Giai đoạn tiến hành cổ phần hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa công ty Supe (Trang 37 - 45)

Sau gần nửa năm kể từ ngày Bộ Công nghiệp có quyết định cho Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao cổ phần hóa, công tác chuẩn bị mới đƣợc hoàn tất và bắt đầu bƣớc vào giai đoạn tiến hành cổ phần hóa. Cuối năm 2007, Tổng công ty ban hành quyết định 697/QĐ-HCVN chính thức tiến hành cổ phần hóa công ty. Dƣới sự chỉ đạo của Tổng công ty và đƣợc sự giúp đỡ của cơ quan lãnh đạo Tỉnh cùng với sự phối kết hợp của các công ty tƣ vấn và công ty chứng khoán, Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã từng bƣớc tiến hành cổ phần hóa công ty, áp dụng theo đúng những quy định của pháp luật về vấn đề cơ cấu vốn điều lệ, về phƣơng thức chào bán cổ phần, về xác định giá trị doanh nghiệp, về bố trí lại nguồn nhân lực trong quá trình cổ phần hóa. Cụ thể:

Thứ nhất, vốn điều lệ công ty và cơ cấu vốn điều lệ

Vốn điều lệ của doanh nghiệp là vốn do tất cả các cổ đông đóng góp vào doanh nghiệp. Thƣờng mỗi một doanh nghiệp sẽ có quy mô và cơ cấu vốn điều lệ khác nhau. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp muốn bán bớt vốn nhà nƣớc của doanh nghiệp theo giá trị tài sản thực tế của doanh nghiệp thì vốn điều lệ đƣợc xác định không thấp hơn giá trị thực tế phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp đó. Còn trong trƣờng hợp doanh nghiệp giữ nguyên vốn nhà nƣớc và phát hành thêm cổ phiếu thì vốn điều lệ đƣợc xác định bằng giá trị thực tế của phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp và giá trị cổ phần đƣợc phát hành thêm.

Công ty Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao trong quá trình cổ phần hóa, vốn điều lệ của công ty đƣợc xác định theo phƣơng thức bán bớt vốn của nhà nƣớc với tổng số vốn điều lệ là 432.400.000.000 đồng, đƣợc chia

ra thành 43.240.000 cổ phần, tƣơng đƣơng với 10.000 đồng/1cổ phần. Trong

đó cổ phần nhà nƣớc là 28.106.000 cổ phần, tƣơng đƣơng với 65% tổng số cổ phần của công ty. Còn lại 35% tổng số cổ phần đƣợc bán cho ngƣời lao động và các cổ đông khác. Trong đó, cổ phần bán ƣu đãi cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp chỉ có 5.241.200 cổ phần, tƣơng đƣơng với 12,12%. Số cổ phần bán ƣu đãi cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp còn ít hơn so với số cổ phần bán đấu giá công khai: 5.418.800 cổ phần tƣơng đƣơng với 12,53%. Số cổ phần còn lại công ty bán cho nhà đầu tƣ chiến lƣợc là 4.324.000 cổ phần tƣơng đƣơng với 10% và cổ phần ƣu đãi cho tổ chức Công đoàn là 150.000

tƣơng đƣơng với 0.35% tổng số cổ phần [32].

Nhƣ vậy, sau khi công ty cổ phần hóa thì số vốn của nhà nƣớc vẫn chiếm tỉ lệ vốn góp lớn và có quyền chi phối trong công ty. Nhà nƣớc là cổ đông lớn nhất có toàn quyền quyết định và điều hành công ty. Còn lại 15.134.000 cổ phần thuộc về vốn của các cổ đông khác. Trong đó có vốn góp của ngƣời lao động, của tổ chức Công đoàn của công ty, vốn góp của các cổ đông chiến lƣợc và vốn góp của các cổ đông phổ thông. Nhƣ vậy ở thời điểm hiện tại, công ty Supe từ một doanh nghiệp có 100% vốn góp của nhà nƣớc sau khi cổ phần đã trở thành công ty cổ phần có phần vốn góp nhà nƣớc chi phối, còn vốn góp của các cổ đông và nhân viên công ty chỉ chiếm phần nhỏ

trong vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Thứ hai, hoạt động định giá tài sản doanh nghiệp

Xác định giá trị doanh nghiệp từ trƣớc đến nay vốn là vấn đề rất phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn. Theo quy định tại Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ thì doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn nhà nƣớc theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc có vị trí địa lý thuận lợi phải thuê các tổ chức có chức năng định giá nhƣ: Các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá,

ngân hàng đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc có chức năng định giá (gọi tắt là tổ chức tƣ vấn định giá) thực hiện tƣ vấn xác định giá trị doanh nghiệp. Tổ chức tƣ vấn định giá có quyền lựa chọn các phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp thích hợp để định giá, và phải bảo đảm các nguyên tắc quy định của pháp luật và phải hoàn thành theo đúng thời hạn, đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến doanh nghiệp để tổ chức tƣ vấn định giá sử dụng trong quá trình định giá.

