THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành (Trang 68 - 80)

Trong những năm gần dưới sự tác động của cơ chế thị trường số lượng những tranh chấp về thừa kế có phần tăng nhanh, đa số các tranh chấp về thừa kế đều có những tình tiết phức tạp, trong khi đó qui định của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ trên chưa thật sự đầy đủ và mang tính cụ thể nên quá trình áp dụng pháp luật về thừa kế để giải quyết các tranh chấp còn gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế có nhiều vụ việc tranh chấp về thừa kế đã được giải quyết nhưng giải quyết không triệt để và không giải quyết dứt điểm được những mâu thuẫn về lợi ích của nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện đó, ngoài ra khi giải quyết những vụ án tranh chấp về thừa kế thì quyết định của cơ quan có thẩm quyền lại gây hoang mang cho người dân bởi cùng một vụ việc nhưng mỗi một cấp xét xử lại đưa ra những phán quyết khác nhau, điều này không những gây phiền hà, tốn kém cho người dân cũng như khó khăn gặp phải trong giai đoạn thi hành án mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, sự nghi ngờ của người dân về năng lực xét xử cũng như sự công tâm của thẩm phán trong quá trình xét xử đối với những tranh chấp về thừa kế… Xem xét một số vụ án giải quyết tranh chấp về thừa kế sau sẽ rõ hơn về vấn đề này.

Cụ Trương Văn Chỉ và cụ Trần Thị Ba có 7 người con chung là bà Trương Thị Nga Hoàng (đã chết, có 8 con ở Mĩ), bà Trương Thị Ngọc Hương, bà Trương Thu Thủy, bà Trương Thu Hà, bà Trương Thị Kim Loan, ông Trương Minh Hải và bà Trương Thị Ngọc Huệ. Ngày 2-12-1993, bà Huệ đã khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế di sản của bố mẹ là cụ Chỉ và cụ Ba theo tờ di chúc cụ Ba lập vào ngày 07-01-1991. Trong quá trình chung sống

cụ Chỉ và cụ Ba đã tạo lập được nhiều tài sản như ruộng đất, lò gạch và một số đồ dùng sinh hoạt khác.

- Ngày 1-7-1976 hai cụ đã lập "Tờ cho đứt ruộng đất cho các con cháu" các con của hai cụ đã ký nhận phần đất ruộng, lò gạch được chia đến nay không có tranh chấp gì. Riêng căn nhà số 95 đường 30/4 các cụ chỉ tạm giao cho con trai trưởng là Ông Hải quản lý, sử dụng. Cụ Chỉ và cụ Ba vẫn quản lý sử dụng căn nhà nên năm 1983 sở xây dựng Đồng Nai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho vợ chồng cụ Ba. Năm 1986 cụ Chỉ mất không để lại di chúc, cụ Ba và bà Huệ quản lý sử dụng căn nhà.

- Ngày 9/5/1990 cụ Ba lập di chúc giao cho ông Hải quản lý căn nhà trên để thờ cúng và không được bán.

- Ngày 7/1/1991 cụ Ba lại lập di chúc cho bà Huệ được hưởng một nửa căn nhà và ½ đồ dùng sinh hoạt nhưng bà Huệ phải phụng dưỡng cụ Ba và thờ cúng tổ tiên. ½ căn nhà còn lại cụ Ba yêu cầu phân chia theo luật. Bản di chúc này đã được Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa xác nhận.

