Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP đẩy MẠNH TIÊU THỤ tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN vật tư NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN (Trang 25 - 26)

Trong những năm gần đây, mỗi năm đòi hỏi sự thích ứng về sản phẩm ngày càng tăng. Để hoà nhập với cơ chế thị trường sôi động và sự cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng gay gắt thì Công ty đã hình thành mạng lưới tiêu thụ rộng khắp với nhiều xí nghiệp ở các huyện trong tỉnh.

Bảng 2.1.2 : Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

(2008 - 2010)

ĐVT: Tấn

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

Sản Lượng (Tấn) cấu (%) Sản Lượng (Tấn) cấu (%) Sản Lượng (Tấn) cấu (%) +/_ (Tấn) % +/_ (Tấn) % ∑ SL tiêu thụ 246300 100 216792 100 138000 100 -29508 88,01 -78792 63,36 TT trong tỉnh 207261 84,15 179937 83,00 112539 81,55 -27324 86,81 -67400 62,54 TT ngoài tỉnh 39039 15,85 38855 17,00 25461 18,45 -184 99,52 -13394 65,52

(Nguồn: Phòng kinh doanh Tổng Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp NA)

Ta thấy tổng sản lượng tiêu thụ toàn Công ty có xu hướng giảm, nhất là

năm 2010 so với 2009. Năm 2008 tổng sản phẩm tiêu thụ của Công ty đạt 246300 tấn sản phẩm đây là con số kỹ lục từ trước đến nay. Sang năm 2009 chỉ cũn 216792 tấn sản phẩm như vậy đó giảm 29508 tấn sản phẩm. Chỉ đạt 88,01% so với năm trước. Năm 2010 giảm tới 78792 tấn sản phẩm và so với 2009 chỉ đạt 63,36%.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy 3 năm qua mặc dù sản lượng tiêu thụ hàng hóa trong tỉnh có giảm nhẹ. Nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao so với

khu vực ngoài tỉnh. Cụ thể là: Năm 2008 sản lượng tiêu thụ trong tỉnh là 246300 tấn chiếm tỷ trọng 84,15% trong tổng sản lượng tiêu thụ toàn Công ty. Sang năm 2009 tổng sản lượng tiêu thụ trong tỉnh đạt 179937 tấn mặc dù giảm so với năm trước là 27324 tấn (13,19%) song vẫn chiếm 83% tổng sản lượng toàn Công ty. Năm 2010 sản lượng trong tỉnh đạt 112539 tấn tương đương 81,55% tổng sản lượng tiêu thụ, giảm so với năm trước là 67400 tấn. Thị trường ngoài tỉnh trong giai đoạn này lại đang có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng tiêu thụ vẫn tăng nhẹ trong cơ cấu tổng sản lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm. Nguyên nhân là do tổng sản lượng hàng tiêu thụ của Công ty giảm qua các năm. Cụ thê, Năm 2008 sản lượng hàng Công ty tiêu thụ trên thị trường này là 39.039 tấn chiếm 15,85% tổng sản lượng tiêu thụ toàn Công ty. Sang năm 2009 là 38855 tấn mặc dù giảm so với năm trước nhưng trong tổng sản lương trong năm của toàn Công ty tăng từ 15.85% lên 17,00%. Năm 2010 sản lượng tiêu thụ ngoại tỉnh chiếm 18,45% tức là 25.461 tấn, giảm so với 2009 là 13.394 tấn. Nguyên nhân làm sản lượng hàng tiêu thụ ở thị trường ngoại tỉnh tuy cú giảm nhưng vẫn giảm nhẹ ngoài nguyên nhõn trờn cũn do Cụng ty đang tỡm kiếm và mở rộng thờm một số thị trường có tiềm năng như Bình Định, Hà Tĩnh. Sản phẩm giống của Công ty có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường.

Như vậy mở rộng thị trường không phải là một sớm một chiều mà thành công được. Công ty cần xây dựng các chiến lược kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn. Nghiên cứu kỹ thị trường đưa ra quyết định kinh doanh kịp thời, hiệu quả. Nhưng trước hết Công ty cần đưa ra các giải pháp kinh doanh nhằm giữ vững thị phần thị trường khu vực trong tỉnh. Nghệ An đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khi Việt Nam gia nhập WTO đây sẽ là thách thức lớn cho Công ty khi môi trường cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn khi các đối thủ bên ngoài tham gia vào thị trường này.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP đẩy MẠNH TIÊU THỤ tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN vật tư NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN (Trang 25 - 26)