Người vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hình thành từ quan hệ hôn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành (Trang 44 - 54)

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hình thành từ quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Xuất phát từ những quan hệ đó mà các thành viên trong gia đình có sự gắn bó với nhau về tình cảm và trách nhiệm với nhau, sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình tồn tại một cách tự nhiên như một nhu cầu tất yếu về mặt tình cảm và đạo đức. Tuy vậy sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ của pháp luật liên quan tới các thành viên trong gia đình là rất cần thiết, nó không chỉ là nghĩa vụ về đạo đức mà còn là nghĩa vụ pháp lý được pháp luật qui định cụ thể.

Kế thừa các qui định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng đã có các qui định tương tự về nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau giữa cha mẹ và con, ông bà và cháu, giữa các anh chị em ruột thịt, nghĩa vụ cấp dưỡng khi vợ và chồng ly hôn, nghĩa vụ nuôi dưỡng con khi cha mẹ ly hôn… Như vậy, nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình đã được đề cập từ rất lâu trong lịch sử, nó phản ánh tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau giữa con người với nhau trong xã hội đây cũng chính là đạo lý, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, với sự tác động của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng ít nhiều đến quan hệ của các thành viên trong gia đình, sự xuống cấp về đạo đức thể hiện qua lối sống ích kỷ, thực dụng không quan tâm đến nhau… đòi hỏi phải có những qui định cụ thể đề đề

cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với nhau để bảo đảm sự ổn định, bền vững của gia đình.

Điểm 11 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đưa ra khái niệm về cấp dưỡng như sau:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo qui định của luật này[26].

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định "Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha mẹ và con, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ với chồng theo qui định của luật này" [26]. Như vậy nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa những người được xác định tại điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, chính vì đặc điểm này mà quan hệ cấp dưỡng thường hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở đạo đức và tình cảm ruột thịt, người cấp dưỡng thường thực hiện một cách tự giác, tự nguyện.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có đưa ra hai khái niệm là cấp dưỡng và nuôi dưỡng, tiêu chí quan trọng để phân biệt khái niệm cấp dưỡng và nuôi dưỡng trong quan hệ hôn nhân và gia đình đó là trong quan hệ nuôi dưỡng, các bên cùng chung sống trong một gia đình, ngược lại trong quan hệ cấp dưỡng các bên không sống chung với nhau. Tuy vậy, giữa nuôi dưỡng và cấp dưỡng vẫn có mối quan hệ với nhau, nuôi dưỡng không chỉ bao hàm cả việc chi phí tiền bạc, tài sản mà còn chứa đựng cả hành vi chăm sóc nuôi nấng

trực tiếp, nuôi dưỡng là cơ sở của việc cấp dưỡng, nuôi dưỡng có thể thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau mà trốn tránh nghĩa vụ này thì việc đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng là rất cần thiết. Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định "Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo qui định của luật này" [26]. Như vậy từ sự trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng đã được pháp luật chuyển hóa thành việc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình như cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng với con chưa thành niên của mình, con đã thành niên sống cùng cha mẹ đã già yếu không có khả năng lao động nhưng không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với cha mẹ… Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh chính là do người có nghĩa vụ nuôi dưỡng đã không thực hiện nghĩa vụ của mình, họ đã bỏ bê không thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng người mà mình có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Theo qui định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, người thừa kế được xác định là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại thừa kế trong những trường hợp sau:

+Nghĩa vụ nuôidưỡng giữa con với cha mẹ:

