạng, với 3 loại rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Trong đó, rủi ro hoạt động gồm có: rủi ro pháp lý, rủi ro tuân thủ, rủi ro hệ thống, rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro về tài sản, rủi ro về con người…

Tại Việt Nam, một trong những hệ thống quản trị rủi ro được một số ngân hàng áp dụng thành công và được các chuyên gia quốc tế khuyến nghị áp dụng rộng rãi là mô hình 3 tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn ngân hàng.

Ưu việt của mô hình 3 tuyến phòng thủ vào quản trị rủi ro toàn ngân hàng là tất cả thành viên trong hệ thống đều phải tham gia quá trình quản trị rủi ro. Do vậy, mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu.

Theo mô hình 3 tuyến phòng thủ, tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở... Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vận hành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị.

Tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín

dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục…; giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ…

Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên việc đánh giá 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan.

Mô hình phòng thủ trên, nói thì rất đơn giản, nhưng để vận hành thành công, đòi hỏi phải đầu tư rất lớn cả về tiền bạc lẫn thời gian.Điều quan trọng là, để thực hiện thành công, đòi hỏi phải có sự tuân thủ đầu tiên từ lãnh đạo ngân hàng, bởi không ít người ngại những “quy định rối rắm” trong quản trị rủi ro làm cản ngân hàng chớp những cơ hội kinh doanh tốt.

Triển khai quản lý rủi ro hoạt động, chi nhánh Quảng Nam chú trọng thực hiện công tác: đào tạo, quản lý con người; quản lý, giám sát hoạt động; bảo mật thông tin…

Đối với DAB CN Quảng Nam, quản lý rủi ro hoạt động (RRHĐ) là toàn bộ quá trình liên tục nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát và báo cáo RRHĐ nhằm giảm thiểu tổn thất phát sinh và duy trì khả năng phục vụ khách hàng liên tục.

RRHĐ có thể đưa đến các ảnh hưởng tài chính (xác định trên cơ sở ước lượng tổng giá trị tổn thất về tài chính) hoặc ảnh hưởng phi tài chính (xác định trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng về mặt danh tiếng, pháp lý, gián đoạn hoạt động kinh doanh và con người). Xác định được tầm quan trọng của công tác Quản lý RRHĐ, DAB CN Quảng Nam luôn chú trọng thực hiện:

Đào tạo và quản lý con người. Việc thừa hay thiếu hụt cán bộ hoặc cán bộ không đáp ứng yêu cầu về chất lượng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp cho ngân hàng. Do vậy, Giám đốc CN luôn công bằng, khách quan, bố trí sắp xếp cán bộ, phân công công việc phù hợp và chỉ

đạo các phòng: Thực hiện tốt công tác quản lý giám sát cán bộ theo từng cấp cán bộ; Chú trọng đào tạo nghiệp vụ để đảm bảo cán bộ thực hiện đúng quy định, quy trình nghiệp vụ; Có cơ chế khen thưởng động viên và chế tài phù hợp. Đặc biệt CN rất cẩn trọng xem xét các điều kiện về phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp khi bố trí nhân sự.

Quản lý, giám sát hoạt động. Thực tế nếu ngân hàng xử lý giao dịch chậm/sai sót có thể gây ra những hậu quả nặng nề và khiến khách hàng rời bỏ ngân hàng chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác. Do vậy CN đã rà soát các chốt kiểm soát phù hợp, đảm bảo giám sát chéo, ngăn chặn sai sót của cán bộ trong quá trình tác nghiệp. CN tổ chức thống kê, phân tích các lỗi phát sinh để có giải pháp khắc phục phòng ngừa; nâng cao trình độ quản lý, nâng cao tính tuân thủ của kiểm soát viên; thực hiện nguyên tắc kiểm soát chéo đối với các nghiệp vụ tại CN.

Bảo mật thông tin, dữ liệu ngân hàng.Rủi ro bảo mật thông tin khi xảy ra có thể khiến ngân hàng mất đi uy tín hay lợi thế cạnh tranh. Do vậy CN thường xuyên tuyên truyền, nâng cao văn hóa, ý thức tự giác chấp hành các quy định, quy tắc về an toàn thông tin và có quy định cụ thể giám sát việc chấp hành và tuân thủ các quy định này. Đặc biệt chú trọng truyền thông nâng cao nhận thức cán bộ về phát ngôn, bảo mật thông tin theo đúng quy định.

Thường xuyên cập nhật thông tin, sự kiệnRRHĐ nội bộ nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện của các biện pháp kiểm soát.Tổng kết, rút kinh nghiệm và triển khai các giải pháp khắc phục phòng ngừa RRHĐ tại CN.

2.2.3. Sử dụng công cụ chính sách tiền tệ trong quản lý hoạt động NHTM

Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động của các NHTM, NHNN đã không ngừng hoàn thiện việc điều hành CSTT dựa theo nguyên tắc thị trường. Điều hành CSTT được đổi mới từng bước trong việc

xác định mục tiêu CSTT, việc cung ứng tiền, điều tiết tiền tệ thông qua việc lựa chọn sử dụng đồng bộ các công cụ CSTT. NHNN đã dần loại bỏ các công cụ trực tiếp và chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiếp để nâng cao hiệu quả của CSTT, các công cụ CSTT đã được thiết lập và từng bước hoàn thiện theo thông lệ quốc tế.

Đến nay các công cụ CSTT đã được NHNN sử dụng trong điều hành CSTT gồm : nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp vốn và một số công cụ khác. Về cơ bản, CSTT đã đạt được mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền; kiểm soát lạm phát; góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống NHTM; nhờ đó mà các NHTM không ngừng đẩy mạnh huy động vốn, cung ứng vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

a. Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộclà tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các NHTM buộc phải giữ làm dự trữ theoyêu cầu của NHTW. Thông thường, các NHTM phải gửi số tiền này vào một tài khoản đặc biệt ở NHTW.Ngoài ra, cũng cần chú ý rằng NHTW thường quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn khác nhau.

Trong hoạt động tín dụng và thanh toán, các NHTM có khả năng biến những khoản tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng sinh ra bội số tín dụng, tức là khả năng tạo tiền. Để khống chế khả năng này, NHTW buộc các NHTM phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ quy định gửi vào NHTW không được hưởng lãi. Do đó cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các NHTM.

Khi lạm phát cao, NHTW nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ

giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phát giảm). Ngược lại nếu NHTW quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền, thì cung về tín dụng của các NHTM cũng tăng lên, khối lượng tín dụng (cung tiền tăng) và khối lượng thanh toán có xu hướng tăng dẫn tới lãi suất giảm, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về huy động tiền gửi và cho vay tại các ngân hàng Thương mại cổ phần. Trường hợp ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Quảng Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w