Sau khi cụ Ba chết, bà Huệ tiếp tục quản lý toàn bộ căn nhà. Năm 1993 ông Hải bỏ tiền tu sửa phía trước căn nhà nên phát sinh tranh chấp. Bà Huệ yêu cầu hưởng thừa kế theo di chúc cụ ba đã lập vào ngày 7/1/1991. Bị đơn là ông Hải và người có quyền và lợi ích liên quan là bà Thủy, bà Hương, bà Hà, bà Loan đều cho rằng tài sản của cha mẹ đã được phân chia xong từ ngày 1/7/1976 tại "Tờ cho đứt ruộng đất cho các con cháu" và theo nội dung của tờ phân chia trên thì căn nhà số 95 đường 30/4 cha mẹ đã cho đứt ông Hải nên bà Huệ không có quyền tranh chấp với ông Hải. Phía ông Hải cho rằng di chúc do bà Huệ xuất trình là di chúc giả mạo.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 5/DSST ngày 29/3/1994 Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quyết định công nhận di chúc lập ngày 7/1/1991 của cụ Trần Thị Ba là di chúc hợp pháp và được tôn trọng. Ngoài ra Tòa án cấp sơ

thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự. Sau khi xét xử sơ thẩm ông Hải kháng cáo cho rằng di chúc do bà Huệ xuất trình là di chúc giả nên không đồng ý với quyết định của Tòasơ thẩm.

Bản án dân sự phúc thẩm số 109/DSPT ngày 25/7/1994, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sửa án sơ thẩm, bác yêu cầu khởi kiện của bà Trương Thị Ngọc Huệ đòi chia một nửa căn nhà số 95 đường 30/4 phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòavà đồ dùngtrong nhà thuộc phần tài sản của cụ Ba vì các tờ di chúc mang tên cụ Ba do bà Huệ xuất trình là không hợp pháp. Lý do mà Tòa phúc thẩm đưa ra là Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa không có thẩm quyền xác nhận di chúc từ đó không công nhận di chúc của cụ Ba. Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Huệ khiếu nại không đồng ý với bản án phúc thẩm trên. Tại quyết định số 18/KNDS ngày 7/5/1997, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm trên với nhận định. Ngày 1/7/1976 cụ Chỉ và cụ Ba có lập "tờ cho đứt ruộng đất cho các con, cháu", tại văn tự trên hai cụ đã cho ôngHải căn nhà số 95 đường 30/4 nhưng ông Hải chưa làm thủ tục sang tên sở hữu hợp pháp căn nhà. Hơn nữa trên thực tế cụ Chỉ và cụ Ba vẫn tiếp tục quản lý sử dụng và kê khai nhà đất và được sở xây dựng Đồng Nai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về mặt pháp lý cũng như trên thực tế cụ Chỉ và cụ Ba vẫn là chủ sở hữu đối với căn nhà trên. Năm 1986 cụ Chỉ chết, không để lại di chúc các đồng thừa kế không tranh chấp về di sản của cụ nên Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm không chia thừa kế di sản của ông mà giao cho ông Hải quản lý là đúng. Đối với tranh chấp di sản của cụ Ba tại căn nhà số 95 đường 30/4, khi còn sống cụ đã 3 lần lập di chúc về căn nhà này.

+ Lần thứ nhất di chúc ngày 9/5/1950, cụ Ba chỉ giao cho cho ông Hải quản lý căn nhà đó để tất cả các con cháu đều được ở, được hưởng quyền lợi và được sử dụng đồ đặc hương hỏa như nhau. Như vậy cụ Ba không giao quyền sở hữu căn nhà cho ai.

+ Lần thứ hai, di chúc ngày 6/12/1990 cụ Ba lại viết di chúc cho bà Huệ, ông Hải mối người một nửa căn nhà.