Tổ chức tƣ vấn địnhgiá có quyền lựa chọn một trong hai phƣơng pháp phổ biến để xác định giá trị doanh nghiệp nhƣ sau: Phƣơng pháp tài sản, phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu. Phƣơng pháp tài sản là phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp. Phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu là phƣơng pháp xác định giá trị của doanh nghiệp dựa trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Khả năng sinh lời của tổng công ty đƣợc xác định trên cơ sở lợi nhuận của tổng công ty nhà nƣớc theo quy định tại quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc [6].

Để tiến hành quá trình định giá tài sản của công ty, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam đã ban hành Công văn số 975/HCVN-TCKT ngày 23/10/2007

vềviệc chỉ định Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Đông Á xác định giá trị doanh nghiệp để Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm

Thao cổ phần hóa. Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Đông Á đã sử dụng phƣơng pháp định giá giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phƣơng pháp tài sản. Theo phƣơng pháp này, giá trị thực tế của công ty cổ phần hóa là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của công ty tại thời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà ngƣời mua, ngƣời bán cổ phần đều chấp nhận đƣợc. Giá trị thực tế vốn nhà nƣớc là giá trị thực tế

của công ty sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dƣ Quỹ khen thƣởng, Quỹ phúc lợi và số dƣ nguồn kinh phí sự nghiệp.

Căn cứ Quyết định số 653/QĐ-HCVN ngày 28/11/2008 của Tổng công ty Hóa chất Việt Namvề việc xác định giá trị Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để cổ phần hóa, giá trị Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tại thời điểm ngày 31/12/2007 để cổ phần hóa thì tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp là 1.428.171.511.290 đồng, theo đó giá trị thực tế của doanh nghiệp là 1.403.381.291.504 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nƣớc là 432.399.000.347 đồng[28].

Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty có xảy ra khá nhiều bất cập. Có thể nói chính những bất cập ở khâu định giá tài sản doanh nghiệp này làm chậm đi tiến trình cổ phần hóa của công ty. Sau gần 50 năm hoạt động, có những thiết bị sản xuất cũ kỹ, lạc hậu và đã hết khấu hao tài sản, nhƣng thực tế tài sản đó vẫn đƣợc đƣợc sử dụng, mặc dù công suất của nó rất kém. Nhƣng trong quá trình định giá tài sản của công ty, các tài sản đó vẫn đƣợc đƣa vào định giá tài sản khi công ty cổ phần hóa. Theo thông tƣ số 146 về hƣớng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ có quy định về

xác định giá trị thực tế tài sản:

Đối với tài sản là hiện vật thì chỉ đánh giá lại những tài sản mà công ty cổ phần tiếp tục sử dụng. Giá trị thực tế của tài sản bằng nguyên giá tính theo giá thị trƣờng tại thời điểm tổ chức định giá nhân với chất lƣợng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá. Trong đó giá thị trƣờng là: Giá tài sản mới cùng loại đang mua, bán trên thị trƣờng bao gồm cả chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có). Nếu là tài sản đặc thù không có trên thị trƣờng thì giá mua tài sản đƣợc tính theo giá mua mới của tài sản tƣơng đƣơng, cùng nƣớc sản xuất, có cùng

công suất hoặc tính năng tƣơng đƣơng. Trƣờng hợp không có tài sản tƣơng đƣơng thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ kế toán. Còn chất lƣợng của tài sản đƣợc xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chất lƣợng của tài sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tƣ xây dựng mới, phù hợp với các quy định của Nhà nƣớc về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành tài sản; đảm bảo chất lƣợng sản phẩm sản xuất; vệ sinh môi trƣờng theo hƣớng dẫn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chƣa có quy định của Nhà nƣớc thì chất lƣợng tài sản là máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải đƣợc đánh giá lại không thấp hơn 20% so với chất lƣợng của tài sản cùng loại mua sắm mới; của nhà xƣởng, vật kiến trúc không thấp hơn 30% so với chất lƣợng của tài sản cùng loại đầu tƣ xây dựng mới.

Tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhƣng công ty cổ phần tiếp tục sử dụng phải đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp theo

nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới [6].

Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật thì nếu nhƣ công ty Supe thanh

lý đi những thiết bị sản xuất cũ kỹ lạc hậu đã khấu hao hết thì tài sản đó mới không bị đƣa vào định giá, nhƣng nếu không tiếp tục đƣa vào sử dụng thì công ty sẽ không đủ vốn đề mua sắm lại toàn bộ trang thiết bị sản xuất cho công ty. Và tài sản đó tuy rằng đã khấu hao hết nhƣng vẫn phải tính là không thấp hơn 20% và 30% giá trị của tài sản tƣơng đƣơng theo giá thị trƣờng. Chính vì thế số tài sản chênh lệch theo đánh giá lại tài sản thực tế của doanh nghiệp lên tới hơn 150 tỉ so với trên sổ sách kế toán. Hơn thế nữa, nhiều tài sản của doanh nghiệp còn chƣa đƣợc đem ra định giá nhƣ các công trình phúc lợi nhƣ nhà trẻ mẫu giáo, tập thể nhà ở cho công nhân viên, trƣờng tiểu học cấp I và trƣờng tiểu học cấp II.... Tất cả những tài sản này đƣợc hình thành từ số tiền phúc lợi xã hội của công ty nhƣng trong quá trình định giá thì không đƣợc xác định là giá trị tài sản để cổ phần hóa.