Hiếu thảo là đạo lý truyền thống của con cái với cha mẹ, trong Nho giáo và Phật giáo chữ Hiếu được đề cao đó là tấm lòng của người con đối với cha mẹ, đó là điều căn bản nhất trong đạo lý làm người. Trong "Tam Cương" của Nho Giáo, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được xác định ở vị trí thứ hai "Quân thần-Phụ tử-Phu phụ". Mạnh Tử có nói: "Không trọn đạo với cha mẹ, không đáng làm người". "Mười bốn điều răn của Phật" viết: "Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu". Thiên chúa giáo cũng chú trọng giáo dục gia đình, đề cao lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Điều răn thứ bốn

trong "Mười điều răn"của Thiên chúa giáo cũng nêu rõ con cái phải thảo kính với cha mẹ. Ở góc độ pháp lý, những hành vi bất hiếu thì dù ở thời đại nào cũng bị xử lý bằng những chế tài nghiêm khắc. Trong xã hội phong kiến ở Việt Nam, nghĩa vụ chăm sóc, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ đã được qui định. Điều 506 Bộ luật Hồng Đức qui định: "Con cháu trái lời dạy bảo và không phụng dưỡng bề trên, mà bị ông bà, cha mẹ trình lên quan thì xử tội đồ làm khao đinh…", "Làm người con phải kính nuôi cha mẹ, không được hiềm vì nỗi nghèo khó mà để đến nỗi bội nghĩa cha mẹ… Trái lệnh thì phải chiếu theo pháp luật mà luận tội" và "Con không hiếu thảo mà nuôi cha mẹ sẽ bị tội tám mươi trượng, biếm ba tư và đồ làm khao đinh". Theo Bộ luật Hồng Đức bất hiếu là một tội danh thuộc "Thậpác"cần trừng trị nghiêm khắc, không được khoan giảm. Điều 307 Bộ luật Gia Long cũng qui định nghĩa vụ của con cháu là phải phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Như vậy, việc qui định chặt chẽ nghĩa vụ của con với cha mẹ, cháu với ông bà trong xã hội phong kiến ở ViệtNam đã tạo ra nề nếp, tôn ti trật tự, tinh thần tương trợ, tương thân, tương ái trong gia đình dưới xã hội phong kiến.

Kế thừa truyền thống đạo lý và pháp lý của dân tộc. Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định:

Con có bổn phận yêu quí, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ[26].

Như vậy, mặc dù luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 chưa qui định cụ thể về nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ, nhưng qui định này đã được bổ sung trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên nghĩa vụ nuôi dưỡng chỉ được đặt ra

đối với controng trường hợp cha mẹ không còn khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Không có khả năng lao động được hiểu là cha mẹ do những nguyên nhân như già yếu, ốm đau, bệnh tật nên không có đủ sức khỏe để làm việc có thu nhập nuôi sống bản thân. Còn không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa là cha mẹ hoàn toàn không có chút tài sản nào hoặc tuy có tài sản nhưng đó là những tài sản thiết yếu như đồ dùng tư trang, đồ thờ cúng… Nghĩa vụ cấp dưỡng cũng chỉ đặt ra với người con đã thành niên hiện đang sống chung với cha mẹ, trong quan hệ giữa người con với cha mẹ trong trường hợp này là nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc, chỉ khi người con này trốn tránh khôngthực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng mới đặt ra đối với họ như một chế tài bắt buộc dovi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, chỉ có thể tước quyền hưởng di sản của con trong trường hợp con đã bị kết án về hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản là cha hoặc mẹ. Hành vi nguy hiểm này thường được xác định như con đã không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ, đã để cho cha mẹ bị đói rách, không có nơi sinh sống… Tuy nhiên, nếu trường hợp người con cũng sống trong cánh nghèo đói, không đủ cơm ăn, áo mặc và cha hoặc mẹ cùng chung sống với các con, cháu và cùng chịu thiếu thốn như con, cháu thì không thể kết luận là người con đã vi phạm về nghĩa vụ nuôi dưỡng. Người con vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng phải là người có điều kiện nuôi dưỡng nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó theo qui định của pháp luật. Có quan điểm cho rằng một người khi còn sống đã lâm vào cảnh bần hàn, không có đủ cơm ăn, áo mặc, thì khi họ chết không có di sản để chia thừa kế do đó sẽ không cần đặt ra vấn đề chia di sản thừa kế cho những người thừa kế của họ. Quan điểm này chưa chính xác, bởi một người có thể lâm vào hoàn cảnh khó khăn cần được nuôi dưỡng vẫn có thể để lại di sản thừa kế như nhà ở, quyền sử dụng đất… cho con cái của họ cho nên chế tài tại điểm b khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 vẫn có thể được áp dụng trong trường hợp này.