+ Lần thứ ba, ngày 7/1/1991 cụ Ba đã lập di chúc để cho bà Huệ ½ căn nhà số 95 và toàn bộ đồ dùng trong nhà thuộc giá trị phần tài sản của bà trong khối tài sản chung của vợ chồng. Để chứng minh yêu cầu của bị đơn là ông Hải cho rằng bản di chúc mà bà Huệ xuất trình là di chúc giả, công an tỉnh Đồng Nai và Viện khoa học hình sự Bộ Nội Vụ đã khẳng định dấu vân tay trên bản di chúc trên là của cụ Ba. Do đó đã có cơ sở để xác định di chúc do cụ Ba lập vào ngày 7/1/1991 là di chúc hợp pháp. Bà Huệ có quyền được hưởng thừa kế toàn bộ di sản của cụ Ba gồm ½ căn nhà số 95 đường 30/4 và ½ số đồ dung sinh hoạt theo di chúc do cụ Ba lập ngày 7/11/1991 như Tòa án cấp sơ thẩm nhận định. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm nêu trên và giữ nguyên hiệu lực của bản án dân sự sơ thẩm số 05 ngày 19/4/1994 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định. Đối với phần di sản của cụ Chỉ tại tờ "cho đứt ruộng đất cho các con, cháu" cụ Chỉ đã thể hiện ý chí cho ông Hải và cho đến khi chết cụ Chỉ cũng không thay đổi ý chí nên phải tôn trọng ý chí của cụ Chỉ. Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xác định cụ Chỉ chết không để lại di chúc nên phần di sản đó được chia theo pháp luật cho vợ và các con là chưa đúng pháp luật. Vì vậy phải xác định ½ căn nhà số 95 đường 30/4 thuộc quyền sở hữu của ông Hải. Đối với phần tài sản của cụ Ba (1/2 căn nhà số 95) mặc dù trong tờ "cho đứt ruộng đất cho con, cháu" thể hiện phần tài sản của cụ Ba đã cho ông Hải phần tài sản của cụ nhưng hợp đồng tặng cho mới chỉ được Ủy ban nhân dân phường Thanh Bình chứng thực, ông Hải chưa làm thủ tục sang tên sở hữu căn nhà. Sau đó cụ Chỉ và cụ Ba vẫn quản lý, sử dụng và kê khai căn nhà trên với nhà nước, nên năm 1983 hai cụ được

cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Về mặt pháp lý cũng như trên thực tế, ông Hải chưa phải là chủ sở hữu tài sản của cụ Ba tại nhà 95 nên cụ Ba có quyền thay đổi ý chí của mình. Bản di chúc cuối cùng mà cụ Ba lập ngày 7-1-1991, cụ Ba đã để lại cho bà Huệ ½ căn nhà số 95 và toàn bộ tài sản trong nhà thuộc phần giá trị tài sản của cụ trong khối tài sản chung của vợ, chồng. Di chúc trên đã được Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa xác nhận. Kết luận của công an tỉnh Đồng Nai và Viện Khoa học hình sự Bộ Nội vụ đã khẳng định dấu vân tay trên bản di chúc là của cụ Ba. Do vậy, bản di chúc do cụ Ba lập trong bản di chúc ngày 7-1-1991 là di chúc hợp pháp. Tòa án cấp sơ thẩm công nhận di chúc và chia thừa kế theo di chúc ngày 7-1-1991 là có cơ sở. Tòa phúc thẩm cho rằng Ủy ban nhân dânthành phố Biên Hòakhông có thẩm quyền xác nhận di chúc, từ đó không công nhận di chúc của cụ Ba và xử bác yêu cầu hưởng thừa kế theo di chúc của bà Huệ là không đúng, Tòa tuyên hủy bản án dân sự sơ thẩm số 05/DSST ngày 29/3/1994 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai và án dân sự phúc thẩm số 109/DSPT ngày 25/7/1994 của tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về việc giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản giữa bà Huệ và ông áni cùng những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này. Hồ sơ vụ án được giao cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật.

Như vậy, trong vụ án tranh chấp về thừa kế trên chúng tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn tới việc hủy các án sơ thẩm và phúc thẩm là do Tòa đã thiếu sót trong việc xem xét đánh giá chứng cứ, cũng như việc xác định sai thẩm quyền chứng thực di chúc và thời gian xảy ra tranh chấp kéo dài trong thời gian khá dài cho nên phán quyết của Tòa án trong phiên Tòasơ thẩm và phúc thẩm đã có quyết định trái ngược nhau. Vụ án trên được giao lại cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại là đúng qui định của pháp luật.