Nói tóm lại, khúc mắc ở khâu định giá bởi những quy định của pháp luật khi áp dụng vào thực tế tại công ty làm chậm đi quá trình cổ phần hóa của công ty. Công ty đã mất 2 lần định giá lại tài sản và phải đẩy lùi quá trình định giá tài sản doanh nghiệp bởi những khúc mắc của pháp luật khi áp dụng vào thực tế.

Thứ ba, phương án thu xếp lao động của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, vấn đề thu xếp lao động là một vấn đề lớn đƣợc đặt ra. Theo quy định của pháp luật, ngƣời lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi nhƣ :

Ngƣời lao động có tên trong danh sách thƣờng xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đƣợc mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nƣớc với giá

bán bằng 60% giá đấu thành công bình quân của đợt bán đấu giá công khai. Ngƣời lao động đƣợc chia số dƣ bằng tiền của Quỹ khen thƣởng, Quỹ phúc lợi (bao gồm cả giá trị tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tƣ bằng nguồn Quỹ khen thƣởng, Quỹ phúc lợi) để mua cổ phần.

Ngƣời lao động đƣợc tiếp tục tham gia và hƣởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành nếu chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần.

Ngƣời lao động đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí và các quyền lợi theo chế độ hiện hành nếu đã có đủ điều kiện tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp.

Nếu Ngƣời lao động bị mất việc, thôi việc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì đƣợc thanh toán trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật [3].

Công ty Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao có quá nhiều ngƣời lao động, công nhân viên không đƣợc tận dụng hết sức lao động, nên cần phải bố trí lại cơ cấu lao động trong công ty cho hợp lý. Đối với lao động vẫn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, sẽ đƣợc hƣởng

mọi chính sách ƣu đãi về mua cổ phần theo thâm niên công tác và giá cổ phần ƣu đãi theo quy định của pháp luật. Thâm niên công tác đƣợc tính theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu nhƣ năm cuối là tháng lẻ thì dƣới 1 tháng không đƣợc tính, từ 1 - dƣới 6 tháng đƣợc tính là nửa năm và từ 6 tháng trở lên đƣợc tính tròn là 1 năm công tác. Bên cạnh đó ngƣời lao động đƣợc tiếp tục hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ hƣu trí theo quy định của pháp luật hiện hành khi làm việc trong công ty.

Trong quá trình cổ phần hóa, số lao động dôi dƣ của công ty chủ yếu là những cán bộ công nhân viên già cả, năng lực trình độ kém và sức khỏe yếu. Nhƣng vấn đề đặt ra là giải quyết bố trí số lao động đó nhƣ thế nào cho vừa nhanh chóng lại không ảnh hƣởng đến quyền lợi của họ. Theo quy định của pháp luật thì số lao động này công ty có thể cho nghỉ việc và đƣợc hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc, nhƣng để ổn định tâm lý và hỗ trợ một phần tài chính cho số lao động dôi dƣ mất việc làm này, công ty đã tiến hành trích quỹ phúc lợi để hỗ trợ tài chính cho những cán bộ công nhân viên về hƣu trƣớc. Chính vì áp dụng chính sách đó, số lao động dôi dƣ của công ty nhanh chóng đƣợc giải quyết và làm thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa công ty.

Thứ tư, bố trí lại cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của công ty

Cơ quan quản lý và nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng. Có thể gọi đây là xƣơng sống và cốt lõi để tạo nên sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. Nhƣng thực tế, hầu hết các doanh nghiệp nhà nƣớc đều mắc phải vấn đề cơ chế quản lý yếu kém và ỳ ạch, bởi tƣ tƣởng bao cấp, bù lỗ của nhà nƣớc. Chính vì vậy cơ chế quản lý còn quan liêu, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chƣa phát huy hết khả năng của mình.

Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nƣớc sang cổ phần hóa là giải quyết tình trạng yếu kém về cơ quan quản lý, mang lại sự năng động và hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp.

Công ty Supe là doanh nghiệp nhà nƣớc cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Cổ phần hóa công ty đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức trong công ty. Cơ cấu tổ chức đƣợc phân bố lại theo đúng cơ cấu tổ chức của loại hình công ty cổ phần và có sự tham gia quản lý của các cá nhân, tổ chức không phải là cán bộ nhà nƣớc, mà chính là các cổ đông đóng góp nguồn vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa công ty Supe (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)