+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con cái: Nếu nghĩa vụ của con là phải chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh thì cha mẹ chỉ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân mình. Cha mẹ luôn là người thừa kế theo luật đối với di sản do con để lại nhưng cha mẹ sẽ không được hưởng thừa kế theo luật đối với di sản của con nếu cha mẹ không thực hiện việc nuôi dưỡng con khi người con đó nằm trong tình trạng nói trên.

Tuy nhiên, theo qui định của pháp luật thì ngoài việc được hưởng di sản của con theo luật thì cha mẹ có thể trở thành người thừa kế theo di chúc của con trong ba trường hợp sau. Thứ nhất, con đã đủ tuổi thành niên và có năng lực hành vi dân sự; thứ hai, người con đó đã tròn 15 tuổi; thứ ba người con đó đã thành niên nhưng bị tàn tật. Cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con (người để lại di sản) trong hai trường hợp sau, vì vậy chỉ có thể tước quyền hưởng di sản của cha, mẹ trong hai trường hợp này nếu họ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con.

Trong trường hợp cha, mẹ ly hôn cũng làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng để tự lao động, tự kiếm sống và không có tài sản để tự nuôi mình. Khác với các loại nghĩa vụ cấp dưỡng khác, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha mẹ nên không phân biệt người trực tiếp nuôi dưỡng con có khả năng kinh tế hay không thì người không trực tiếp nuôi con vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con đủ 18 tuổi. Trường hợp cha mẹ người trực tiếp nuôi dưỡng với con mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, lúc này nghĩa vụ nuôi dưỡng chuyển hóa thành nghĩa vụ cấp dưỡng (khoản 2 Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình).

Cho nên nếu khi cha mẹ ly hôn với nhau mà các con đều đã thành niên và đều có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình thì không làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con.

Quan hệ nuôi dưỡng giữa bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng được qui định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng sống chung với mình, con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ kế cùng sống chung với mình. Như vậy con riêng và cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau thì được hưởng tài sản của nhau theo luật. Tuy nhiên thế nào chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con dựa trên cơ sở nào để đánh giá, việc chăm sóc nuôi dưỡng phải thực hiện từ hai phía hay chỉ từ một phía? Khi xảy ra tranh chấp quyền lợi giữa bố dượng, mẹ kế khó có cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền lợi vì xung quanh họ có rất nhiều người có quan hệ thân thuộc, gần gũi trong diện thừa kế. Tương tự như vậy, nếu con riêng chứng minh được con riêng và cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì con riêng cũng không thuộc diện thừa kế theo luật của những người khác trong họ hàng, thân thuộc của cha dượng, mẹ kế.

Quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi theo pháp luật: "Con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ" giữa người nuôi con nuôi và con nuôi có những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với các con theo qui định tại Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000".Giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo qui định của luật này kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi" Như vậy, quyền và nghĩa vụ quyền và lợi ích của con nuôi trên thực tế với quyền và lợi ích của người là cha nuôi, mẹ nuôi trong quan hệ thừa kế tài sản tương tự như quan hệ cha con, mẹ con. Vì vậy theo qui định của pháp luật khi con nuôi hoặc cha mẹ nuôi vi phạm nghĩa

vụ nuôi dưỡng với cha mẹ nuôi, con nuôi của họ thì họ sẽ không có quyền được hưởng thừa kế của cha, mẹ nuôi.

Truyền thống hiếu thảo, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của cha mẹ với con cái không những được pháp luật thực định qui định mà vấn đề này cũng được ghi nhận trong luật tục của người Êđê ở Tây Nguyên về quyền thừa kế của con, cháu cũng như hành vi của con, cháu không chăm sóc cha mẹ, ông bà. Nếu người con đẻ đã bỏ cha mẹ để cha mẹ sống cô đơn, không nơi nương tựa và không đoái hoài chăm sóc, khiến cha mẹ phải nhận con nuôi nhưng đã

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)