Ngoài ra, để bảo vệ quyền và lợi ích của nguyên đơn và bị đơn trong một vụ án tranh chấp về thừa kế, quá trình thu thập chứng cứ, lấy lời khai, xác

minh lời khai của đương sự… kết hợp với việc hiểu đúng và áp dụng đúng tinh thần của điều luật là rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế, có những vụ án đã được xét xử nhưng vẫn có nhiều quan điểm khác nhau, cách hiểu khác nhau trong việc nhìn nhận và đánh giá trong cùng một vụ việc có thể gây ra nhiều tranh cãi. Đa số những vụ việc gây tranh cãi đều xuất phát từ nguyên nhân đó là qui định của pháp luật về những trường hợp đó lại chưa đầy đủ, hoặc chưa rõ ràng nhưng lại không có văn bản hướng dẫn áp dụng, dẫn tới phán quyết của Tòa án trong nhiều vụ việc còn gây tranh cãi điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ thừa kế đôi khi còn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong lĩnh vực thừa kế.

Bản án sơ thẩm số 62/DSST ngày 20/6/2001 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Khê và bản án phúc thẩm số 01/DSPT của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc tước quyền hưởng di sản của bà Võ Thị Xuân do đã có hành vi giả mạo di chúc, vi phạm điểm d khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Ông Nguyễn văn Khôi xây dựng gia đình với bà Bùi Thị Út năm 1935 và có hai người con là bà Xuân và bà Hương. Năm 1950 ông Khôi chung sống với bà Liễu và có ba người con là bà Thu, ông Nghĩa, ông Thanh. Sau khi bà Liễu chết, ông Khôi đón tất cả các con về nuôi. Năm 1969 ông Khôi, bà Út tháo dỡ xây dựng lại nhà, năm 1993 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng công nhận ngôi nhà ấy đứng tên sở hữu của hai ông bà. Tháng 9 năm 1999, bà Xuân yêu cấu Tòa án chia thừa kế theo di chúc của bà Út để lại ngày 22/5/1974, bản di chúc trên được đánh máy và có chữ ký của bà Út. Bản di chúc này được phường trưởng kiêm hộ tịch (chế độ cũ xác nhận và đóng dấu). Bị đơn và những người có quyền và lợi ích liên quan lại cho rằng bản di chúc do bà Xuân xuất trình là di chúc giả mạo và từ trước cho đến thời điểm xảy ra tranh chấp họ đều không thấy bà Xuân có nhắc đến bản di chúc này. Yêu cầu của bị đơn và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan là chia di sản thừa

kế theo pháp luật. Để xác minh bản di chúc mà bà Xuân xuất trình có đúng là di chúc của bà Út hay không, Tòa ánquận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng đã có công văn đề nghị Phòng khoa học hình sự Công an TP Đà Nẵng giám định bản di chúc trên là thật hay giả. Tổ chức giám định Công an Thành phố Đà Nẵng đã xác định chữ ký và con dấu của người xác nhận di chúc là giả. Bản án số 62/DSST của Tòa án nhân dân huyện Thanh Khê đã xử và quyết định đối với di sản tranh chấp là ngôi nhà ở 189 Trần Cao Vân-Đà Nẵng được chia theo qui định của pháp luật. Tước quyền thừa kế theo luật của bà Xuân ở ngôi nhà ở 189 Trần Cao Vân -Đà Nẵng vì hành vi làm giả chữ ký và con dấu của người xác nhận di chúc. Bà Xuân không đồng ý với quyết định trên nên đã kháng cáo. Tại bản án phúc thẩm số 01/DSPT ngày 5-10-2001 Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quyết định giữ y án sơ thẩm số 62 ngày 20-6-2000 của Tòa án quận Thanh Khê.

Liên quan đến việc tước quyền hưởng di sản của bà Xuân, có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Tác giả Liên Hương với bài viết đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 4 (tháng 2/2004), tác giả cho rằng cả án sơ thẩm và phúc thẩm đã nêu trên đều căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành (Trang 68 - 80)